Home Blog Page 3

Ngữ pháp Bài 35 Minna no Nihongo

Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 35 bạn đọc sẽ được tìm hiểu thể điều kiện (~ば), A ば B, N なら、~, từ để hỏi + thể điều kiện + いいですか`,… Hãy cùng chúng tôi học ngữ pháp ngay bây giờ nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 35

1. Thể điều kiện(~ば)

Động từ

Động từ nhóm 1: Chuyển âm cuối phần thể ます sang âm tương ứng ở hàng え rồi thêm ば.

  • きき ます → きけ ば
  • ふり ます → ふれ ば
  • よび ます → よべ ば
  • だし ます → だせ ば
  • のみ ます → のめ ば
  • まち ます → まて ば
  • いそぎ ます → いそげ ば
  • おもい ます → おもえ ば

Động từ nhóm 2: Thêm れば vào cuối phần thể ます là hoàn thành

  • み ます →  みれ  ば
  • でき ます → できれ ば
  • でかけ ます → でかけれ ば

Động từ nhóm 3:

  • します → すれ ば
  • きます → くれ  ば
  • もってきます → もってくれ ば
  • 洗濯せんたくします  → 洗濯せんたくすれ ば

Danh từ:

Thêm なら vào phía sau N.

Ví dụ:

  • むりょう → むりょう なら
  • あめ → あめ なら

Động từ dạng Vたい、Vない thì biến đổi như tính từ đuôi い.

Ví dụ:

  • ない → な ければ
  • つかない → つかな ければ
  • ききたい → ききた ければ
  • たべた い → たべた ければ

Tính từ

Đuôi な: Chỉ cần đổi đuôi な của tính từ đuôi な thành なら

  • まじめ な → まじめ なら
  • きれい な → きれい なら

Đuôi い: Chỉ cần đổi đuôi い của tính từ đuôi い thành ければ

  • ただし い → ただし ければ
  • たか い → たか ければ

2. A ば B

Dùng để biểu đạt ý kiến của người nói trước một tình huống nào đó hay trước điều mà người khác nói (chủ thể của mệnh đề A và B phải khác nhau).

Ví dụ:

他ほかに 意見いけんが なければ、これで 終おわりましょう。

Nếu không có ý kiến gì khác nữa thì chúng ta kết thúc ở đây nào.

Dùng để biểu đạt điều kiện cần thiết để một sự việc nào đó xảy ra (A là điều kiện của B).

Ví dụ:

いい天気てんきなら、向むこうに 島しまが 見みえます。

Nếu thời tiết tốt thì có thể nhìn thấy đảo ở phía đằng kia.

Chú ý: Mệnh đề chính sau ば (B) không được thể hiện ý chí của người nói, ngoại trừ hai trường hợp sau đây:

  • Mệnh đề trước ば (A) là mệnh đề để chỉ trạng thái.
  • Chủ thể của mệnh đề chính (B) và mệnh đề phụ (A) phải khác nhau.

Ví dụ:

部屋へやが 暑あつければ、窓まどを 開あけて下さい。

Nếu phòng nóng thì hãy mở cửa sổ ra.

部屋へやが 暑あつかったら、窓まどを 開あけてください。

Nếu phòng nóng thì hãy mở cửa sổ ra.

3. Phân biệt ~と、~たら、~ば

  • Giống với 「~たら、~」và「~と、~」, giữa 2 mệnh đề của 「~ば、~」vẫn có mối quan hệ trước sau về mặt thời gian. Sự việc ở mệnh đề phụ (A) phải xảy ra trước rồi thì sự việc ở mệnh đề chính (B) mới xảy ra
  • ~たら thường dùng trong văn nói, không dùng trong văn viết. Đối với~と và ~ば dùng cho cả văn nói lẫn văn viết.
  • Mệnh đề chính trong「~たら、~」thể hiện ý chí của người nói.
  • Mệnh đề chính trong「~と、~」nhất định không được thể hiện ý chí của người nói.
  • Mệnh đề chính trong「~ば、~」thể hiện ý chí của người nói trong điều kiện nhất định nào đó.

Ví dụ:

ハイさんに 会あえば この 本ほんを 渡わたして下ください。(X) (Do chủ thể của hai mệnh đề là một)

ハイさんに 会あうと、この 本ほんを 渡わたして下ください。(X) (Do mệnh đề sau ~と không thể hiện ý chí)

ハイさんに 会あったら、この 本ほんを 渡わたして下ください。(O)

Nếu gặp anh Hải thì hãy đưa cho anh ấy quyển sách này.

  • 「~たら、~」và 「~ば、~」 sử dụng được với cả điều kiện giả định và điều kiện thông thường. Đối với「~と、~」 chỉ dùng được với điều kiện bình thường.

Ví dụ:

100万円が あったら、家いえを 建たてる。(Đúng)

100万円まんえんが あれば、家いえを 建たてる。(Đúng)

100万円が あると、家いえを 建たてる。(Sai)

4. Từ để hỏi + Thể điều kiện + いいですか`

Cấu trúc này được dùng khi người nói muốn xin lời khuyên hoặc chỉ thị của người nghe một cách tốt nhất về một việc nào đó.

Ví dụ:

頭あたまが 痛いたいんですが、どの 薬くすりを 飲のめばいいですか。

Tôi bị đau đầu thì nên uống thuốc gì đây?

5. N なら、~

Mẫu câu này được sử dụng khi người nói tiếp nhận một chủ đề nào đó được đưa ra bởi một người khác và đưa ra một số thông tin liên quan về chủ đề đó.

N なら、~ được sử dụng trong hoàn cảnh khi muốn đưa ra lời khuyên dành cho người khác liên quan đến chủ đề họ đưa ra.

Ví dụ:

A:温泉おんせんに 行いきたいんですが、どこか いい 所ところ ありませんか。

Tôi muốn đi suối nước nóng, có nơi nào hay không?

B:温泉おんせんなら、白馬はくばが いいですよ。

Suối nước nóng thì Hakuba được đó.

6. (Tính từ đuôi い / な thể điều kiện) + (động từ nguyên dạng, tính từ đuôi い, tính từ đuôi な) + ほど

Cùng một V/Adj được sử dụng 2 lần: trước ば/なら và ほど trong cùng một câu để biểu thị mức độ được diễn tả ở mệnh đề sau của câu tăng lên hay giảm xuống theo sự thay đổi của mức độ được diễn tả ở mệnh đề trước của câu.

Ví dụ:

ビートルズの 音楽おんがくは 聞きけば 聞きくほど 好すきに なります。

Nhạc của Beatles càng nghe càng thấy thích.

Trên đây là ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 35 mà chúng tôi đã tổng hợp đến với độc giả. Hi vọng với những kiến thức hữu ích này phần nào giúp bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 35 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 34 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 34 với nhiều kiến thức hữu ích. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay bây giờ nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 34

1. N の / V + とおりに, V

N の + とおりに, V

Dùng để biểu thị động tác nào đó được thực hiện theo đúng với nội dung đã được biểu thị trong danh từ.

Ví dụ:

  • せんのとおりに、きってください: Hãy theo đường này
  • せつめいしょのとおりに、くみたてました: Tôi lắp theo như quyển hướng dẫn

V nguyên dạng / động từ thể た (1) + とおりに, V (2)

Làm (động từ 2) một việc gì đó theo đúng như đã nghe, nhìn, học,… (động từ 1).

Chú ý: Động từ 1 ở dạng nguyên thể. Nếu động tác mà nó biểu thị sẽ được thực hiện trong hiện tại, nếu trong quá khứ thì phải dùng thể.

Ví dụ:

わたしがやるとおりに、やってください: Hãy làm đúng với những gì tôi làm

わたしがいうとおりに、かいてください: Hãy viết theo những gì tôi nói

みたとおりに、かいてください: Hãy viết ra những gì anh/chị đã thấy

2. N の / V thể た + , V2

Ý nghĩa: Sau khi

Cách dùng: Diễn tả sự việc được biểu thị ở động từ 2 sau khi sự việc được biểu thị ở động từ 1 hay danh từ 1 đã hoàn thành/kết thúc.

Chú ý: So với mẫu câu [てから] thì mẫu câu này thể hiện trình tự thời gian rõ ràng hơn

Ví dụ:

  • あたらしいのをかったあとで、なくしたとけいがみつかりました: Sau khi mua đồng hồ mới thì tôi tìm thấy đồng hồ bị mất
  • しごとのあとで、のみにいきませんか: Sau khi xong việc, anh/chị có thể đi uống với tôi không?

3. V thể て / V thể(ない)ないで + V2

Cấu trúc diễn tả động tác hay trạng thái đi kèm với động từ 2

Ví dụ:

  • しょうゆを つけて たべます: Chúng ta chấm xì dầu rồi ăn
  • しょうゆを つけないで たべます: Chúng ta ăn mà không chấm xì dầu đâu

4. V thể(ない)ないで , V2

Nếu trong trường hợp có hai việc không thể thực hiện đồng thời cùng nhau, mà ai đó phải lựa chọn làm việc biểu thị ở động từ 2 mà không làm động từ 1.

Ví dụ:

にちようびはどこもいかないで、うちでゆっくりやすみます

Chủ Nhật tôi không đi đâu cả mà chỉ ở nhà nghỉ ngơi

Trên đây là ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 34 mà chúng tôi đã tổng hợp đến với bạn đọc. Hi vọng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 34 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 33 Minna no Nihongo

Trong ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 33, bạn đọc sẽ được tìm hiểu về thể mệnh lệnh, thể cấm đoán, cách chia từ thế từ điển sang thể mệnh lệnh,… Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 33

1. Thể mệnh lệnh và thể cấm chỉ

Cách tạo thể mệnh lệnh

  • Nhóm 1: Đổi âm cuối của thể ます sang âm cùng hàng thuộc dãy え

かきます ー> かけ

およぎます ー> およげ

のみます ー> のめ

  • Nhóm 2: Thêm ろ vào sau thể ます

さげます ー> さげろ

でます ー> でろ

  • Nhóm 3:

きます ー> こい

します ー> しよう

Chú ý: Đối với những động từ không biểu thị chủ ý như わかる, できる, ある,… thì không có thể mệnh lệnh.

Cách tạo thể cấm chỉ

Chỉ cần chuyển về thể từ điển rồi thêm な vào cả 3 nhóm động từ

  • する ー> するな
  • くる ー> くるな
  • のむ ー> のむな
  • さげる ー> さげるな
  • でる ー> でるな
  • かく ー> かくな
  • およぐ ー> およぐな
  • おりる ー> おりるな

2. Cách dùng thể mệnh lệnh và thể cấm chỉ

Thể mệnh lệnh và cấm chỉ sử dụng trong trường hợp ra lệnh, cấm đoán ai đó làm một việc gì đó. Mẫu câu mang sắc thái cứng rắn nên chỉ sử dụng khi người có địa vị cao hơn với người có địa vị thấp hơn. Cụ thể được sử dụng trong các trường hợp sau:

Người địa vị cao hơn nói với người có địa vị thấp hơn hay thành viên lớn tuổi hơn nói với thành viên nhỏ tuổi hơn.

Ví dụ:

  • べんきょうしろ: Học bài đi
  • テレビをみるな: Không được xem tivi

Dùng khi cổ vũ (phụ nữ có thể sử dụng).

Ví dụ:

  • がんばれ: Cố lên
  • はしれ: Chạy đi

Được dùng giữa những người bạn trai với nhau.

Ví dụ:

  • こんばんうちへこいよ: Tối nay đến nhà tớ nhé
  • ビールをのむなよ。: Không uống bia nữa

Được dùng trong trường hợp khẩn cấp, lời nói phải ngắn gọn và có hiệu quả như như tại nhà máy, cơ quan.

Ví dụ:

  • ものをおとすな: Không được làm rơi đồ
  • スイッチをきれ: Tắt nguồn điện đi

Dùng trong việc đưa ra hiệu lệnh hướng dẫn giao thông.

Ví dụ:

  • とまれ : Dừng lại
  • はいるな: Không được vào

3. ~とよみますか và ~とかきますか

Ý nghĩa: ~ đọc như thế nào/viết như thế nào

Ví dụ :

  • あのかんじはなんとよむんですか?Chữ Kanji kia đọc là gì nhỉ?
  • あそこに「とまれ」とかいています: Ở chỗ kia có viết là Tomare

4. N 1 は N 2 と いういみ です

Ý nghĩa: Danh từ 1 có nghĩa là danh từ 2

Ví dụ:

このマークはどういういみですか? Kí hiệu này có nghĩa là gì ?

せんたくであらえるといういみです: Kí hiệu này có nghĩa là có thể giặt bằng máy

5. (câu) / thể thông thường + と + つたえて いただけませんか

Mẫu câu được dùng khi muốn nhờ vả truyền đạt lại lời nhắn cho ai đó một cách lịch sự

Ví dụ:

すみませんが、わたなべさんに あしたのパーティー6じからだと つたえていただけませんか?

Xin lỗi anh/chị, anh chị có thể nhắn với chị Watanabe rằng buổi tiệc ngày mai bắt đầu từ 6 giờ có được không ạ?

6. (câu) / thể thông thường + と + いっていました

Khi muốn trích dẫn lời của người thứ 3 thì sử dụng [いいました], muốn truyền đạt lời nhắn của người thứ ba thì dùng [いっていました]

Ví dụ:

たなかさんは「あしたやすみます」といっていました

-> たなかさんは あしたやすむ といっていました

Anh Tanaka nói ngày mai sẽ nghỉ.

Trên đây là ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 33 mà chúng tôi đã tổng hợp đến với bạn đọc. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 33 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 32 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 32 sẽ được học về cách diễn đạt lời khuyên, cách diễn đạt sự suy đoán, phỏng đoán và ~で . Hãy cùng nhau tìm hiểu để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 32

1. V た/ V ない+ ほうが いいです

Ý nghĩa: Nên làm gì/ không nên làm gì đó.

Cách dùng: Khuyên ai đó làm gì và không nên làm gì thì tốt cho họ.

Ví dụ:

  • 毎日 運動した ほうが いいです。Mỗi ngày nên vận động.
  • 熱が あるんです。Tôi bị sốt.
  • …じゃ、お風呂に 入らないほうが いいですよ。Vậy thì, (bạn) không nên tắm.

Chú ý: Trợ từ よ được thêm vào cuối câu. Tùy thuộc vào từng tình huống, có tình huống nghe có vẻ như bạn đang áp đặt ý kiến của bạn cho người nghe. Do đó, cần xem xét văn cảnh trước khi sử dụng nhé.

2. V る/ A い/ A な/ N +でしょう

Ý nghĩa: Có lẽ là…

Cách dùng: Biểu thị suy luận của người nói căn cứ vào thông tin nào đó. Mẫu câu được sử dụng chung với phó từ như たぶん (có lẽ) hay きっと(nhất định). Khi sử dụng câu hỏi, người nói muốn biết rõ suy luận của người đang nghe.

Ví dụ:

  • 明日は 雨が 降るでしょう。Có lẽ ngày mai trời sẽ mưa.
  • 大雨ですから、タワポンさんは 来ないでしょう。Trời mưa to nên có lẽ anh Tawapon sẽ không tới

3. Vる/ A い/ A な/ N+かもしれません

Ý nghĩa: Có lẽ là… cũng không biết chừng.

Cách dùng: Được dùng để biểu thị sự phỏng đoán của người nói nhưng xác suât xảy ra thấp. Nếu でしょう biểu đạt cho sự việc có thể xảy ra ở mức 70 – 80% thì mẫu câu này áp dụng cho những hành động có khả năng xảy ra thấp, khoảng 50%.

Ví dụ:

  • 山田さんは まだ 来ていませんね。病 気 かもしれません。Anh Yamada vẫn chưa đến nhỉ. Có lẽ là ốm cũng nên
  • 約束の時間に 間に合わない かもしれません。Có lẽ chúng ta sẽ không kịp giờ hẹn cũng không biết chừng.

4. ~で

Cách dùng: で thêm sau số từ để chỉ giới hạn thời gian, giới hạn giá, số lượng… cần thiết cho một hành động, tình huống hay sự kiện được tiến hành.

Ví dụ:

  • 3万円で ビデオが 買えますか。
  • 3 vạn yên có thể mua đầu video không?

Trên đây là ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 32 mà chúng tôi đã tổng hợp đến với bạn đọc. Hi vọng kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật. Chúc bạn thành công!

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 32 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 31 Minna no Nihongo

Trong bài ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 31 bạn đọc sẽ được tìm hiểu về động từ thể ý chí (dạng động từ diễn đạt ý muốn, dự định). Cùng nhau học ngữ pháp để luyện thi tiếng Nhật nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 31

1. Cách chia động từ thể ý chí (chia từ động từ dạng từ điển)

Động từ nhóm I: chuyển đuôi 「u」sang ō

Thể từ điển Thể ý chí
行く(いく) 行こう
急ぐ(いそぐ) 急ごう
飲む(のむ) 飲もう
呼ぶ(よぶ) 呼ぼう
終わる(おわる) 終わろう
待つ(まつ) 待とう
会う(あう) 会おう
話す(はなす) 話そう

Động từ nhóm II: bỏ る thêm よう

Thể từ điển Thể mệnh lệnh
食べる(たべる) 食べよう
始める(はじめる) 始めよう
出かける(でかける) 出かけよう
見る(みる) 見よう

Động từ nhóm III:

Thể từ điển Thể ý chí
する しよう
来る(くる) 来よう(こよう)

Xét về bản chất thì thể ý chí là cách nói thông thường (cách nói thân thiết, suồng sã) của động từ dạng 「~ましょう」nên có thể được dùng thay cho「~ましょう」khi rủ rê ai đó cùng làm một việc gì đó hay đề nghị giúp ai đó làm gì.

Ví dụ:

ちょっと 休まない? Nghỉ một lát được không?

…うん、休もう。 Ừ, nghỉ đi!

2. V thể ý chí と思っています

Ý nghĩa: Ai đó định làm gì/dự định sẽ làm gì

Cách dùng: Được dùng để biểu lộ dự định, mong muốn làm chuyện gì đó cho người nghe biết được

Ví dụ:

今から 銀行へ 行こう と思っています。

Tôi dự định đi đến ngân hàng bây giờ.

Chú ý: 「~とおもっています」 còn được dùng để chỉ dự định của người thứ ba.

Ví dụ:

彼は 外国で 働 こうと 思っています。

Anh ấy có ý định làm việc tại nước ngoài.

3. V る/ V ない +つもりです

Ý nghĩa: Dự định làm, dự định không làm một việc gì đó (việc tiêu cực, gây ảnh hưởng)

Ví dụ:

  • 来年 結婚する つもりです。Tôi dự định kết hôn vào năm tới.
  • 明日からは たばこを 吸わない つもりです。Tôi định từ ngày mai sẽ không hút thuốc nữa.

Chú ý: So với mẫu câu động từ thể ý chí とおもっています, động từ thông thường つもりです mang nghĩa quyết đoán hơn khi để chỉ một ý hướng rõ rệt, một quyết định chắc chắn hay một dự định lớn trong đời sống.

4. V る/ N+の +よていです

Ý nghĩa: Dự định làm gì, có kế hoạch làm gì đó

Cách dùng: Được dùng để diễn tả một dự định, kế hoạch nào đó nhưng chỉ dùng với những sự kiện đã được định sẵn mà không lệ thuộc vào ý chí của bản thân người nói.

Ví dụ:

旅行は 1週 間ぐらいの 予定です。

Chuyến du lịch được dự định kéo dài 1 tuần.

5. まだ V ていません

Ý nghĩa: Chưa làm gì đó

Cách dùng: Dùng để biểu thị một việc gì đó chưa diễn ra hoặc chưa làm

Ví dụ:

A: レポートは もう 書きましたか。Anh đã viết xong bản báo cáo chưa?

B: …いいえ、まだ 書いていません。…Chưa, tôi chưa viết xong

6. ~は

Ý nghĩa: Nhấn mạnh một việc, một điều gì đó

Cách dùng: Mẫu câu này thay cho trợ từ を

Ví dụ:

もう 昼ご飯を 食べましたか。Anh đã cơm trưa rồi à?

昼ご飯は もう 食べましたか。Cơm trưa thì anh đã ăn rồi

Trên đây là các phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 31 mà chúng tôi đã tổng hợp đến với bạn đọc. Hi vọng kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật!

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 31 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 30 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 30 bạn đọc sẽ được học về diễn tả trạng thái, kết quả hành động với tha động từ, diễn tả trạng thái, mẫu câu mới với động từ dạng -Te. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 30

1. V てあります

Ý nghĩa: Mẫu câu「~てあります」được dùng để diễn tả trạng thái của sự vật như là kết quả của hành động được ai đó thực hiện trước đó với mục đích/ý đồ nào đó. Mẫu câu này thường sử dụng tha động từ (động từ chỉ động tác của con người).

Cách dùng: Dùng để thể hiện trạng thái của đồ vật sau khi xảy ra một việc gì đó, hiện tại (thời điểm nói) kết quả của việc đó vẫn đang còn tồn tại và người nói nhìn thấy được.

Ví dụ:

  • 教室に テレビが 置いてあります。Trong lớp học có đặt tivi.
  • これは私の本です。名前が書いてありますから。Đây là quyển sách của tôi. Vì có ghi tên mà.

2. N2 は N1 に V てあります

Cấu trúc dùng để diễn tả trạng thái, kết quả hành động: cái gì thì… ở đâu. Về nghĩa thì gần giống với mẫu câu trên, nhưng trọng tâm ý muốn nói trong mẫu câu này chính là vị trí tồn tại của kết quả nói đến.

Ví dụ:

A:地図は どこですか。Bản đồ ở đâu vậy?

B:地図は 壁に 張ってあります。Bản đồ có dán ở trên tường.

Chú ý: Cần phân biệt được sự khác nhau giữa V てあります và V ています

  • 「V てあります」 : Các động từ được dùng trong mẫu câu này là tha động từ
  • 「 V ています」 : Các động từ được dùng trong mẫu câu này là tự động từ

Ví dụ:

窓が 閉まっています。: Cửa sổ (đang) đóng.

窓が 閉めてあります。: Cửa sổ (đang) được đóng.

3. V ておきます

Ý nghĩa: (làm gì) trước (để chuẩn bị); (làm gì) tiếp theo (sau khi một hành động nào đó kết thúc); (làm gì) giữ nguyên trạng thái lúc đầu/ban đầu.

Cách dùng:

  • ~まえに)、~V ておきます được dùng để diễn tả một hành động khác xảy ra.

Ví dụ:

旅行の まえに、切符を 買っておきます。

Trước khi đi du lịch tôi sẽ mua vé trước.

  • (~たら、) ~V ておきます dùng để diễn tả hành động cần thiết phải làm sau khi một việc nào đó kết thúc/hoàn thành.

Ví dụ:

パーティーが 終わったら、部屋を 片付けておきます。

Sau khi bữa tiệc kết thúc thì sẽ dọn phòng.

  • そのまま)~V ておきます : giữ nguyên trạng thái lúc đầu.

Ví dụ:

A:テレビを消してもいいですか。: Tôi tắt TV có được không?

B:もうすぐ ニュースの 時間ですから、つけておいてください。: Vì sắp đến giờ thời sự rồi nên cứ để bật như vậy nhé.

4. まだ V ています/V ていません

Ý nghĩa: Vẫn đang…/ Vẫn chưa….

Cách dùng: Nếu diễn tả hành động/trạng thái vẫn đang còn tiếp diễn thi thì dùng câu ở dạng khẳng định. Nếu diễn đạt ý vẫn chưa hoàn thành ở thời điểm hiện tại thì dùng câu phủ định.

Ví dụ:

  • まだ 漢字を 覚えていません。Tôi vẫn chưa nhớ được chữ Hán.
  • 彼は まだ 発表しています。Anh ấy vẫn đang phát biểu.

Trên đây là tổng hợp về các phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 30 mà chúng tôi dành tặng cho các bạn đọc. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật!

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 30 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 29 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 29 sẽ được học về cách dùng mới của động từ dạng tiếp diễn diễn tả trạng thái, câu thể hiện trạng thái của độ vật, cách giới hạn chủ đề câu chuyện với trợ từ は và diễn tả sự hoàn thành hay hoàn tất một hành động. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 29

1. V ています

Được dùng để diễn tả trạng thái của sự vật diễn ra trước mắt và kết quả của nó hiện vẫn như thế. Các động từ dùng trong câu là tự động từ (các động từ chỉ trạng thái và đa phần để diễn tả hành động tức thời).

N が V ています

Mẫu câu dùng để thể hiện trạng thái của đồ vật sau khi xảy ra một việc gì đó và hiện tại kết quả của việc đó vẫn còn tồn tại và người nói nhìn thấy được.

Ví dụ:

  • いすが 壊れています。Cái ghế bị hỏng
  • ふくろが 破れています。Cái túi bị rách

Chú ý:

  • Nếu diễn tả trạng thái xảy ra trong quá khứ, chúng ta dùng V ていました
  • Khi muốn đưa một sự vật hay sự việc nào đó làm chủ đề của câu thì có thể thay trợ từ「が」 bằng 「は」. Đối với cách nói này thường sử dụng các đại từ chỉ định:「この」「その」「あの」 để nêu rõ chủ thể được nhắc đến.

Ví dụ:

  • 今朝 道が 込んでいました。Sáng nay đường đông nghịt.
  • あの皿は 汚れていますから、洗ってください。Cái đĩa kia thì bẩn quá, đem đi rửa thôi

N は V ています

Khi muốn đưa một sự việc hay một sự vật làm chủ đề cho câu nói thì thay trợ từ「が」 bằng 「は」. Đối với cách nói này thường sử dụng các đại từ chỉ định như「この」「その」「あの」 để nêu rõ chủ thể được nhắc đến.

Ví dụ:

  • このいすは 壊れています。Cái ghế này thì bị hỏng mất rồi
  • その皿は 割れています。Cái đĩa đó bị vỡ rồi

2. V てしまいます

Ý nghĩa: Làm gì đó xong rồi/hết rồi; Làm gì mất rồi (nuối tiếc)

V てしまいました/V ていしまいます

Cách dùng: Dùng để diễn tả sự hoàn tất, hoàn thành một hành động nào đó.

  • V ていしまいました : Đã hoàn thành hay đã xong một hành động trong quá khứ

Vì mẫu câu này dùng để nhấn mạnh sự hoàn thành thật sự của hàng động. Do đó, trước nó là các trạng từ như もう、ぜん

Ví dụ:

お酒を 全部 飲んでしまいました。

Tôi đã uống hết rượu rồi.

V ていしまいます : Sẽ hoàn thành/sẽ hoàn thành một hành động trong tương lai. Mẫu câu này được dùng để diễn tả sự hoàn thành của hành động trong tương lai.

Ví dụ:

明日までに レポートを 書いてしまいます。

Đến ngày mai tôi sẽ viết xong báo cáo.

V てしまいました

Ý nghĩa: (làm gì đó) mất rồi

Cách dùng: Cấu trúc này được dùng để biểu thị sự nuối tiếc, tâm trạng có lỗi của người nói trong một tình huống xấu nào đó.

Ví dụ:

  • パスポートを 無くしてしまいました。Tôi làm mất hộ chiếu mất rồi.
  • スーパーで 財布を 落としてしまいました。Tôi đánh rơi cái ví ở siêu thị mất rồi.

Trên đây là tổng hợp về các phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 29 mà chúng tôi dành tặng cho các bạn học tiếng Nhật. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật!

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 29 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 28 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 28 sẽ “dẫn lối” bạn đọc đến với cách diễn đạt 2 hành động xảy ra đồng thời; động từ dạng tiếp diễn diễn tả một thói quen, một hành động thường lặp đi lặp lại nhiều lần; thể thường し、Thể thường し、~ . Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 28

1. V1 ます + ながら、V2

Ý nghĩa: Vừa làm 1 vừa làm 2

Cách dùng: Diễn tả 2 hành động xảy ra đồng thời vào cùng một thời điểm. Trong đó, hành động thứ 2 là hành động chính và được nhấn mạnh hơn.

Ví dụ:

彼は テレビを 飲みながら ご飯を 食べています。

Anh ấy vừa ăn cơm vừa xem tivi

Chú ý: Cấu trúc này không chỉ diễn tả 2 hành động xảy ra trong 1 thời gian ngắn mà còn diễn tả 2 hành động xảy ra cùng lúc, liên tục trong 1 thời gian dài.

Ví dụ:

彼は 働きながら 大学に 通っています。

Anh ấy vừa đi làm vừa đi học đại học

2. V ています

Cách dùng: Là động từ dạng tiếp diễn diễn tả 1 thói quen, 1 hành động thường lặp đi lặp lại nhiều lần

Ví dụ:

  • FPT大学で 勉強しています。: Tôi đang học tại đại học FPT.
  • 夜は いつも 日本語を 勉強しています。: Buổi tối tôi hay/thường học tiếng Nhật.

Chú ý: Đối với hành động mang tính chất thói quen trong quá khứ thì được biểu thị bởi「V ていました」

Ví dụ:

子供の時、毎晩 8時に 寝ていました。

Hồi còn bé tối nào tôi cũng vào lúc 8h00.

3. Thể thường し、Thể thường し、~

Ý nghĩa: Vừa thế này, lại thế kia nữa; Vì thế này và vì thế này nên….

Cách dùng: Được dùng để liệt kê các nội dung khác nhau của một đề tài hay trình bày nhiều hơn một nguyên nhân, lý do (có thể nhiều hơn, nhưng thường chỉ liệt kê 2)

Chú ý: Trong cấu trúc này, nên dùng trợ từ「も 」 để thay thế cho trợ từ「が」hoặc「を」với hàm ý nhấn mạnh vào các lý do được đưa ra.

~し、~し、(それに)~

Ý nghĩa: Vừa…vừa…hơn nữa

Chú ý: Có thể sử dụng mẫu câu nay để miêu tả những nội dung khác nhau của một đề tài.

Ví dụ:

ミラーさんは 親切だし、頭もいいし、それに ハンサムです。

Anh Miller vừa tốt bụng, vừa thông minh lại còn đẹp trai nữa.

~し、~し、(それで)~

Ý nghĩa: Vì…và vì…nên…

Cách dùng: Dùng để khi trình bày hơn một lý do hoặc nguyên nhân.

Ví dụ:

この店は 食べ物も おいしいし、値段も 安いし、(それで) 人が 多いです。

Cửa hàng này đồ ăn ngon, giá lại rẻ nên rất đông khách

~し、~し、~から

Ý nghĩa: Vì…, và vì… (ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác)

Cách dùng: Dùng để hỏi cho câu hỏi tại sao. Với ngụ ý ngoài những nguyên nhân được nêu ra thì còn có nhiều nguyên nhân khác nữa.

Ví dụ:

  • どうして この会社に 入ったんですか。: Tại sao bạn lại vào công ty này làm việc?
  • 残業も ないし、ボーナスも 多いですから。: Bởi vì không phải làm thêm giờ và tiền thưởng cũng nhiều nữa.

Trên đây là nội dung tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 28 mà bạn đọc có thể tham khảo. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc học và ôn thi tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 28 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 27 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 27 sẽ giới thiệu cho bạn đọc: động từ khả năng, みえます và きこえます, できます, は, も, しか. Cùng nhau tìm hiểu để biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 27

1. Thể khả năng của động từ

Động từ nhóm I: Những động có âm cuối phần thể ます là những âm thuộc hàng い. Để tạo thể khả năng của động từ chỉ cần thay thế âm đó bằng âm tương ứng ở hàng え là được.

Ví dụ:

  • あい-ます → あえ-ます
  • よび-ます → よべ-ます
  • のみ-ます → のめ-ます
  • かい-ます → かえ-ます

Động từ nhóm II: Để tạo thể khả năng  chỉ cần thêm られ vào sau phần thể ます của động từ.

  • み-ます → みられ-ます
  • おぼえ-ます → おぼえられ-ます
  • たべ-ます → たべられ-ます
  • たて-ます → たてられ-ます

Động từ nhóm III:

  • きます → こられます
  • します → できます
  • N+します → N+できます

Chú ý: 

  • Toàn bộ động từ sau khi chuyển sang thể khả năng đều thuộc nhóm II và được biến đổi sang thể từ điển, thể ない、thể て theo những quy tắc của nhóm này.
  • Các động từ như わかる、しる không có thể khả năng, vì bản thân động từ わかる đã bao hàm nghĩa khả năng

2. Câu văn có động từ khả năng

  • Động từ khả năng không diễn tả hành động mà chỉ khả năng thực hiện hành động đó.

Ví dụ:

私わたし は 日本語ご を 話はなします。: Tôi nói tiếng Nhật.

―> 私わたし は 日本ご が 話はなせます。: Tôi có thể nói tiếng Nhật.

  • Động từ ở dạng khả năng có hai cách sử dụng là diễn tả năng lực của một người nào đó và diễn tả khả năng xảy ra của một hành động trong một tình huống nào đó.

Ví dụ:

ハイさんは 漢字かんじが 読よめます。: Anh Hải có thể đọc chữ Hán.

この 銀行ぎんこうで ドルが 換かえられます。: Bạn có thể đổi Đôla ở ngân hàng này.

3. 見 (み)えます và 聞 (き)こえます

  • Thể khả năng của động từ みます chính là みられます, thể khả năng của ききます là きけます. Dùng để diễn đạt mong muốn muốn thấy, muốn nghe của chủ thể có thể được thực hiện. Nghĩa tương tự với みることができます và きくことができます.

Ví dụ:

新宿しんじゅくで 今いま くろさわの えいがが 見みられます。: Bạn có thể xem phim của Kurosawa ở Shinjuku bây giờ.

  • Động từ khả năng 見みえます và 聞きこえます được dùng để biếu thị một đối tượng nào đó lọt vào tầm ngắm hay một âm thanh lọt đến tai của ai đó một cách tự nhiên mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể. Các câu có みえます và きこえます, đối tượng được nghe/nhìn thấy trở thành chủ thể của câu và được biểu đạt bằng trợ từ が.

Ví dụ:

隣となりの 部屋へやから ラジオの 音おとが 聞きこえます。

Tôi nghe thấy tiếng radio từ phòng bên cạnh.

4. できます

Ở những bài trước, chúng ta được học động từ できます với nghĩa là có thể. Ngoài nghĩa trên thì できます còn có các nghĩa khác đó là được làm xong, hoàn thành, phát sinh.

Ví dụ:

駅えきの 前まえに 大きいスーパーが できました?

Ở trước ga có một siêu thị lớn vừa được hoàn thành?

5. は

では/ には/ へは/ からは/ までは,…

は làm nổi bật danh từ và đưa nó lên làm chủ đề trong câu. Khi muốn nhấn mạnh danh từ đó, ta thay trợ từ gốc đó bằng trợ từ は. Nếu trợ từ gốc theo sau danh từ đó là các trợ từ khác như へ、に、で thì khi muốn nhấn mạnh danh từ đó, ta chỉ việc thêm trợ từ は vào phía sau trợ từ gốc đó.

Ví dụ:

私わたしの 学校がっこうでは 中国語ちゅうごくごが 習ならえます。

Ở trường tôi thì có thể học tiếng Trung Quốc.

は còn được sử dụng để biểu thị sự so sánh

Ví dụ:

ワインを 飲のみます。ビールを 飲のみません。: Tôi uống rượu vang. Tôi không uống bia.

→ ワインは 飲のみますが、ビールは 飲のみません。: Rượu vang thì tối uống nhưng bia thì không uống.

Lưu ý: Khi so sánh 2 danh từ có trợ từ gốc đi kèm là は, を thì bỏ trợ từ gốc đi và thay bằng trợ từ は. Khi trợ từ gốc đi kèm 2 danh từ được đem ra so sánh là các trợ từ khác(に、で、へ,…)thì thêm trợ từ は vào phía sau trợ từ gốc đó để biểu thị sự so sánh.

6. も

Trợ từ も có thể thay thế cho trợ từ gốc khi nó là を hoặc が, khi trợ từ gốc là các trợ từ khác thì phải giữ nguyên trợ từ gốc đó và thêm も vào sau trợ từ gốc. Nhưng trong trường hipwj từ gốc là [へ] thì nó cũng có thể được lược bỏ đi.

Ví dụ:

去年きょねん アメリカへ 行いきました。メキシコ [へ] も 行いきました。

Năm ngoái tôi đã đi Mỹ. Tôi cũng đi cả Mexico.

7. しか

しか đi kèm sau các danh từ, số từ,… và luôn đi với câu phủ định. Giúp làm nổi bật từ đứng trước nó, tạo nên một phạm vi dùng để biểu đạt ý phủ định mọi thứ nằm ngoài phạm vi được đề cập đến bởi từ đó.

Ví dụ:

ローマ字だけ 書かけます。

Tôi chỉ viết được chữ Romaji.

Trên đây là nội dung tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 27 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Mong rằng với những chia sẻ trên đây phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình học tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 27 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 26 Minna no Nihongo

Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 26 bạn đọc sẽ được tìm hiểu các cấu trúc như Vていただけませんか, từ để hỏi + Vたら いいですか, thể thông thường + んです,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 26

1. Vていただけませんか

Cấu trúc được sử dụng khi muốn nhờ vả ai giúp chuyện gì đó một cách lịch sự nhất. Hành động mà người nói muốn người nghe làm giúp được biểu thị bằng động từ.

Đây là yêu cầu lịch sự hơn so với ~てください. Do đó, khi muốn nhờ người trên/lớn tuổi hơn làm giúp việc gì đó thì nên sử dụng mẫu này thay vì sử dụng ~てください.

Ví dụ:

先生、この 漢字かんじの 読よみ方を 教おしえていただけませんか。

Thầy có thể dạy em cách đọc chữ Hán này được không ạ?

2. Từ để hỏi + Vたら いいですか

~たら いいですか sử dụng khi người nói muốn đề nghị người nghe cho mình lời khuyên hay một chỉ thị về một việc gì đó mà người nói phải hoặc nên làm.

Ví dụ:

A: 細こまかい お金かねが ないんですが、どうしたら いいですか。

Tôi không có tiền lẻ thì phải làm thế nào bây giờ?

B: 私が 貸しましょうか。

Cho anh vay nhé.

3. Thể thông thường + んです

  • Nếu trước んです là N/Adj đuôi な thì thay thế だ ở phần cuối câu ở thể thông thường bằng な trước khi thêm vào sau đó んです.
  • ~んです là cách diễn đạt dùng để giải thích lý do, nguyên nhân… của một hành động hay tình huống…. (~んです dùng khi nói, ~のです dùng khi viết).

~ んですか:

  • Sử dụng khi người nói phỏng đoán lý do hay nguyên nhân của sự việc mà họ nhìn thấy hoặc nghe thấy và muốn xác nhận lại xem điều đó có đúng hay không.

Ví dụ:

成田 : 山田やまださんは 時々ときどき 大阪おおさか弁べんを 使つかいますね。大阪おおさかに 住すんで たんですか。

Anh Yamada thỉnh thoảng lại sử dụng tiếng địa phương Osaka nhỉ. Anh đã từng sống ở Osaka hả.

山田 : ええ、15歳さいまで 大阪おおさかに 住すんで いたんです。

Vâng. Tôi sống ở Osaka cho đến năm 15 tuổi.

  • Khi người nói muốn hỏi thêm những thông tin lý thú hoặc đáng quan tâm mà họ nhìn thấy hay nghe thấy.

A: 面白おもしろい デザインの 靴くつですね。どこで 買かったんですか。

Chiếc giày có thiết kế độc đáo nhỉ. Chị mua ở đâu vậy?

B: ヴィンコムで 買かったんです。

Tôi mua ở Vincom

  • Khi người nói muốn người nghe giải thích về lý do, nguyên nhân của sự việc mà họ nhìn thấy hoặc nghe thấy vì cảm thấy bất ngờ, lạ lẫm, tức giận,…

Ví dụ:

どうして 遅おくれたんですか。

Sao lại muộn vậy?

  • Khi muốn đề nghị người nghe giải thích về một tình hình nào đó.

Ví dụ:

どう したんですか。

Sao vậy hả?

~んです:

  • Được dùng khi muốn trình bày về lý do, nguyên nhân… để trả lời cho các câu hỏi dạng “Từ để hỏi+ ~んですか”

Ví dụ:

A:どう したんですか。

Sao vậy.

B:ちょっと 気分きぶんが 悪わるいんです。

Tôi cảm thấy hơi khó chịu.

  • Được dùng khi ngời nói muốn nói rõ thêm về lý do, nguyên nhân cho cái mà họ vừa trình bày.

Ví dụ:

A:毎朝まいあさ 新聞しんぶんを 読よみますか。

Anh có đọc báo mỗi sáng hay không?

B:いいえ。時間じかんが ないんです。

Không. Tôi không có thời gian.

Chú ý: Không sử dụng ~んです khi đơn thuần người nói chỉ muốn diễn tả một thực tế.

~んですが、~:

  • ~んですが dùng để gây chú ý cho người nghe về một chủ đề nào đó. Mệnh đề theo sau biểu thị theo yêu cầu, sự mời gọi hay một sự xin phép.
  • が trong cấu trúc này được dùng để nối hai mệnh đề trong câu một cách nhẹ nhàng, đồng thời bộc bạch thái độ ngập ngừng, dè dặt của người nói.

Ví dụ:

NHKを 見学けんがくしたいんですが、どうしたら いいですか。

Tôi muốn đi kiến tập ở NHK thì phải làm gì?

4. N (đối tượng) は [(好きです/嫌いです) / (上手です/下手です) / あります]

Trong phần ngữ pháp ở bài 10 và 17, bạn đã được học về chủ thể của hành động cùng các đối tượng của hành động mà được biểu thị bằng trợ từ を có thể đưa lên làm chủ đề của câu và được làm nổi bật bằng trợ từ は.

Đối với các đối tượng của tính từ và động từ có trợ từ gốc là が thì cũng được nhấn mạnh bằng cách sử dụng trợ từ は.

Ví dụ:

A:運動会うんどうかいに 参加さんかしますか。

Bạn có tham gia hội thể thao không?

B:いいえ。スポーツは あまり 好すきじゃ ないんです。

Không. Thể thao thì tôi không thích lắm.

Trên đây là nội dung tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 26 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng sẽ giúp ích trong việc học và ôn luyện tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 25 Minna no Nihongo