Home Blog

Download vở tập viết Tiếng Nhật Hiragana và Katakana PDF

Vở tập tô bảng chữ cái Tiếng Nhật Hiragana và Katakana dạng PDF  giúp người học dễ dàng thuộc bảng chữ cái một cách nhanh chóng. Khác với ngôn ngữ Tiếng Việt, trong Tiếng Nhật có ba bảng chữ cái Hiragana, Katakana và Kanji. Mỗi bảng chữ cái đều có những đặc điểm, chức năng khác nhau trong việc tạo thành hệ thống cấu trúc ngữ pháp Tiếng Nhật. Sau đây, tieng-nhat.com cập nhật link tải file PDF vở tập viết Tiếng Nhật Hiragana và Katakana cho các bạn có nhu cầu

Giới thiệu vở tập tô bảng chữ cái Tiếng Nhật

Trong Tiếng Nhật có ba bảng chữ cái Hiragana, Katakana và Kanji. Mỗi bảng có một chức năng khác nhau riêng biệt. Vậy chức năng chính của từng bảng chữ cái này như thế nào? Tieng-nhat.com xin được giải đáp như sau:

Bảng Hiragana – chữ mềm

Chữ Hiragana có những kí tự ngữ âm thuần túy và chỉ có duy nhất một cách đọc. Chữ Hiragana có chức năng làm ngữ pháp, được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa các thành phần và chức năng khác trong câu của các chữ Hán.

Ví dụ: Từ tiếng Hán “飲” nghĩa là “uống”. Ta thêm các chữ Hiragana vào sau để từ có ý nghĩa về mặt thời gian hơn:

  • 飲む: uống
  • 飲んでいる : đang uống
  • 飲んだ : đã uống
  • 飲んでさせる: bắt uống
  • 飲んでさせられる: bị bắt

Chính vì tính đặc trưng trong cách sử dụng như vậy nên các trợ từ trong Tiếng Nhật đều là chữ Hiragana. Ngoài ra, chữ Hiragana cũng có thể viết thành các chữ Kanji. Do đó, Hiragana là bảng chữ được sử dụng rất nhiều trong Tiếng Nhật.

Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana – chữ cứng

Chữ Katakana giống chữ Hiragana đều là các kí tự âm cơ bản của Tiếng Nhật và chỉ có duy nhất một cách đọc. Bảng chữ Katakana được dùng để phiên dịch các âm nước ngoài, như tên các quốc gia, tên địa danh, tên các loài động – thực vật hay những từ ngữ thuộc về lĩnh vực khoa học – kĩ thuật cũng hay sử dụng chữ Katakana. Ngoài ra, chữ Katakana còn được dùng để nhấn mạnh thêm ý nghĩa trong câu, thường được sử dụng trong các biển báo hoặc áp phích dùng để quảng cáo nhằm tạo được sự chú ý từ người nghe, người đọc.

Bảng chữ Kanji

Các chữ cái trong bảng Kanji được vay mượn từ những chữ cái tượng hình của người Trung Quốc. Chữ Kanji được dùng để thể hiện nghĩa của một câu trong Tiếng Nhật. Đây được đánh giá là bảng chữ cái khó học nhất trong tất cả các bảng chữ cái. Mỗi chữ cái trong bảng có rất nhiều cách phát âm khác nhau, tùy vào mỗi hoàn cảnh sử dụng mà sẽ có những cách phát âm khác nhau. Bạn có thể học chúng qua các bộ thủ thông dụng thường gặp như bộ Thủy, bộ Mộc, bộ Nhân… hoặc học qua các hình ảnh tượng trưng cho các nét chữ sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

Vở tập tô bảng chữ cái Tiếng Nhật PDF
Vở tập tô bảng chữ cái Tiếng Nhật PDF

File tải vở tập viết bảng chữ cái Tiếng Nhật PDF (đầy đủ gồm Hiragana, Katakana và Kanji )

– Tải file: https://drive.google.com/drive/folders/1zk_CA2ATRVTBmb4qkL6QXK-7QXj9M9zl
– Mã Giải nén: https://docs.google.com/document/d/1Z3rzykWDAS__ccn-T-WS23kWVjW0DqQT3t89GcfN7Fk/edit

Trên đây là bài viết “Download vở tập viết chữ cái Tiếng Nhật PDF (đầy đủ Hiragana, Katakana và Kanji)” của tieng-nhat.com. Thông qua bài viết này, hy vọng người học có thể rèn luyện thật tốt phần chữ viết và nhanh chóng thuộc ba bảng chữ cái trong Tiếng Nhật. Với cuốn vở tập viết này, bạn hoàn toàn dễ dàng thuộc bộ vần ký tự Hiragana, Katakana và Kanji mà không cần tốn nhiều thời gian.

>> Có thể bạn quan tâm:

Tổng hợp từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành ô tô

0

Từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành ô tô rất cần thiết đối với những bạn đang theo học ngành công nghệ ô tô. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để học được nhiều từ vựng mới mẻ nhé!

Tổng hợp từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành ô tô đầy đủ

  1. ボンネット:Nắp capo

2. ヘッドライト:Đèn pha

3. インジケーター:Đèn chỉ số

4. ロゴ:Logo

5. エンジン: Động cơ

6. ギアボックス: Hộp số

7. 車(くるま)・自動車(じどうしゃ):Ô tô

8. トラック:Xe tải

9. 変速(へんそく):Chuyển số

10. ガソリンキャップ:Nắp xăng

11. 車(くるま)の屋根(やね):Nóc xe

12. タイヤ:Lốp

13. ブレーキ:Phanh

14. ワイパー: Gạt nước

15. フロントガラス: Kính chắn gió

16. ホイールアーチ: Vòm bánh xe

17. 敷居(しきい): Ngưỡng cửa

18. 排気(はいき)システム: Hệ thống xả

19. 空気(くうき)ポンプ: Bơm khí

20. 排気管(はいきかん): Ống xả

21. バルブ: Van

22. ディーゼルエンジン: động cơ diesel

23. センサ: Cảm biến

24. シートベルト: Dây an toàn

25. 速度(そくど): Tốc độ

26. タービン: Tuabin

27. 共振器(きょうしんうつわ): Bộ cộng hưởng

28. 燃料(ねんりょう)ライン: Đường ống dẫn nhiên liệu

29. 燃料(ねんりょう)タンク: Bình nhiên liệu

30. ステアリングシステム: Hệ thống lái

31. 金具(かなぐ): Linh kiện bằng kim loại

32. 部品(ぶひん)・コンポーネント: Linh kiện

33. 安全(あんぜん)システム: Hệ thống an toàn

34. エンジンコンポーネント: Linh kiện trong động cơ

35. 発電機(はつでんき): Máy phát điện

36. シートコントロールユニット: Hệ thống khí thải

37. 換気扇(かんきせん): Quạt thông gió

38. 空気注入管(くうきちゅうにゅうかん): Ống phun khí

39. 燃料噴射 (ねんりょうふんしゃ): Phun nhiên liệu

40. 燃料噴射 (ねんりょうふんしゃ)システム: Hệ thống phun nhiên liệu

41. サンルーフ:Mái chống nắng (phần cửa mở trên nóc xe)

Trên đây là bài viết tổng hợp từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành ô tô mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Thông qua các từ vựng trên phần nào giúp ích bạn trong việc học và ôn thi tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Tổng hợp từ vựng tiếng Nhật ngành may mặc đầy đủ, chi tiết

Tổng hợp từ vựng tiếng Nhật ngành may mặc đầy đủ, chi tiết

0

Bạn đang tìm danh sách từ vựng tiếng nhật ngành may mặc để học. Nhật Bản được xem là một trong những kinh đô thời trang châu Á, nếu bạn đang có ý định học ngành thiết kế thời trang tại Nhật và đang tìm tài liệu về ngành may mặc để học thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng hợp từ vựng tiếng Nhật ngành may mặc

三巻(みつまき) Xếp ba lần và may diễu
ステッチ May diễu
ステッチ巾 Bề rộng may diễu
コバステッチ May mí một li
Wステッチ Diễu đôi
釦付け Đính nút, đơm cúc
釦ホール Khuy
穴かがり Lỗ khuy
鳩目穴(はとめあな) Khuy mắt phượng
ねむり穴 Khuy thẳng
配色 Vải phối
千鳥カン止め Bọ
見返し Nẹp đỡ
タック Ly
カフス Măng séc
前カン móc
ハトメ穴 Khuyết đầu tròn
コバ
心地 Mex
縫い止め May chặn
ステッチ Diễu
刺繍 Thêu
袋地 Vải lót
シック布 Đũng
ヨーク Cầu vai
ベルトループ Đỉa
芯糸 Chỉ gióng
腰回り Vòng bụng
股上 Giàng trên
股下 Giàng dưới
テカリ Ủi bóng, cấn bóng
毛羽立ち(けばだち) Xù lông, vải bị nổi bông
ヒーター Thanh nhiệt bàn ủi
パイピング Dây viền
裏マーベルト Dây chun (trong cạp)
バターン・ノッチャー Kìm bấm dấu rập
パッキン Yếm thuyền
パイやステープ Dây viền nách, viền vải cắt xéo
ハトメス Lưỡi dao khuy mắt phượng
穴ボンチ替 Lưỡi khoan
メスウケ Búa dập khuy
バックル Khoen (khóa past)
吊り Dây treo
ゴム押さえ May dằn thun
ベルトループ Con đỉa, dây passant
シック Đệm đáy
縫い代(ぬいしろ Đường may, chừa đường may
始末(しまつ) Xử lí
倒し(たおし) Đổ, bẻ, nghiêng
片倒し(かただおし) Bẻ về 1 phía
地縫い(じぬい) May lộn
本縫い(ほんぬい) Đường may thẳng bên trong bình thường
インターロック Vắt sổ 5 chỉ
オーバーロック Vắt sổ 3 chỉ
巻縫い(まきぬい) May cuốn ống
巻二本(まきにほん) May cuốn ống 2 kim (quần jeans)
すくい縫い Vắt lai
割縫い(わりぬい) May rẽ

総丈 Tổng chiều dài
裾口巾 Rộng gấu
袖丈 Dài tay
表地 Vải chính
縫い代 Khoảng cách từ mép vải đến đường chỉ may
浮き分 Đỉa chờm
フラップ Nắp túi
ファスナー Khoá
既成服 きせい Áo quần may sẵn
Yシャツ Áo sơ mi
カットソー Áo bó
スーツ Áo véc
チョッキ Áo zile
ワンピース Áo đầm
タイトスカート Váy ôm
チャック Phéc mơ tuya, dây kéo
ブラジャー Áo nịt ngực
パンティー Quần lót
トランクス Quần đùi
水泳パンツ すいえい Quần bơi
マフラー Khăn choàng kín cổ
ジャージ Quần áo thể thao
漂白する ひょうはく Tẩy
丈 たけ Vạt
毛皮 けがわ Da lông thú
人工革 じんこうかわ Da nhân tạo
ビロード Nhung

Trên đây là bài viết tổng hợp từ vựng tiếng Nhật ngành may mặc đầy đủ, chi tiết nhất. Mong rằng với những chia sẻ này phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

Download tài liệu tiếng Nhật chuyên ngành IT [PDF+Audio]

0

Bạn đang cần tìm tài liệu tiếng Nhật chuyên ngành IT PDF để học và thi. Vậy thì hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tải sách về học nhé!

Giới thiệu tài liệu tiếng Nhật chuyên ngành IT

Shigoto no Nihongo IT Gyoumuhen (しごとの日本語 IT業務編) là giáo trình tiếng Nhật chuyên ngành IT ở level cơ bản.

Sách gồm 3 phần chính:

  • Warming-up: 5 units
  • Learning on the Job: 15 units
  • Reading Specifications: 3 units

Nếu bạn muốn trở thành một biên-phiên dịch viên IT chuyên nghiệp thì đừng quên bắt đầu các từ vựng và bối cảnh chuyên ngành với cuốn tài liệu này. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc bản PDF và Audio để tiện cho việc tải về học nhé!

Download tài liệu tiếng Nhật chuyên ngành IT PDF+Audio

Trên đây là bài viết tài liệu tiếng Nhật chuyên ngành IT PDF+Audio mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ trên phần nào giúp bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật.

Tài liệu tiếng Nhật là gì? Cách đọc đúng nhất

Tài liệu là từ vựng quen thuộc với quá trình học tập của từng người đúng không nào. Vậy bạn có biết tài liệu tiếng Nhật là gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết thêm nhé!

Tài liệu tiếng Nhật là gì?

Định nghĩa: Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình sử dụng tại các cơ quan, tổ chức hay cá nhân.

Tài liệu bao gồm: Văn bản, công trình nghiên cứu, bản vẻ thiết kế, đĩa ghi âm, tài liệu điện tử, tài liệu viết tay, hồi ký, ấn phẩm và vật mang tin khác,…

Trong tiếng Nhật tài liệu là: 資料

Cách đọc: しりょう

Romaji: shiryou

Ví dụ:

資料 を 調 べさえすれば、すぐ 分 かることです。Chỉ cần điều tra tài liệu là sẽ ra ngay thôi.

資料 に 沿 って、ご 説明 いたします。Tôi sẽ giải thích theo tài liệu.

Trong bài viết này, chúng tôi đã đưa ra định nghĩa, cách phát âm cùng ví dụ minh họa về tài liệu tiếng Nhật là gì? Thông qua nội dung này bạn đọc có thể học thêm được từ vựng tiếng Nhật hữu ích.

Ngữ pháp Bài 50 Minna no Nihongo

Trong ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 50 bạn đọc sẽ được học hai loại kính ngữ là khiêm nhường ngữ và thể lịch sự. Hãy cùng nhau tìm hiểu để biết thêm nhiều kiến thức nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 50

1. Khiêm nhường ngữ

Là cách nói khiêm nhường dùng để nói hành vi bản thân, qua đó thể hiện sự kính trọng với người nghe hay người được nói tới.

お / ご~します

お / ご động từ nhóm 1, 2 thể ます + します

(1) おもそうですね。おもちしましょうか

Trông nặng quá nhỉ. Để tôi mang giúp anh chị nhé

(2) わたくじがしゃちょうにスケジュールをおしらせします

Tôi thông báo lịch làm việc đến Giám đốc

(3) あにがくるまでおくります

Anh trai tôi sẽ chở anh chị bằng ô tô

Người nói dùng khiêm nhường ngữ để nói với người nghe ở ví dụ 1 và người được nói tới ở ví dụ 2. Ở ví dụ 3, chủ thể hành vi không phải người nói nhưng là người ngoài thuộc cùng nhóm với người nói. Chú ý với cách nói này, không dùng các động từ thể ます một âm tiết.

ご động từ nhóm III

Ở cách nói này được dùng với động từ nhóm 3. Ngoài ra, còn có các động từ khác như sau: しょうかいします, しょうたいします, そうだんします, れんらくします,… Các trường hợp ngoại lệ như でんわします, やくそくします,… thì không dùng ご mà dùng お trước động từ.

Ví dụ:

きょうのよていをごせつめいします.

Tôi sẽ giải thích về lịch làm việc ngày hôm nay.

Động từ khiêm nhường đặc biệt

Động từ Động từ khiêm nhường đặc biệt
いる おる
言う もうす
たべる/飲む いただく
する いたす
行く/来る まいる
見る はいけんする

Ví dụ:

ベトナムからまいりました. Tôi đến từ Việt Nam

けんきゅうじょのなかにおります. Tôi ở trong phòng nghiên cứu

2. Thể lịch sự

Cách nói lịch sự của người nói thể hiện sự kính trọng, tôn kính với người nghe

Thể lịch sự của một số từ:

  • よろしでしょうか là thể lịch sự của いいですか
  • ございます là thể lịch sự của あります
  • でございます là thể lịch sự của です

Ví dụ:

  • がくせいでございます. Tôi là học sinh ạ.
  • でんわはかいだんのよこにございます. Điện thoại nằm ở cạnh cầu thang ạ.

Trên đây là ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 50 mà chúng tôi muốn gửi đến với độc giả. Với những kiến thức trên đây phần nào giúp bạn chinh phục N1 đạt kết quả tối đa.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 50 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 49 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 49 bạn đọc sẽ được tìm hiểu về kính ngữ. Hãy cùng chúng tôi khám phá để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 49

1. Kính ngữ

Kinh ngữ là cách thể hiện sự tôn trọng của người nghe và người được nói đến. Việc dùng kính ngữ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Nếu người nói có địa vị cấp bậc hay tuổi tác thấp hơn người nghe thì phải dùng kính ngữ để biểu thị sự kính trọng dành cho người nghe
  • Nếu người nói không thân thiết với người nghe như mới lần đầu gặp gỡ thì người nói dùng kính ngữ để thể hiện sự kính trọng dành cho người nghe
  • Quan hệ bên trong và bên ngoài. QH bên trong chỉ những người trong gia đình, công ty,… QH bên ngoài là những người không thân thiết hay mới gặp lần đầu. Nếu người nói nói với người ngoài về một người cùng trong nhóm với mình, lúc đó người được đề cập đến có vị trí tương đương với người nói cho dù trong nhóm có vị trí cao đến cỡ nào.

2. Các loại kính ngữ

Có 3 loại kính ngữ chính:

  • ていねいご : Thể lịch sự
  • そんけいご : Tôn kính ngữ
  • けんじょうご : Khiêm nhường ngữ

3. Tôn kính ngữ (そんけいご)

Cách nói này sử dụng khi nói về đồ vật hay sự kiện liên quan đến người nghe. Thể hiện sự kính trọng của người nói với người nghe hoặc người được nói tới.

Danh từ

Khi thêm お dùng với từ thuần Nhật hoặc ご dùng với từ có nguồn gốc là tiếng Trung trước một bộ phận tính từ, danh từ và phó từ thì các bộ phận ấy trở thành kính ngữ.

Ví dụ お:

  • Tính từ な: おげんき, おじょうず, おひま
  • Tính từ い: おいそがしい, おわかい
  • Danh từ: おくに, おなまえ, おしごと

Ví dụ ご:

  • Tính từ đuôi な: ごねっしん、ごしんせつ
  • Tính từ đuôi い: ごじゆうに
  • Danh từ: ごかぞく, ごいけん, ごりょこう

Động từ

Động từ nhóm 1: Chuyển dãy âm cuối い sang dãy âm あ rồi thêm れる

Động từ nguyên dạng Tôn kính ngữ
かれる
かれる
およ およがれる
まれる
あそ あそばれる
またれる
られる
われる
はな はなされる

Động từ nhóm 2: Thêm られる vào phía sau động từ

  • みる ー> みられる
  • しかる ー> しかられる
  • たべる ー> たべられる

Động từ nhóm 3:

  • する ー> される
  • きる ー> きられる

お động từ thể ます に なります

Ở cách nói nay thể hiện mức độ tôn kính cao hơn phía trên. Đối với các động từ thể ます có  một âm tiết hay thuộc nhóm 3 thì sử dụng cách nói này.

Ví dụ:

しゃちょうは もうおかえりに なりました.

Giám đốc đã về rồi ạ.

Những tôn kính ngữ đặc biệt

Động từ  Tôn kính ngữ đặc biệt
いきます いらっしゃいます
きます いらっしゃいます
たべます めしあがります
のみます めしあがります
いいます おっしゃいます
しっています ごぞんじです
みます なさいます
くれます くださいます

Động từ thể ます + ください

Sử dụng khi nhờ vả ai đó làm một việc gì đó, với cách nói này thể hiện sự tôn kính.

Ví dụ:

あちらからおはいりください.

Xin mời anh chị đi vào từ phía kia ạ.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng cách nói này với những động từ tôn kính ngữ đặc biệt. Nhưng đối với めしあがります thì có thể nói おめしあがりください (xin mời anh chị dùng ạ) và ごらんになります thì là ごらんください (xin mời anh/chị xem ạ).

4. Kính ngữ và kiểu của câu văn

Kính ngữ không chỉ có ở thể lịch sự mà còn ở thể thông thường. Khi để thể thông thường ở cuối câu thì câu văn sẽ thành thể thông thường. Câu văn này thường xuất hiện khi người nói nói với bạn thân của mình về một ai đó mà muốn sử dụng cách nói tôn kính để biểu thị sự kính trọng.

Ví dụ:

ぶちょうはなんじにいらっしゃる?

Mấy giờ trưởng phòng sẽ đến?

5. Tính nhất quán của việc dùng kính ngữ trong câu văn

Khi dùng kính ngữ thì không nên chỉ dùng cho một bộ phận từ của câu, nên dùng với các từ khác để đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng kính ngữ.

Ví dụ :

ぶちょうのおくさまもごいっしゃにゴルフにいかれます.

Vợ của Trưởng phòng cũng đi chơi golf cùng (tôi).

6. ~まして

Khi muốn nói một cách lịch sự thì động từ thể て được biến đổi thành động từ thể まして. Để đảm bảo tính nhất quán trong câu thì thường dùng động từ ~まして.

Ví dụ:

ハンスがゆうべねつだしまして、けさもまださがらないんです.

Tối qua Hans bị sốt, sáng nay nhiệt độ vẫn chưa hạ.

Trên đây là ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 49 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Với những thông tin hữu ích này chắc chắn sẽ giúp bạn trên chặng đường chinh phục tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 49 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 48 Minna no Nihongo

Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 48 bạn đọc sẽ được tìm hiểu về thể sai khiến. Hãy cùng nhau tìm hiểu để biết thêm nhiều kiến thức nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 48

1. Động từ dạng sai khiến

Động từ nhóm I: Gồm những động từ có âm cuối phần thể ます là những âm thuộc hàng い. Để tạo động từ dạng sai khiến, thay thế âm đó bằng âm tương ứng ở hàng あ rồi thêm せvào phía sau.

  • かき・ます → かかせ・ます
  • もち・ます → もたせ・ます
  • のみ・ます → のませ・ます
  • うたい・ます → うたわせ・ ます
  • つくり・ます → つくらせ・ます
  • なおし・ます → なおさせ・ます
  • はこび・ます → はこばせ・ます

Động từ nhóm II: Để tạo động từ sai khiến, thêm させ vào sau phần thể ますcủa động từ.

  • い・ます → いさせ・ます
  • たべ・ます → たべさせ・ます
  • しらべ・ます → しらべさせ・ます

Nhóm III:

  • します  → させます
  • きます → こさせます
  • N+します → N+させます

Lưu ý: Giống với thể khả năng, toàn bộ các động từ sau khi chuyển sang dạng sai khiến đều thuộc nhóm II, khi biến đổi sang các thể từ điển, thể ない, thểて, thểた,… theo các quy tắc của nhóm này.

かかせ・ます → かかせ・る → かかせ・ない → かかせ・た

2. Câu với động từ dạng sai khiến

  • Câu với động từ dạng sai khiến dùng để biểu thị việc người trên bắt buộc hay cho phép người dưới thực hiện một hành động nào đó.
  • Tùy vào động từ là động từ hay tha động từ mà cấu trúc ngữ pháp của câu nói cũng được thay đổi.

(Người 1) は/が (Người 2) を Vさせます (Tự động từ)

Ví dụ:

部長ぶちょう は 山田やまださんを 大阪おおさかへ 出張しゅっちょうさせます。

Trưởng phòng bắt (yêu cầu) anh Yamada đi công tác ở Osaka.

Lưu ý: Trong trường hợp mà trợ từ を lặp lại 2 lần trong câu thì dù động từ là tự động từ, ta biểu thị bằng trợ từ に thay vì trợ từ を.

Ví dụ:

先生 は 子供こどもたち を 走はしらせました。

Thầy giáo bắt bọn trẻ chạy.

3. Cách sử dụng thể sai khiến

  • Thể sai khiến được dùng để biểu thị việc người trên cho phép người hay bắt buộc người dưới phải làm gì đó. Nó được dùng khi sự liên kết trên dưới giữa người này và người kia rõ ràng. Chẳng hạn như cha con, anh em, cấp trên cấp dưới ở công ty,…

Ví dụ:

私は 弟おとうとに 荷物にもつを 持もたせます。

Tôi sẽ bắt em trai tôi mang hành lý.

  • Khi người nói nói với một người bên ngoài rằng mình sẽ sai khiến một người nào đó làm gì, thì câu văn thể sai khiến vẫn được sử dụng mà không cần phải để ý đến mối quan hệ trên dưới trong nội bộ nhóm của người nói.

Ví dụ:

A:駅えきに 着ついたら、お電話でんわを ください。係かかりの 者ものを 迎むかえに 行いかせますから。

Hãy gọi điện cho tôi khi ông đến ga nhé. Tôi sẽ kêu người phụ trách ra đón.

B:わかりました。

Tôi biết rồi.

Lưu ý:

  • Khi người dưới yêu cầu người trên làm một việc gì đó mà mối quan hệ giữa hai người ấn định rõ ràng thì sử dụng mẫu câu Vていただきます. Trường hợp, hai người ngang hàng nhau hoặc mối quan hệ trên dưới giữa hai người không rõ ràng thì sử dụng Vてもらいます.

Ví dụ:

私 は 社長しゃちょうに 説明せつめいして いただきます。

Tôi sẽ nhờ giám đốc giải thích lại.

  • Động từ thể sai khiến không sử dụng để biểu thị việc người dưới đề nghị hay sai khiến người trên làm một việc gì đó. Trong một số trường hợp khi động từ miêu tả cảm xúc nào đó như 安心あんしんする、心配しんぱいする、がっかりする、喜よろこぶ、かなしむ、怒おこる thì vẫn có thể sử dụng.

Ví dụ:

ハイさんは 大学だいがく入学にゅうがく試験しけんに 失敗しっぱいして、両親りょうしんを がっかりさせました。

Anh Hải thi trượt Đại học làm cho bố mẹ anh ấy hết sức thất vọng.

4. Vさせていただけませんか

~ていただけませんか sử dụng khi mình nhờ người nào đó làm một việc gì đó (Bài 26). Khi muốn xin ai đó cho phép mình làm/thực hiện hành động gì đó thì sử dụng “Thể てcủa động từ sai khiến + いただけませんか”.

Ví dụ:

コピー機きの 使つかい方かたを 教おしえて いただけませんか。

Anh có thể dạy cho tôi cách dùng máy photo được không?

Trên đây là ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 48 mà chúng tôi đã tổng hợp đến với bạn đọc. Với những kiến thức này chắc hẳn sẽ giúp ích cho bạn trong việc học và luyện thi tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 48 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 47 Minna no Nihongo

Trong bài ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 47, bạn đọc sẽ được tìm hiểu cách dùng của そうです, cấu trúc ngữ pháp ようです. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 47

1. Thể thông thường + そうです

Cấu trúc:

  • V nguyên thể / thể ない / thể た + そうです
  • N だ / ではない + そうです
  • Adj đuôi い (~い) / くない + そうです
  • Adj đuôi な  だ / ではない + そうです

Cách dùng:

  • Truyền đạt lại thông tin mình nhận được mà không thêm ý kiến của mình vào đó.
  • Khi muốn nêu rõ nguồn cung cấp thông tin thì chỉ cần thêm によると vào đầu câu.

Ví dụ:

  • てんきよほうによると、さむくなるそうです. Theo dự báo thời tiết, trời sẽ trở lạnh
  • バリ島はきれいだそうです. Nghe nói đảo Bali đẹp

Lưu ý: Cách nói ở ngữ pháp bài này khác cả cấu trúc lẫn nghĩa so với mẫu câu miêu tả vẻ bề ngoài của một trạng thái そうです được học ở Bài 43. Hãy cùng nhau so sánh qua ví dụ dưới đây.

Ví dụ:

(1) あめがふりそうです. Có vẻ như trời sắp mưa

(2) あめがふるそうです. Tôi nghe nói là trời sẽ mưa

Ví dụ 1 nói về sự phán đoán, dự đoán khi dựa vào sự quan sát của bản thân. Ở ví dụ 2 là truyền đạt, kể lại sự việc hay thông tin mình đã nghe được và không có sự nhận định của bản thân.

Phân biệt ~そうです và ~といっていました:

  • ~と言っていました dùng để truyền đạt các thông tin mà mình trực tiếp nghe được từ người nói đó.
  • ~そうです có thể dùng với trường hợp được nghe từ các nguồn khác (không nhất thiết phải chính là người nói đó)

2. こえ / におい / おと / あじが します

Dùng để diễn tả hiện tượng mà được nhận biết từ các cơ quan giác quan.

Ví dụ:

へんなおとがします.

Tôi nghe thấy âm thanh lạ lùng.

3. Thể thông thường + ようです

Ý nghĩa: Hình như

Cách dùng:

  • Biểu thị sự suy đoán mang tính chủ quan dựa trên những thông tin mà người nhận được từ giác quan của mình.
  • Đôi lúc được dùng với phó từ どうも, nghĩa là không rõ nội dung mình nói có thật hay không

Ví dụ:

せきもでるし、あたまがいたい。どうもかぜをひいたようだ.

Tôi bị ho và đau đầu. Hình như tôi bị cảm rồi.

Lưu ý: Sự khác nhau giữa ~そうです và ~ようです

  • ~そうです diễn tả sự suy đoán trực quan dựa trên sự quan sát thị giác của mình.
  • ~ようです diễn tả sự suy đoán của người nói dựa trên thông tin mình đọc được hoặc nghe được.

Trên đây là ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 47 mà chúng tôi đã tổng hợp đến với bạn đọc. Với những kiến thức này phần nào giúp ích cho bạn trong việc học và luyện thi tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 47 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 46 Minna no Nihongo

Trong bài ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 46, bạn đọc sẽ được tìm hiểu về nghĩa mới của ところ và những điểm ngữ pháp quan trọng khác. Hãy cùng chúng tôi khám phá để biết rõ hơn nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 46

1. ところです

  • ところ ngoài nghĩa gốc là địa điểm thì còn được dùng để biểu thị thời điểm. Trong bài này, bạn sẽ được học nghĩa thứ 2.
  • Mẫu cấu trúc này được dùng để biểu thị và nhấn mạnh rằng thời điểm hiện tại có vị trí như thế nào trong quá trình diễn biến của một hành vi hay một sự việc nào đó.

Động từ nguyên dạng + ところです

Ý nghĩa: Sắp sửa (làm ~), chuẩn bị (làm ~)

Cách dùng: Diễn tả ý nói của một hành động sắp diễn ra và nhấn mạnh vào thời điểm trước khi diễn ra hành động đó. Mẫu câu này đi kèm với các cụm từ chỉ thời điểm như これから và(ちょうど)いまから

Ví dụ:

かいぎはもうはじまりましたか. Cuộc họp đã bắt đầu rồi à?

いいえ、いまからはじまるところです. Chưa, chuẩn bị bắt đầu.

  • Động từ thể て いるところです

Ý nghĩa: Đang làm gì, đang trong lúc làm gì

Cách dùng: Diễn tả hành động đang diễn ra ở thời điểm nào đó, nhấn mạnh vào thời điểm mà hành động xảy ra (mạnh hơn V ています). Mẫu câu này thường đi kèm với trạng từ chỉ thời gian いま.

Ví dụ:

こしょうのげんいんがわかりしか? Anh/chị đã biết nguyên nhân hỏng chưa ạ?

いいえ、いま しらべて いるところです. Chưa, bây giờ tôi mới xem.

  • Động từ thể た ところです

Ý nghĩa: Vừa mới (làm ~) xong

Cách dùng:

  • Diễn tả hành động vừa mới kết thúc xong và nhấn mạnh vào thời điểm ngay sau khi hành động đó đã hoàn thành.
  • Mẫu câu này chỉ đi với trạng từ chỉ thời gian たったいま

Ví dụ:

8じのバスはもうでましたか? Chuyến xe 8 giờ đã đi rồi sao?

はい、たったいまでたところです。Vâng, vừa mới khởi hành ạ.

Chú ý:

  • Nếu chủ ngữ là sinh vật thì không sử dụng
  • Không sử dụng khi các động từ chỉ trạng thái kết quả như けっこんしている、しっている,…

2. Động từ thể た + ばかりです

Ý nghĩa: Mới/vừa mới làm gì đó

Cách dùng: Diễn tả hành động vừa mới hoàn thành, mới kết thúc nhưng chưa lâu. Thời gian xảy ra chưa lâu đó hoàn toàn là do phán đoán chủ quan của người nói (có thể là mới đây hoặc có thể là xảy ra lâu rồi)

Ví dụ:

やまださんとやまもとさんは 3げつまえにけっこんしたばかりです.

Chị Yamada và anh Yamamoto vừa kết hôn 3 tháng trước.

3. Adj đuôi な +

  • Mẫu câu này sử dụng khi người nói muốn thể hiện rằng mình cảm thấy khá chắc chắn với những điều được nói đến ở phần câu đứng trước ~はずです.
  • Khi sử dụng mẫu câu này, người nói hàm ý rằng mình có cơ sở chắc chắn, lý do khách quan để nhận định như vậy và mình khá chắc chắn vì điều mà mình nói.

Ví dụ:

A: この ワイン、おいしかったですね。Rượu vang này ngon vậy.

B: 高たかいワインなんですから、おいしい はずですよ。Đây là rượu vang đắt tiền nên đương nhiên là ngon rồi.

Trên đây là ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 46 mà chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu đến với bạn đọc. Thông qua những kiến thức này phần nào giúp ích cho bạn trong việc học và luyện thi tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 46 Minna no Nihongo