Home Blog Page 4

Ngữ pháp Bài 25 Minna no Nihongo

Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 25 bạn đọc sẽ được học thể thông thường qua khứ + ら、…, động từ thể た+ら, điều kiện ngược, もし và いくら, N + が, … Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 25

1. Thể thông thường qua khứ + ら、。。。

Ý nghĩa: Nếu/giả sử/giả định ~,…

Cách dùng: Được dùng khi người nói muốn biểu thị ý kiến, tình trạng, yêu cầu của mình trong trường hợp điều kiện được giả định.

Ví dụ:

かねが あったら、りょこうします。

Nếu có tiền tôi sẽ đi du lịch

2. Điều kiện ngược

Cấu trúc:
V thể て+も
Adj đuôi [い] bỏ [い] + くて+も
N/Adj đuôi [な] bỏ [な] +で+も

Nghĩa: Dù ~, cùng ~

Cách dùng: Dùng để diễn tả một hành động nào đó trong một hoàn cảnh nhất định lẽ ra phải làm nhưng lại không làm, một việc nào đó đáng ra phải xảy ra nhưng lại không xảy ra hay một kết quả trái với quan niệm thông thường của mọi người.

Ví dụ:

にちようびでも、しごとを します。

Mặc dù là Chủ Nhật nhưng vẫn làm việc

3. もし và いくら

  • もし được dùng trong mẫu câu giả định [~たら] để nhấn mạnh giả thuyết của người nói.
  • いくら được dùng trong mẫu câu [~ても(~でも] để nhấn mạnh về mức độ điều kiện.

Ví dụ もし:

もし おくえんあったら、いろいろなくにを りょこうしたいです。

Nếu có 100 triệu Yên tôi muốn đi du lịch thật nhiều nước.

Ví dụ いくら:

いくら かんがえても、わかりません。

Mặc dù có suy nghĩ bao nhiêu đi chăng nữa cũng chẳng thể hiểu được.

4. Động từ thể た+ら

Ý nghĩa: Sau khi ~

Cách dùng:

  • Dùng để biểu thị một hành vi hay động tác nào đó sẽ được làm hoặc 1 tình huống sẽ xảy ra khi 1 sự việc nào đó, mà được cho là chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai và được hoàn thành hoặc đạt được.
  • Thì của mệnh đề chính là thì hiện tại.

Ví dụ:

  • なんじごろ けんがくに いきますか。: Khoảng mấy giờ thì đi tham quan?
  • ひるごはんを たべたら、すぐ いきます。: Sau khi ăn cơm trưa xong là đi ngay

5. Danh từ + が

  • Trợ từ này dùng để biểu thị chủ ngữ trong mệnh đề phụ
  • Ngoài mệnh đề phụ với 「から」, ở mệnh đề phụ với 「~たら」、「~手も」、「~と」、「~とき」、「~まえに」、… cũng dùng 「が」để biểu thị cho chủ ngữ.

Ví dụ:

ともだちがくるまえに、へやをそうじします。

Trước khi bạn đến chơi, tôi dọn phòng

Trên đây là nội dung tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 25 mà chúng tôi giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn trong việc học và ôn ngữ pháp tiếng Nhật.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 25 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 24 Minna no Nihongo

Phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 24 mà bạn đọc sẽ được học các cấu trúc câu nhận từ ai cái gì đó, tặng ai cái gì đó,… Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 24

1. くれます

Nghĩa: Cho, tặng giống như [あげます]

Cách dùng:

  • [あげます] biểu thị việc người nói tặng cho ai, người nào đó tặng cho người khác.
  • [くれます] biểu thị việc ai đó tặng, cho người nói hoặc người thân trong gia đình người nói.

Ví dụ:

  • さとうさんは わたしに クリスマスカードを くれました。: Sato đã tặng tôi một tấm thiếp Giáng Sinh.
  • さとうさんは いもうと に おかしを くれました。: Sato đã tặng kẹo cho em gái tôi.

2. Động từ thể て + もらいます

Nghĩa: nhận việc gì đó từ ai, được ai đó làm gì

Cách dùng:

  • Cấu trúc biểu thị lòng biết ơn của người được nhận hành vi giúp đỡ
  • Chủ ngữ chính là người nhận

Ví dụ:

  • わたしはハイさんにひっこしをてつだってもらいました。: Tôi được anh Hải giúp chuyển nhà
  • わたしはともだちにケーキをつくってもらいました。: Tôi được bạn làm tặng bánh

3. Động từ thể て + くれます

Nghĩa: Ai đó làm cho cái gì

Cách dùng:

  • Thể hiện sự cảm tạ sự biết ơn của người nhận hành vi giúp đỡ giống như [~てもらいます]
  • Trong mẫu [~てもらいます] thì chủ ngữ là người nhận
  • Trong mẫu [~てくれます] thì chủ ngữ là người thực hiện hành động
  • Người nhận thường là người nói nên [わたしに] sẽ được lược bỏ

Ví dụ:

  • わたしはゆきちゃんにかさをかしてもらいました。: Tôi được Yuki cho mượn ô
  • ゆきちゃんは(わたしに)かさをかしてくれました。: Yuki đã cho tôi mượn ô

4. Động từ thể て + あげます

Nghĩa: Làm gì cho ai đó

Cách dùng:

  • Khi ai đó làm gì đó cho người khác với ý nghĩa thiện chí, lòng tốt, thân thiện.
  • Chủ ngữ là người thực hiện hành động đó.

Ví dụ:

  • わたしはゆきちゃんにほんごのほんをかしてあげました。: Tôi đã cho bạn Yuki mượn quyển sách tiếng Nhật.
  • わたしはおばあさんにてがみをよんであげました。: Tôi đã đọc thư cho bà.

5. Từ nghi vấn が động từ

Với tất cả các câu nghi vấn mà nghi vấn từ đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu thì đều phải dùng [が] đề biểu thị/ biểu đạt.

Ví dụ:

  • だれがてつだいにいきますか?: Ai sẽ đi giúp đây ?
  • カリナさんがいきます。: Chị Karina sẽ đi

6. Danh từ (người) が động từ

Cấu trúc được dùng khi bổ sung thêm thông tin mới nào đó và trong trường hợp này chủ ngữ phải đi kèm với trợ từ [が].

Ví dụ:

  • すてきな ネクタイですね。: Cà vạt đẹp nhỉ!
  • ええ、さとうさんがくれました。: Vâng, chị Sato đã tặng tôi đấy

Với nội dung tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 24 mà chúng tôi giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp bạn trong việc học tập.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 24 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 23 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 23 bạn đọc sẽ được tìm hiểu nhiều phần kiến thức như とき, V thể từ điển/V thể た + とき, N が Adj/V, V thể từ điển/V thể ない + と,~…. Hãy cùng nhau tìm hiểu để biết thêm nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 23

1. + とき

Cấu trúc: V thể từ điển/V thể ない/N の/Adj đuôi い/Adj đuôi な/N の + とき

Nghĩa cấu trúc: Khi~

Cách dùng:

  • Dùng để nối 2 mệnh đề của câu.
  • Biểu thị thời điểm mà trạng thái, hành động hay hiện tượng được diễn đạt ở mệnh đề sau diễn ra.
  • Thời của Adj, N bổ nghĩa cho câu không phụ thuộc vào thời của câu chính.

Ví dụ:

  • しんぶんをよむとき、めがねをかけます。: Tôi đeo kính khi đọc báo
  • ひま)なとき、えいがをみます。: Khi rảnh rỗi thì tôi xem phim

2. Danh từ (đại điểm)+ を + động từ

Cấu trúc được sử dụng để chỉ địa điểm, vị trí nơi mà 1 người hay 1 vật nào đó đi qua

Ví dụ:

  • こうさてんをみぎへまがります。: Rẻ phải ở ngã tư
  • こうえんをさんぽします。: Đi dạo ở công viên

3. Danh từ が tính từ/động từ

Được dùng để diễn tả hiện tượng tự nhiên, một trạng thái hay là một tình huống nào đó.

Ví dụ:

てんきが あかるくなりました。: Thời tiết trở nên quang đãng

4. Động từ thể từ điển/Động từ thể た + とき

Nghĩa: Khi

Cách dùng:

  • Động từ thể từ điển + とき: Là hành động chưa kết thúc
  • Động từ た + とき: Là hành động đã kết thúc

Ví dụ:

  • とうきょうへいったとき、このかばんをかいました。: Tôi đã mua chiếc cặp này khi đi Tokyo (chiếc cặp được mua sau khi đã đến Tokyo)
  • でかけるとき、でんきをけしてください。: Khi ra khỏi nhà, hãy tắt điện

5. Động từ thể từ điển/Động từ thể ない + と,~

Nghĩa cấu trúc: ~ thì/là ~

Cách dùng:

  • と được dùng để nối 2 mệnh đề của câu
  • Dùng để diễn tả một kết quả tất yếu của một hành động nào đó
  • Không dùng để biểu hiện một ý hướng, một hy vọng, rủ rê hay một sự nhờ vả

Ví dụ:

  • このボタンを おすと、おつりが でます。Nếu bấm nút này thì tiền thừa sẽ chạy ra
  • みぎへ まがると、ゆうびんきょくが あります。: Nếu rẽ phải thì sẽ có một cái bưu điện

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 23 mà bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp ích cho bạn trong việc học ngữ pháp. Chúc bạn thành công!

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 23 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 22 Minna no Nihongo

Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 22 bạn sẽ được tìm hiểu mệnh đề định ngữ, thể từ điển + じかん/やくそく/ようじ. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 22

1. Mệnh đề định ngữ

Trong phần ngữ pháp Bài 2 và Bài 8, bạn đã được học cách dùng danh từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho danh từ như:

  • ハイさんの うち : Nhà của anh Hải
  • あたらしい うち : Nhà mới
  • きれいな うち : Nhà đẹp.

Ngoài ra, câu văn thể thông thường còn có thể bổ nghĩa cho danh từ. Câu văn dùng để bổ nghĩa cho danh từ được gọi là mệnh đề định ngữ (MĐĐN).

Chú ý: Trong tiếng Nhật, từ hay mệnh đề dùng để bổ nghĩa cho danh từ phải đứng trước danh từ.

Khi sử dụng mệnh đề định ngữ để bổ nghĩa cho câu cần lưu ý những gì?

Mệnh đề định ngữ phải ở thể thông thường và được đặt trước danh từ cần bổ nghĩa.

Đối với câu tính từ đuôi な và câu danh từ được chia ở thì không quá khứ, khẳng định thì cần lưu ý 2 điểm chính sau:

  • Nếu câu văn dùng làm mệnh đề định ngữ là câu tính từ đuôi な thì thay thế ~だ bằng ~な trước khi đặt trước N cần bổ nghĩa.
  • Nếu câu văn dùng làm mệnh đề định ngữ là câu danh từ thì thay thế ~だ bằng ~の trước khi đặt trước N cần bổ nghĩa.

Ví dụ:

10年まえ とても しずかだった ハイフォン(は さいきん に ぎやかに なりました)

TP Hải phòng từng rất vắng vẻ 10 năm về trước (gần đây đã trở nên nhộn nhịp)

Nếu trong một câu có danh từ thì lấy riêng danh từ đó ra, sau đó dùng các thành phần còn lại trong câu để tạo thành mệnh đề định ngữ bổ nghĩa cho danh từ đó.

Ví dụ:

ハイさんは ぎんこうで はたらいています。その ぎんこう ABCぎんこうです。: Anh Hải đang làm việc ở ngân hàng. Ngân hàng đó là ngân hàng ABC.

-> ハイさんが はたらいている ぎんこうは ABCぎんこうです。: Ngân hàng mà anh Hải đang làm việc là ngân hàng ABC.

Danh từ được bổ nghĩa bằng mệnh đề định ngữ có thể được sử dụng trong câu với nhiều vai trò khác nhau.

Ví dụ:

これは ハイさんが すんでいた うちです。: Đây là ngôi nhà anh Hải đã từng sống.

ハイさんが すんでいた うちは とても ふるいです。: Ngôi nhà anh Hải đã từng sống rất cũ kỹ.

Nếu một câu văn được dùng làm định ngữ cho danh từ, chủ thể của V/Adj/N ở mệnh đề định ngữ, được biểu thị bằng trợ từ が (không phải は), do nó không phải là chủ đề của câu chính.

Ví dụ:

なりたさんは ケーキを つくりました。: Chị Narita đã làm bánh

-> これは [なりたさんが つくった] ケーキです。: Đây là cái bánh chị Narita đã làm

2. Thể từ điển + じかん/やくそく/ようじ

  • Khi muốn diễn đạt về thời gian để làm một việc gì đó, bạn có thể đặt động từ ở thể từ điển trước じかん để bổ nghĩa cho câu.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cách tương tự để nói về nội dung cho cuộc hẹn, việc gì đó của bạn bằng cách đặt thể từ điển của động từ diễn tả hành động đó trước các từ やくそく、ようじ,…

Ví dụ:

  • わたしは あさごはんを たべる じかんが ありません。: Tôi không có thời gian để ăn sáng
  • きょうは しやくしょへ いくようじが あります。: Hôm nay tôi có việc đi đến tòa thị chính

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 22 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với độc giả. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp ích cho bạn trong việc học ngữ pháp.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 22 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 21 Minna no Nihongo

Trong ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 21 bạn đọc sẽ được tìm hiểu “Câu nói” と いいます (Thể văn thông thường), V | Tính từ đuôi い | Tính từ đuôi な | Thể văn thông thường(~だ), N1 (địa điểm) で N2 が あります, N ( dịp) で, NでもV,… Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 21

1. (Thể văn thông thường)と おもいます

Mẫu câu này được dùng để phỏng đoán hay đưa ra quan điểm của mình về một việc gì đó. Thông tin (các phỏng đoán, quan điểm) được diễn tả bằng động từ おもいます được biểu thị qua trợ từ と.

Biểu thị sự phỏng đoán

A: やまださんは この ニュースを しっていますか。: Anh Yamada có biết tin này không?

B: いいえ、たぶん しらないと おもいます。: Tôi nghĩ chắc anh ấy không biết.

Lưu ý: Khi phỏng đoán nội dung phủ định thì chuyển câu văn trước trợ từ と sang thể phủ định, còn động từ おもいます thì vẫn giữ nguyên.

Biểu thị quan điểm, bày tỏ ý kiến

  • 「~に ついて どう おもいますか」được sử dụng khi muốn hỏi ai đó về quan điểm, ý kiến của họ về một việc gì đó. Khi đi với どう thì không sử dụng trợ từ と.

Ví dụ:

A: しけんは むずかしかったですか:Bài thi khó không?

B: いいえ、あまり むずかしくなかったと おもいます。: Không, tôi thấy không khó lắm.

2. “Câu nói” と いいます (Thể văn thông thường)

Cấu trúc này được dùng để trích dẫn lại lời nói của người khác. Nội dung trích dẫn được diễn tả bằng động từ いいますcũng được biểu thị bởi trợ từ と.

  • Khi trích dẫn trực tiếp những câu mà người khác nói hay đã nói. Ta nhắc lại nguyên văn điều mà chủ thể nói ở trong ngoặc 「  」.

Ví dụ:

やまだ: らいしゅう とうきょうへ しゅっちょうします。

Yamada: Tuần sau tôi sẽ đi công tác Tokyo

–> やまださんは 「らいしゅう とうきょうへ しゅっちょうします」と

いいました。

Anh Yamada nói: “Tuần sau tôi sẽ đi công tác Tokyo”.

  • Khi trích dẫn gián tiếp lại những điều mà người khác nói hay đã nói. Ở phần nội dung trích dẫn trước trợ từ と、 ta nhắc lại nội dung (không cần phải nguyên văn) câu nói đó và chuyển sang thể thông thường. Thì của mệnh đề trích dẫn không phụ thuộc vào thì của câu chính nhé.

Ví dụ:

ハイさん: レポートを かかなければ なりません。

Hải: Tôi phải viết báo cáo

-> ハイさんは レポートを かかなければ ならないと いいました。

Anh Hải nói là anh ấy phải viết báo cáo.

Chú ý: Nếu muốn trích dẫn câu nói của người khác trong dấu ngoặc 「  」thì không cần phải chuyển câu nói đó sang thể thông thường.

3. V | Tính từ đuôi い | Tính từ đuôi な | Thể văn thông thường(~だ)

Khi người nói nghĩ rằng người nghe có sự hiểu biết nhất định về câu chuyện mình nói va hy vọng người nghe cũng sẽ đồng tình với quan điểm của mình. でしょう được thêm vào để xác nhận sự đồng tình của người nghe. Câu văn trước でしょう được chuyển đổi thành thể văn thông thường.

Ví dụ:

A:サイゴンは にぎやかでしょう?: Sài Gòn sầm uất phải không?

B:はい、にぎやかです。: Ừ, sầm uất.

4. N1 (địa điểm) で N2 が あります。

Nghĩa cấu trúc: Ở N1 được tổ chức, diễn ra N2

Cách sử dụng: Khi N2 là các sự kiện như bữa tiệc, buổi hòa nhạc, ngày hội, vụ tai nạn hay thảm họa… Lúc đó [あります] có nghĩa là được tổ chức, diễn ra

Ví dụ:

とうきょうで 日本と ブラジルの サッカーの しあいが あります.

Trận bóng đá giữa Nhật Bản và Brazil diễn ra ở Tokyo.

5. Thể ない+ないと…

  • Là cách nói ngắn gọn của [Động từ thể ない + といけません]. Trong đó, [いけません] bị lược bỏ.
  • Mẫu câu này có nghĩa giống với [Động từ thể ない + なければなりません]
  • [Thể ないといけません] thường được sử dụng trong văn nói chứ hầu như không sử dụng trong văn viết.

Ví dụ:

もう かえらないと…

Tôi phải về bây giờ rồi.

6. N (dịp) で

Cách sử dụng: Dùng để diễn tả một hành động xảy ra trong một dịp nào đó thì dịp đó được biểu thị bởi trợ từ で.

Ví dụ:

かいぎで なにか いけんを いいましたか。

Bạn có ý kiến gì trong buổi họp không?

7. NでもV

でも được dùng để đưa ra một ví dụ từ nhiều thứ cùng loại như đồ ăn, thức uống, sự vật,… khi muốn khuyến khích, khuyên răn ai đó làm làm điều gì đó hoặc khi muốn đề xuất việc gì.

Ví dụ:

ちょっと ビールでも のみませんか

Uống bia hay cái gì đấy không?

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 21 mà chúng tôi đã giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những kiến thức trên phần nào giúp ích cho bạn trong việc học và ôn thi.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 21 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 20 Minna no Nihongo

Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 20 bạn đọc sẽ được tìm hiểu Thể văn lịch sự và thể văn thông thường, thể văn thông thường hay thể văn lịch sự, hội thoại bằng thể thông thường, けど. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 20

1. Thể văn lịch sự và thể văn thông thường

Trong tiếng Nhật có 2 cách nói: cách nói lịch sự và cách nói thông thường.

Các danh từ, tính từ đuôi い , tính từ đuôi な, động từ được sử dụng như vị ngữ của câu từ trước đến nay đều được đặt ở cuối câu có です (hay các biến thể của です:でした、じゃありません、じゃありませんでした)、ます (hay các biến thể của ます:ました、ません、ませんでした) đi theo sau. Câu văn tận cùng là です、ます và các biển thể của chúng thì được gọi là thể văn lịch sự.

Ví dụ:

  • わたしは すしを たべたいです。 : Tôi muốn ăn Sushi.
  • にほんへ いったことが ありません。 : Tôi chưa từng đi Nhật.

Các câu văn có です、ます(ません)ở cuối câu được gọi là thể văn lịch sự. Câu văn mà ở cuối câu không có です、ます hay các biến thể của chúng được gọi là thể văn thông thường.

Chú ý: ~ください tuy không có です、ます ở cuối câu nhưng vẫn là thể văn lịch sự.

2. Sử dụng thể văn thông thường hay thể văn lịch sự?

Thể văn lịch sự được sử dụng bất cứ lúc nào, nơi đâu hay bất kỳ ai. Thể lịch sự được sử dụng nhiều nhất ở hội thoại hằng ngày giữa những người không thân thiết với nhau. Thể văn lịch sự cũng được sử dụng khi bạn nói chuyện với ai đó mới gặp lần đầu, người trên hay thậm chí là những người cùng độ tuổi nhưng không thân thiết. Thể lịch sự cũng được sử dụng khi ai đó nói với người ít tuổi hơn, cấp bậc thấp hơn nhưng không có quan hệ thân thiết.

Thể văn thông thường được sử dụng khi nói chuyện với bạn thân, bạn học hay những người thân trong gia đình. Bạn cần phải biết rõ mối quan hệ giữa mình với người đang nói chuyện như thế nào (tuổi tác, mức độ thân thiết,…) để xem khi nào nên sử dụng thể văn thông thường sao cho phù hợp. Nếu bạn sử dụng thể văn thông thường không đúng trường hợp thì sẽ bị hiểu nhầm là thất lễ nên hãy lưu ý nhé.

Thể văn thông thường được sử dụng nhiều trong văn viết như sách, báo, nhật kí…đều được viết ở thể văn thông thường. Thể văn lịch sự được viết trong thư từ, email phỏng vấn,…

3. Hội thoại bằng thể thông thường

  • Trong câu hỏi thì lược bỏ か đi. Để thể hiện đó là câu hỏi thì ta sẽ lên giọng ở cuối câu.
  • Trong câu nghi vấn danh từ hoặc tính từ đuôi な, thì ngoài か、chữ だ- thể thông thường của です cũng được giản lược. Trong câu trả lời khẳng định, lược bỏ chữ だ hoặc thêm một trờ từ cuối câu làm cho âm điệu trở nên nhẹ nhàng hơn. Đối với con gái hầu như không sử dụng だ.
  • Trong thể văn thông thường, các trợ từ tất yếu có thể lược bỏ nếu như ý nghĩa của câu đó đã rõ ràng. Tuy nhiên, đối với những trợ từ khác như で、に、から、まで、と,… thường không được lược bỏ vì nếu không có chúng thì nghĩa của câu không rõ ràng.
  • Trong thể thông thường thì âm い trong “thể て+いる” thường bị lược bỏ.

4. けど

けど có chức năng giống với が, dùng để nối hai mệnh đề với nhau. Nó thường được sử dụng trong các hội thoại. けど có thể đi cùng với thể văn thông thường lẫn thể văn lịch sự. Khi đi với thể văn lịch sự, trước けど phải có です.

Ví dụ:

A : その カレーライス(は) おいしい?: Món cơm cari kia ngon không?

B : うん、からいけど、おいしい。: Có, hơi cay nhưng mà ngon.

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 20 mà chúng tôi giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ trên phần nào giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 20 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 19 Minna no Nihongo

Phần Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 19 bạn đọc sẽ được học về động từ thể た, đây được xem là một trong những nền tảng quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Đồng thời, cấu trúc câu [なります] cũng sẽ được giới thiệu đến với bạn đọc với nhiều cách khác nhau. Hãy cùng chúng tôi học ngay bây giờ nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 19

Động từ thể [た]

Động từ thể [た] được chia giống với động từ thể [て], chỉ việc đổi [て] thành [た], [で] thành [だ] là đã hoàn thành.

Động từ nhóm 1:

Động từ Thể [た]
ます いた
ます いた
およます およいだ
ます んだ
あそます そんだ
ます った
ます った
ます った
はなます はなした

Động từ nhóm 2:

Đối với nhóm động từ này chỉ cần bỏ [ます] thêm [た] vào sau

Ví dụ:

  • たべます ー> たべた
  • ねます ー> ねた

Động từ nhóm 3:

  • します ー>した
  • きます ー>きた

Động từ thể [た]こと + が あります

Nghĩa cấu trúc: Đã từng

Cách sử dụng: Dùng để nói về một điều gì đó đã gặp, đã từng trải qua trong quá khứ. Diễn tả việc không thường xuyên xảy ra

Ví dụ:

  • あなたはにほんへいったことがありますか。: Bạn đã bao giờ đến Nhật Bản chưa?
  • いいえ、(いちど)ありません。: Chưa, chưa lần nào.
  • おさけをのんだことがありますか。: Bạn đã bao giờ uống rượu chưa?
  • はい。あります/ はい、2回(かい)あります。: Có, tôi đã từng / Có, đã uống 2 lần.

なります

Nghĩa cấu trúc: trở thành, trở nên dùng để biểu thị sự thay đổi về trạng thái

Tính từ đuôi [い]: Bỏ đuôi [い] thay thế bằng [く] + [なります]

Ví dụ:

さむい ー>さむく なります: Trở nên lạnh

Tính từ đuôi [な]: Bỏ đuôi [な] thay thế bằng [に] + [なります]

Ví dụ:

げんき(な) ー>げんきになります: Trở nên khỏe

Danh từ: Thêm [に] + [なります]

Ví dụ:

25さいになります: Sang tuổi 25

そうですね

  • Được dùng để biểu thị đồng ý hay thông cảm với điều mà người đối diện nói vì mình cũng biết hay cũng nghĩa thế.
  • Có thể diễn ta điều tương tự khi nói [そうですか] khi hạ giọng ở cuối câu.

Ví dụ:

  • さむくなりましたね。: Trời trở lạnh rồi nhỉ
  • 。。。そうですね!: Vâng, đúng thế nhỉ!

Động từ thể [た] り、Động từ thể [た] り + します

Nghĩa cấu trúc: làm gì, làm gì,…

Cách dùng:

  • Dùng để liệt kê một vài hành động đại diện trong nhiều hành động mà chủ thể thực hiện không theo thứ tự thời gian, không cần biết cái nào diễn ra trước, diễn ra sau.
  • Thì từng câu được biểu thị ở cuối câu.

Ví dụ:

  • にちようびそうじ)したり、せんたくしたりします。: Vào ngày Chủ Nhật tôi dọn nhà rồi giặt quần áo,…
  • まいばんおんがくをきいたり、かんじをか)いたりします。: Mỗi tối tôi nghe nhạc, viết Kanji,….

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 19 mà bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng với những cấu trúc trên đây phần nào giúp bạn tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 19 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 18 Minna no Nihongo

Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 18 bạn sẽ được học các cấu trúc như Thể từ điển(じしょけい), [Danh từ/ Vる こと] ができます, わたしの しゅみは [N/ Vること] です, なかなか, ぜひ,… Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 18

1. Thể từ điển(じしょけい)

Nhóm 1: Các động từ thuộc nhóm này luôn có âm cuối phần thể ます là những âm thuộc hàng. Để tạo thể từ điển của động từ chỉ cần thay thế âm đó bằng âm tương ứng ở hàng .

Ví dụ:

  • のみーます ―> のむ
  • かいーます ―> かう

Nhóm 2: Để tạo thể từ điển của những động từ nhóm 2,chỉ việc thêm る vào sau phần thể ます.

  • みーます ―> みる
  • あびーます ―> あびる

Nhóm 3: Thể từ điển của động từ “きます” là “くる”, “します” là “する” và những động từ dạng “ N+ します” là “ N+する”.

  • けっこん(します) ―> けっこんする
  • さんぽ(します) ―> さんぽする

2. [Danh từ/Vる こと] ができます ( Vる:Kí hiệu viết tắt của động từ ở thể từ điển)

できます là động từ dùng để biểu đạt năng lực hay khả năng. Danh từ hoặc Vること (thể từ điển của động từ + こと) đứng trước trợ từ が để biểu thị nội dung của khả năng hay năng lực nào đó.

Đối với danh từ: Các danh từ được đặt trước が đa phần là những danh động từ diễn tả một hành động hay động tác (lái xe, nhảy, trượt tuyết,…). Những danh từ đi cùng với hành động はなす như にほんご、えいご、… Hoặc những danh từ đi kèm với hành động ひくnhư ピアノ、ギター cũng có thể sử dụng trong trường hợp này.

Ví dụ:

ハイさんは にほんごが できます。

Anh Hải có thể nói tiếng Nhật/ Anh ấy biết tiếng Nhật

Đối vơi động từ: Khi động từ được sử dụng để biểu đạt năng lực hay khả năng, thì sẽ thêm vào sau thể từ điển của động từ đó ことđể danh từ hóa động từ này, sau đó thêm vào đằng sau nó ができます.

Ví dụ:

ハイさんは かんじを よむことが できます。

Anh Hải đọc được chữ Hán/ Anh Hải có thể đọc chữ Hán

3. わたしの しゅみは [N/Vること] です

“ Vること” dùng để diễn tả nội dung của những sở thích một cách cụ thể hơn so với việc chỉ dùng mỗi danh từ.

Ví dụ:

わたしの しゅみは サッカーを する ことです。

Sở thích của tôi là chơi bóng đá.

4. なかなか

Khi なかなか đi kèm với dạng phủ định có nghĩa: không dễ dàng, mãi mà không.

Ví dụ:

なかなか かんじを おぼえることが できません。

Mãi mà không nhớ được chữ Hán

5. ぜひ

ぜひ được dùng với những mẫu câu để diễn tả sự mong muốn, yêu cầu như ほしいです、Vたいです、Vてください、Vましょう để nhấn mạnh mong muốn hay yêu cầu gì đó.

Ví dụ:

ぜひ あそびに きてください。

Anh nhất định (phải) đến chơi nhé

6. [V1る/ Nの/ Số từ chỉ một khoảng thời gian] まえに、 V2

Động từ: Được dùng khi muốn nói rằng hành động 2 xảy ra trước khi hành động 1 được tiến hành. Do đó, khi thì của động từ 2 ở dạng quá khứ hoặc tương lai thì động từ 1 vẫn luôn ở thể từ điển (vì trước hành động 2 thì hành động 1 vẫn chưa xảy ra).

Ví dụ:

ねる まえに、ほんを よみます。

Tôi đọc sách trước khi đi ngủ

Danh từ: Khi まえに đứng sau một danh từ nào đó thì phải thêm trợ từ の vào giữa danh từ và まえに. Các danh từ đứng trước まえに là những danh từ diễn tả hoặc ám chỉ một hành động nào đó.

Ví dụ:

しょくじの まえに、てを あらいます。

Tôi rửa tay trước khi ăn

Số từ dùng để chỉ một khoảng thời gian ( 1年、2かげつ、3しゅうかん、…) : Nếu まえに đứng sau số từ chỉ khoảng thời gian thì không cần thêm trợ từ の vào giữa.

Ví dụ:

わたしは 3かげつまえに ハノイへ きました。

Tôi đến Hà Nội 3 tháng trước

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 18 mà bạn đọc có thể tham khảo. Mong rằng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thể tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 18 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 17 Minna no Nihongo

Trong ngữ pháp Minna no Nihongo bài 17, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các động từ thể [ない] cùng một số cấu trúc đi kèm. Để nắm rõ về nội dung ngữ pháp, hãy cùng nhau tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây nhé.

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 17

1. Thể ない của Động từ

Thể của động từ khi đi kèm với [ない] gọi là thể [ない] của động từ.

Ví dụ:

[かかない] là thể [ない] của động từ [かきます].

2. Động từ thể [ない] + ないでください

Nghĩa cấu trúc: Đừng làm ~

Cách sử dụng: Khi muốn khuyên nhủ hay yêu cầu ai không làm gì việc gì đó

Ví dụ:

  • わたしはげんきですから、しんぱいしないでください。: Tôi khỏe lắm nên đừng có lo lắng.
  • ここでしゃしんをとらないでください: Xin đừng chụp ảnh tại đây.

3. Chia động từ thể [ない]

Động từ nhóm 1:

Động từ Thể [ない]
ます かない
ます かない
およます およがない
ます まない
あそます あそばない
ます たない
ます らない
ます わない
はなます はなさない

Động từ nhóm 2:

Đối với động từ nhóm 2 thì thể [ない] giống như thể [ます]

Ví dụ :

  • たべます ー> たべない
  • いれます ー> いれない

Động từ nhóm 3:

Với động từ [します] thì thể [ない] giống thể [ます]. Đối với động từ [きます] thì là [こ(ない)]

Ví dụ:

  • きます ー> こない
  • べんきょうします ー> べんきょうしない

4. Danh từ (Tân ngữ) は

Cách dùng: Đưa tân ngữ lên làm chủ đề để nhấn mạnh ý muốn diễn tả
Vì được đưa lên làm chủ đề nên trợ từ [を] của tân ngữ được thay thế bằng [は]

Ví dụ:

ここににもつをおかないでください。: Đừng để hành lý ở đây

-> にもつはここにおかないでください。: Hành lý thì xin đừng để ở đây

5. Danh từ (Thời gian) + までに + Động từ

Nghĩa cấu trúc: Trước

Cách dùng: Các hành động hay công việc phải được tiến hành trước thời hạn được chỉ định bởi [までに].

Chú ý: [までに] khác với trợ từ [まで] và trợ từ [に]

Ví dụ:

  • かいぎは5じまでにおわります。: Cuộc họp sẽ kết thúc trước 5h00
  •  どようびまでにほんをかえさなければなりません。: Phải trả sách trước Thứ 7

6. Động từ thể [ない] + なければなりません

Nghĩa cấu trúc: phải…, bắt buộc phải…

Cách sử dụng: Dùng để biểu thị một việc được xem như nghĩa vụ phải làm, bất chấp ý hướng của người làm.

Chú ý: Động từ chia sang thể [ない], bỏ [い] + [ければなりません]

Ví dụ:

  • くすり)をのまなければなりません。: Phải uống thuốc.
  • まいにちにほんごをべんきょうしなければなりません。: Hàng ngày (tôi) phải học tiếng Nhật.

7. Động từ thể [ない] + なくてもいいです

Nghĩa cấu trúc: Không phải làm ~

Cách sử dụng: Dùng để biểu thị sự không cần thiết của hành vi mà động từ diễn tả

Chú ý: Động từ chia sang thể [ない] bỏ [い]

Ví dụ:

  • あすこなくてもいいです。: Ngài mai bạn không đến cũng được
  • どようびのごごべんきょうしなくてもいいですか。: Chiều Thứ 7 không học có được không ạ?

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 17 mà bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thể tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 17 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 16 Minna no Nihongo

Trong phần Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 16 bạn đọc sẽ được tìm hiểu các cấu trúc: V1て、V2て、~; V1て +  から, V2; い – adj ( ~い ) => ~くて、~; [N/な- adj] + で、~; N1 は N2が “Adj”; どうやって; どの N. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tông hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 16

1. V1て、V2て、~

Để nối các câu động từ lại với nhau ta sử dụng thể て. Nếu có nhiều hơn hoặc hai hành động liên tiếp xảy ra thì sử dụng thể て để sắp xếp chúng theo thứ tự xảy ra hành động. Thì các câu phức dạng này được quy định bởi thì của động từ ở cuối câu.

Ví dụ:

けさ 6時 に おきました。さんぽしました。それから、あさごはんを たべました。

=> けさ 6時に おきて、さんぽして、それから あさごはんを たべました。

Sáng nay tôi dậy vào lúc 6h00, đi dạo và sau đó ăn sáng.

Chú ý:

  • Mẫu câu này được sử dụng với các hàng động cùng một chủ thể. Tức là chủ thể của động từ V1, V2, V3,… phải là một.
  • Các động từ được xếp theo trình tự thời gian xảy ra hành động.

2. い – Adj ( ~い ) => ~くて、~

Để nối một câu tính từ đuôi い và một câu tính từ khác. Chỉ cần bỏ 「いです」của tính từ đuôi い và thêm sau nó 「~くて」 rồi nối với câu còn lại. Thì của câu phức được quy định bởi thì của tính từ ở cuối câu.

  • いーいです   -> よくて
  • おおきーいです -> おおきーくて
  • ちいさーいです -> ちいさーくて

Ví dụ:

ベトナムりょうりは おいしいです。そして やすいです。

―> ベトナムりょうりは おいしくて、やすいです。

Đồ‌ ‌ăn‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌ngon‌ ‌và‌ ‌rẻ‌.

Lưu ý: Cách này chỉ dùng để nối những câu tính từ mang nghĩa tương đồng nhau.

Ví dụ:

にほんりょうりは おいしくて、たかいです(X)

―> にほんりょうりは おいしいですが、たかいです。(O)

3. [N/な- Adj] + で、~

Khi muốn nối một câu Adj đuôi な hoặc một câu N với một câu tính từ hoặc danh từ khác. Chỉ cần thay「です」của tính từ đuôi な hoặc danh từ bằng「で」rồi nối với câu còn lại. Thì của câu phức được quy định bởi thì của tính từ hoặc danh từ ở cuối câu.

Ví dụ:

やまださんは ハンサムです。そして しんせつです。

―> やまださんは ハンサムで、しんせつです。

Anh Yamada vừa đẹp trai vừa thân thiện (đẹp trai và thân thiện).

Lưu ý:

  • Cấu trúc không chỉ được dùng để nối những câu có cùng chủ đề mà có thể dùng để nối cả những câu khác chủ đề với nhau nữa
  • Không sử dụng để nối những tính từ có ý nghĩa trái ngược nhau

4. V1て +  から, V2

Dùng để nói về quan hệ trước sau về mặt thời gian của 2 hành động. Ở đây, người nói muốn nhấn mạnh hành động thứ 2 được tiến hành sau khi hành động 1 kết thúc. Thì được quy định bởi thì của động từ nằm ở cuối câu.

Ví dụ:

でんきを けします。それから、きょうしつを でます。

―> でんきを けしてから、きょうしつを でます。す。

Tôi tắt điện, sau đó rời khỏi phòng học.

Chú ý:

Khác biệt với mẫu V1て、V2て、~, chủ thể của động từ V1 và V2 có thể khác nhau.

S của mệnh đề phụ được biểu thị bằng trợ từ が.

Trong một câu chỉ dùng Vてから được một lần:

Chẳng hạn: まどを しめてから、でんきをしてから、きょうしつを でます。(X)

―> まどを しめて、でんきを してから、きょうしつを でます。(O)

5. どうやって

どうやって được dùng để hỏi về cách thức, phương pháp để làm một việc gì đó.

Ví dụ:

A:おおさかから とうきょうまで どうやって いきますか。: Bạn đi từ Osaka đến Tokyo bằng cách nào?

B:おおさかで でんしゃに のって、しんおおさかで しんかんせんに のりか えて、とうきょうで おります。: Lên tàu điện ở Osaka, chuyển sang Shinkansen ở Shin Osaka rồi xuống tại Tokyo.

6. どの N

Trong bài 2, chúng ta đã học các từ この、その、あの. Từ dùng để hỏi của các từ này là どの. Được dùng để đề nghị người nghe chỉ định ra một thứ hoặc 1 người từ những vật mà người nghe đưa ra.

Ví dụ:

A:なりたさんは どの ひとですか。: Chị Narita là người nào?

B:あの せが たかくて、かみが くろい ひとです。: Là người dáng cao và tóc đen kia.

7. N1 は N2が “Adj”

Cấu trúc này được sử dụng để nói về thuộc tính, đặc điểm của một vật hoặc một người nào đó. N2 là chủ đề của câu và được biểu thị bằng trợ từ , N2 là chủ thể của tính từ (tức là chủ thể của thuộc tính, đặc điểm được đề cập đến) và được biểu thị bằng trợ từ が. N2 là 1 bộ phận của N1.

Ví dụ:

このみせは コーヒーが おいしいです。

Cửa hàng này cà phê ngon.

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 16 mà bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng với những kiến thức trên phần nào giúp bạn lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 16 Minna no Nihongo