Home Blog Page 6

Ngữ pháp Bài 5 Minna no Nihongo

Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 5 chúng ta sẽ được học N ( địa điểm) へ いきます/ きます/ かえります, ( Từ để hỏi ) + [ trợ từ ]+ [ も ]+ [ phủ định ], N (phương tiện giao thông ) で いきます/きます/かえります,… Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 5

1. N(địa điểm) + へ + いきます / きます / かえります

  • Nghĩa cấu trúc: Đi / đến / trở về N (địa điểm)
  • Cách sử dụng: Dùng để diễn tả hành động đi / đến / trở về địa điểm nào đó. Trong khi động từ chỉ sự di chuyển thì trợ từ 「へ」 được dùng sau danh từ chỉ phương hướng hoặc địa điểm.
  • Chú ý: [へ] trong trường hợp này え được đọc là [え]

Ví dụ minh họa:

  • ブラジルへ きました。: Tôi đã đến Brazil.
  • ながさきへ いきます。: Tôi đi Nagasaki.
  • くにへ かえります。: Tôi về nước.

2. N (phương tiện giao thông) + で + いきます / きます/ かえります

  • Nghĩa cấu trúc: Đi / đến / về bằng phương tiện gì
  • Cách sử dụng: Trợ từ 「で」biểu thị phương tiện hay cách thức tiến hành một sự việc nào đó. Dùng trợ từ nay sau danh từ chỉ phương tiện giao thông và sử dụng với động từ di chuyển(いきます|きます|かえります)biểu thị cho cách thức di chuyển.

Ví dụ minh họa:

  1. タクシーできました。: Tôi đã đến bằng taxi.
  2. でんしゃでいきます。: Tôi đi bằng tàu điện.

Chú ý: Nếu đi bộ thì dùng 「あるいて」mà không kèm trợ từ「で」

Ví dụ: えきからあるいてかえります: Tôi đã đi bộ từ ga về

3. N (người/động vật) + と + Động từ

  • Nghĩa cấu trúc: Làm gì với ai/ con gì
  • Cách sử dụng: Được dùng với trợ từ「と」 để biểu thị cho một đối tượng nào đó (người hoặc động vật) cùng thực hiện hành động

Ví dụ minh họa:

かぞくとにほんへきました。: Tôi đã đến Nhật Bản cùng với gia đình.

Chú ý: Trong trường hợp thực hiện hành động một mình thì dùng「ひとりで」. Trường hợp này thì không dùng trợ từ「と」.

Ví dụ minh họa:

ひとりでとうきょうへいきます。: Tôi đi Tokyo một mình.

4. どこ「へ」も いきません / いきませんでした

  • Nghĩa cấu trúc: Không đi đâu cả!
  • Cách sử dụng: Khi muốn phủ định hoàn toàn đối tượng hoặc phạm vi của từ nghi vấn thì dùng trợ từ「も」. Trong mẫu câu này thì động từ phải ở dạng phủ định.

Ví dụ :

  1. どこ「へ」もいきません。: Tôi không đi đâu cả/ Tôi chẳng đi đâu cả
  2. なんにもたべません。: Tôi không ăn gì cả (Bài 6)
  3. だれもいません。: Không có ai (Bài 10)

5. いつ

  • Nghĩa cấu trúc: Khi nào
  • Cách sử dụng: Được dùng để hỏi thời điểm làm gì hay xảy ra một việc gì đó. Đối với 「いつ」 thì không phải dùng trợ từ 「に」ở sau.

Ví dụ minh họa:

  • いつにほんへきましたか。: Bạn đến Nhật Bản bao giờ?
  • 3月25日にきました。: Tôi đến Nhật vào ngày 25 tháng 3.
  • いつひろしまへいきますか。: Khi nào bạn sẽ đi Hiroshima?
  • らいしゅういきます。: Tuần sau tôi sẽ đi.

6. よ

Cách sử dụng: よ đặt ở cuối câu để nhấn mạnh một thông tin nào đó mà người nghe chưa biết được, hoặc để nhấn mạnh ý kiến hay sự phán đoán của người nói đối với người nghe.

Ví dụ minh họa:

  • このでんしゃはこうしえんへいきますか。: Tàu điện này có đi đến Koshien hay không?
  • いいえ、いきません。つぎのふつうですよ。: Không, không đi. Chuyến tàu thường tiếp theo mới đi.

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo bài 5 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với độc giả. Thông qua chia sẻ này phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 5 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 4 Minna no Nihongo

Trong ngữ pháp Minna no Nihongo bài 4 chúng ta sẽ được làm quen nhiều cấu trúc như: Vます, 今(いま) ~時(じ) ~分(ふん)です, N (thời gian) に V, Vます/Vません/Vました/Vませんでした, N1 から N2 まで,… Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Tỏng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 4

1. 今(いま) ~時(じ) ~分(ふん)です

Trong tiếng Nhật, người ta sử dụng đơn vị đếm thời gian là 時じ(giờ)và 分ふん(phút)kết hợp với các số đếm để chỉ về thời gian. Các số đếm được đặt trước các đơn vị chỉ thời gian.

Ví dụ minh họa:

16じ15ふん: 16 giờ 15 phút。

Đơn vị đếm phút (分) sẽ được đọc khác nhau tùy theo số đếm đi trước nó:

Đọc là [ふん] khi đứng sau các số đếm như: 2,5,7,9 hoặc những số có tận cùng là các chữ số trên.

Đọc là [ぷん] khi đứng sau các số đếm như 1,3,4,6,8,10 hoặc những số có tận cùng là những chữ số trên. Các số đếm 1,6,8,10 khi đọc cùng với [ぷん] sẽ bị biến âm thành [いっ]、[ろっ]、[はっ] và じゅっ(じっ.)

Khi nói về giờ cũng cần chú ý các cách đọc đặc biệt với các giờ sau:

  • 4時(じ): Đọc là [よじ] không đọc là [よんじ]
  • 7時(じ): Đọc là [しちじ] không đọc là [ななじ]
  • 9時(じ): Đọc là [くじ] không đọc là [きゅうじ]

Từ dùng để hỏi [何なん] khi đi kèm với các đơn vị chỉ số đếm, được dùng để hỏi các câu hỏi liên đến số đếm hoặc số lượng. Ở đây, từ [何時なんじ] có lúc là [何分なんぷん] dùng để hỏi về thời gian.

A : 今 何時なんじですか。: Bây giờ là mấy giờ rồi?

B : 16時じ10分ぷんです。: 16 giờ 10

Lưu ý: Như bài 1, trợ từ cho biết chủ đề của một câu. Một từ chỉ địa danh danh cũng có thể được sử dụng như chủ đề của một câu:

A : ニューヨークは いま なんじですか。: New York bây giờ là mấy giờ rồi?

B : ごぜん 4じです。: 4 giờ sáng.

2. Vます

  • Thể ます là một trong số các thể của động từ trong tiếng Nhật. Các động từ kết thúc bằng ますcó chức năng làm vị ngữ của câu.
  • Thể ます làm cho câu nói trở nên lịch sự hơn.

Ví dụ minh họa:

わたしは まいにち べんきょうします。: Tôi học mỗi ngày.

3. Vます/ Vません/ Vました/ Vませんでした

Thể ます được dùng để diễn tả một sự thật khách quan:

Dẫn chứng: nước sôi ở 100 độ, mặt trời mọc từ đằng Đông,… một sự việc đã trở thành thói quen, một sự thật chân lý.

Có thể gọi ます là thể khẳng định của V ở thời không quá khứ (gồm cả hiện tại và tương lai) dạng lịch sự. Thể phủ định và thể quá khứ của ます được biến đổi như sau:

Không phải quá khứ (hiện tại/tương lai) Quá khứ
Khẳng định (おき)ます (おき)ました
Phủ định (おき)ません (おき)ませんでした

 

Ví dụ minh họa:

  1. まいあさ 6じに おきます。: Hàng ngày tôi thức dậy lúc 6h00.
  2. あした 6じに おきます。: Ngày mai tôi sẽ thức dậy lúc 6h00.
  3. けさ 6じに おきました。: Sáng nay tôi thức dậy lúc 6h00.

Dạng câu hỏi của những câu động từ:

Là những câu kết thúc bằng động từ cũng có cấu tạo tương tự những câu danh từ. Nó có cấu tạo giống với câu trần thuật và thêm vào cuối mỗi câu.

Với dạng câu hỏi này, khi trả lời phải nhắc lại động từ. Không được sử dụng câu trả lời ngắn gọn như そうです hoặc そうじゃありません đã học trong Bài 2.

Ví dụ 1:

A :きのう べんきょうしましたか。: Hôm qua bạn có học không?

B1:はい、べんきょうしました。: Có, tôi có học.

B2 : いいえ、べんきょうしませんでした。: Không, tôi không học.

Ví dụ 2:

A : まいあさ なんじに おきますか。: Hàng ngày bạn thức dậy lúc mấy giờ?

B : 6じに おきます。: Tôi dậy lúc 6 giờ.

4. N1 から N2 まで

  • から dùng để chỉ thời gian hoặc địa điểm bắt đầu một sự việc nào đó
  • まで dùng để chỉ thời gian hoặc địa điểm kết thúc một sự việc nào đó

Ví dụ 1:

ごぜん9じから ごご5じまで  はたらきます。: Tôi làm việc từ 9h00 đến 17h00.

Ví dụ 2:

おおさかから とうきょう まで 3じかん かかります。: Đi từ Osaka đến Tokyo mất 3 tiếng (Ngữ pháp bài 11)

から và まで không phải lúc nào cũng đi cùng nhau

Ví dụ minh họa:

9じから はたらきます。: Tôi làm việc từ 9h00.

~から、~まで、~から~まで、đôi lúc được sử dụng trực tiếp với です ở cuối câu

Ví dụ minh họa:

  1. ぎんこうは 9じから 3じまでです。: Ngân hàng mở cửa từ 9h00 đến 15h00.
  2. ひるやすみは 12じからです。: Giờ nghỉ trưa bắt đầu từ 12h00

5. ね

  • Trong tiếng Nhật, có những từ được gọi là “từ cuối câu” (giống với từ “nhỉ” trong tiếng Việt). Chúng được đặt vị trí cuối câu để biểu hiện thái độ của người nói.
  • được dùng ở cuối câu để biểu đạt cho người nghe cảm xúc của mình. Hoặc thể hiện sự mong muốn người nghe đồng tình với những gì mình muốn nói ( ね không được sử dụng khi độc thoại).
  • được sử dụng để xác nhận lại một sự việc nào đó. Khi sử dụng các từ cuối cây này phải chú ý đến ngữ điệu đọc. Tùy theo cách lên giọng hay xuống giọng mà nghĩa của câu sẽ khác nhau.

Ví dụ 1:

A : まいあさ 9じから 5じまで べんきょうします。: Mỗi sáng tôi học từ 9 giờ đến 5 giờ.

B :(それは)たいへんですね。 (đọc hạ giọng xuống) : (Thế thì) vất vả nhỉ/mệt nhỉ!

Ví dụ 2:

A : やまださんの でんわばんごうは 871の6813です。: Số điện thoại của Yamada là 871-6813.

B : 871-6813ですね。 (đọc cao giọng lên): 871-6813 hả.

Lưu ý: ね không phải lúc nào cũng mang nghĩa là nhỉ như tiếng Việt

6. N (time) に V

Để chỉ thời điểm tiến hành một động tác, một sự di chuyển, ta thêm trợ từ sau danh từ chỉ thời gian. Lưu ý, bạn chỉ được thêm trợ từ vào trước các danh từ đi cùng với số đếm. Chẳng hạn như: ngày, tháng, năm hoặc giờ,…

Có thể thêm trợ từ vào trước danh từ chỉ các ngày trong tuần, mặc dù nó không thực sự cần thiết. Còn lại các danh từ chỉ thời gian không đi cùng với số đếm khác. Ví dụ như: sáng nay, hôm qua, mùa hè,…thì không thêm trợ từ vào đằng sau.

Ví dụ minh họa:

  1. 6時半じはんに おきます。: Tôi thức dậy lúc 6h30
  2. きのう べんきょうしました。: Hôm qua tôi học.
  3. 7月2日に ハノイへ きました。( Bài 5): Tôi lên Hà Nội vào ngày mồng 2 tháng 7
  4. にちようび[に] ハイフォンへ いきます。(Bài 5): Chủ Nhật tôi sẽ đi Hải Phòng.

7. N1 と N2

Trợ từ と được dùng để nối 2 danh từ với nhau.

Ví dụ minh họa:

ぎんこうの やすみは どようびと にちようびです。: Ngân hàng nghỉ làm (đóng cửa) ngày Thứ 7 và Chủ Nhật.

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo bài 4 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ trên phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 4 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 3 Minna no Nihongo

Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 3 bạn sẽ được tiếp cận với cấu trúc câu: Chỗ này, chỗ đó, chỗ kia; Mẫu câu chỉ nơi chốn;… Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 3

1. ここ / そこ / あそこ は N [địa điểm] です

Nghĩa : Chỗ này/ chỗ kia/ chỗ đó là N(địa điểm)

  • [ここ] Chỗ này (gần người nói)
  • [そこ] Chỗ đó (gần người nghe)
  • [あそこ] Chỗ kia (xa người nói và người nghe)

Cách sử dụng: Dùng để giới thiệu, chỉ cho ai đó một nơi nào đó

Ví dụ minh họa:

ここは うけつけ です。: Đây là bàn tiếp tân

Để thể hiện sự cung kính, lịch sự đối với người nghe, chúng ta có thể dùng những từ sau với nghĩa tương đương:

  • [こちら] thay cho [ここ]
  • [そちら] thay cho [そこ]
  • [あちら] thay cho [あそこ]

2. N は どこ / どちら ですか。

Nghĩa : N ở đâu?

[どこ ] , [どちら] đều có nghĩa là ở đâu, nhưng [どちら] thể hiện sự trang trọng, lịch sự hơn.

Cách sử dụng: Hỏi về cái gì đó hay ai ở đâu

(N có thể là vật, người hoặc là [ここ], [そこ], [あそこ])

Ví dụ minh họa:

  1. ここは どこ / どちら ですか。: Đây là đâu?
  2. トイレは どこ / どちら ですか。: Nhà vệ sinh ở đâu?
  3. ミラーさんは どこ / どちら ですか。: Anh Miller đang ở đâu?

3. N1 は N2 (địa điểm) です

Nghĩa: N1 đang ở N2 (địa điểm)

(N1 chỉ vật, người hay [ここ], [そこ] ,[あそこ])

Cách sử dụng: Cho biết ai đó/cái gì đang ở đâu

Ví dụ minh họa:

  1. ここは きょうしつです。: Đây là phòng học.
  2. トイレは あちらです。: Nhà vệ sinh ở đằng kia.
  3. ミラーさんは じむしょです。: Anh Miller ở văn phòng.

4. お国はどちらですか

Dùng [どちら] để thể hiện tính lịch sự trong câu nói

Cách sử dụng: Dùng để hỏi về đất nước của ai đó

Ví dụ minh họa:

A: お国はどちらですか?: Anh/chị là người nước nào?

B: ベトナムです。: Việt Nam.

5. N1 の N2

Nghĩa: N1 của / từ N2

N1 là tên một quốc gia hay tên một công ty, còn N2 là một sản phẩm nào đó.

Cách sử dụng: Dùng để nói về xuất xứ, nguồn gốc của một sản phẩm hay đồ vật nào đó.

Ví dụ minh họa:

IMCのコンピューターです。: Máy tính của công ty IMC.

Chú ý: Để đặt câu hỏi về nơi xuất xứ, nguồn gốc của một sản phẩm hay đồ vật nào đó thì dùng thêm [どこの] + sản phẩm:

Ví dụ minh họa:

A: これはどこのワインですか?: Đây là rượu của nước nào?

B: イタリアのワインです。: Rượu Ý ạ.

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 3 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 3 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 2 Minna no Nihongo

Trong phần ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 2 chúng ta sẽ được học cách sử dụng ngữ pháp N5 tiếng Nhật về các đại từ chỉ định, thể hiện ý định của bạn vào việc gì đó.

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 2

1. これ / それ / あれ

これ、それ、あれ là những từ dùng để chỉ vật và có chức năng như 1 danh từ.

  • それ: Dùng để chỉ những vật ở gần người nghe
  • これ: Dùng để chỉ những vật ở gần người nói
  • あれ: Dùng để chỉ những vật ở cách xa cả người nói và người nghe

Ví dụ 1:

A : これは じしょですか。: Đây là quyển từ điển phải không?

(Câu trên, A là người nói, B là người nghe. A đang cầm vật gì đó trong tay hoặc đang ở gần với vật đó hơn B)

B : いいえ、じしょじゃ ありません。 それは ノートです。: Không phải đâu. Đó là quyển vở.

( Trong câu này, B là người nói, A là người nghe. Quyển vở lúc này ở gần với A)

Ví dụ 2:

A: あれは 何(なん)ですか。: Kia là cái gì vậy?

B: あれは かばんです。: Kia là cái cặp.

Trường hợp này thì cả A và B đều ở cách xa cái cặp.

2. そうです / そうじゃ ありません

そう được sử dụng để trả lời tóm tắt cho câu nghi vấn danh từ (câu nghi vấn mà tận cùng bằng những danh từ).

  • はい、そうです: Câu trả lời khẳng định
  • いいえ、そうじゃ ありません: Câu trả lời phủ định

Trong câu trả lời, tránh lặp lại những từ giống với câu hỏi mà nên sử dụng そう để trả lời cho tự nhiên hơn.

Lưu ý: Chỉ được sử dụng そう để trả lời khi câu đó là câu nghi vấn có tận cùng là danh từ. Với câu nghi vấn tận cùng là động từ hoặc tính từ thì không được trả lời theo kiểu này.

Ví dụ 1:

A:それは テレホンカード ですか。: Đây là thẻ điện thoại phải không?

B1:はい、テレホンカードです。: Vâng, đây là thẻ điện thoại.

B2:はい、そうです。: Vâng, đúng rồi.

Ví dụ 2:

A:それは ラジカセ ですか。: Đây là đài cassette phải không?

B1:いいえ、ラジカセではありません。: Vâng, đây là đài cassette.

B2 :いいえ、そう じゃ ありません。: Không, không phải.

3. ~は S1 ですか 、S2 ですか

S1ですか、S2ですか là dạng câu hỏi lựa chọn. Trong đó, ngươi hỏi đưa ra 2 phương án trả lời để người nghe chọn ra phương án đúng.

Khi trả lời cho dạng câu hỏi này, không nên sử dụng các từ như 「はい」hoặc「いいえ」, mà chỉ cần nói ra phương án mình lựa chọn là được.

Ví dụ minh họa:

A: これは ポールペンですか、シャープペンシルですか。: Đây là bút bi hay bút chì máy?

B: シャープペンシルです。: Bút chì máy.

4. このN / そのN / あのN

この、その、あの dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng sau nó. Tương tự với これ、それ、あれ, ta có:

  • この: Dùng để bổ nghĩa cho những danh từ chỉ những vật gần với người nói.
  • その: Dùng để bổ nghĩa cho những danh từ chỉ những vật ở gần người.
  • あの: Dùng để bổ nghĩa cho các danh từ chỉ vật ở xa cả người nói lẫn người nghe.

Ví dụ 1:

A: このほんは 何(なん)の ほんですか。: Sách này là sách gì vậy?

(Câu này, A là người nói, B là người nghe. Nhưng quyển sách lại gần A hơn B)

B: そのほんは えいごの ほんです。: Quyển sách đó là sách tiếng Anh.

(Câu này, B là người nói, A là người nghe và quyển sách đó đang ở gần A hơn B)

Ví dụ 2:

A:あの方 は どなたですか。: Người đó là ai?

B: あの方は なごやだいがくの せんせいです。: Người đó là giáo viên của trường đại học Nagoya.

(Trường hợp này, giáo viên của trường đại học Nagoya đứng cách xa cả A và B)

5. N1のN2

Ở bài 1, ta đã được học 1 ý nghĩa của trợ từ 「の」, dùng để chỉ việc N2 là một bộ phận của N1.

Trong ngữ pháp bài 2, bạn sẽ được học 2 ý nghĩa khác của trợ từ này.

N1 dùng để giải thích, bổ nghĩa cho N2

Ví dụ 1:

これは コンピューターの ほんです。: Đây là sách về máy tính.

Ví dụ 2:

A: これは 何の ざっしですか。: Đây là tạp chí gì vậy?

B: それは じどうしゃの ざっしです。: Đó là tạp chí về xe hơi.

Chỉ sự sở hữu, N2 thuộc sở hữu của N1

Trường hợp này, N đứng sau thường được giản lược khi đã rõ nghĩa.

Ví dụ 1:

このほんは わたしの ほんです。: Quyển sách này là quyển sách của tôi.

Ví dụ 2:

A:あれは だれの かばんですか。: Kia là cặp của ai vậy?

B :マイさんの です。: Của Mai

(Trường hợp này không cần thêm かばん vào đằng sau trợ từ . Bởi vì cả người nói và người nghe đều biết N muốn nói đến sau đó là gì dựa vào câu hỏi).

Ví dụ 3:

A : このかばんは Bさん のですか。: Cái cặp này là của B phải không?

B : いいえ、 わたし の じゃ ありません。: Không phải, của tôi.

(Nếu là N chỉ người thì không được giản lược)

Ví dụ 4:

A:ミラーさんは IMCの しゃいんですか。 : Anh Miller là nhân viên công ty IMC phải không?

B:はい、 IMCの しゃいんです。: Đúng rồi.

(Trường hợp này dù cả 2 đều biết Danh từ đứng sau Trợ từ 「の」 là gì, nhưng không giản lược được vì đó là từ chỉ người).

Lưu ý:

Ở cách dùng thứ 2 này cũng bao hàm ý nghĩa của cách dùng thứ 1 mà bạn đã được học ở bải 1. Nhưng phải lưu ý rằng, việc sở hữu ở đây không đơn thuần làlà sở hữu trong tiếng Việt, mà có ý nghĩa rất rộng, ý chỉ cả việc N2 là một bộ phận của N1.

(Ví dụ: Sinh viên đại học Luật, nhân viên công ty FPT,…Trong trường hợp này, sinh viên và nhân viên chỉ là 1 bộ phận của công ty và trường đại học chứ không thuộc sở hữu của công ty hay trường đại học).

Do đó, cần nhận thức được rằng trợ từ「の」 trong tiếng Nhật không có nghĩa là “của”. Mà từ “của” trong tiếng Việt chỉ là một trong số những ý nghĩa của trợ từ の khi dịch sang.

6. そうですか

そうですか được sử dụng khi người nói nhận được một thông tin gì đó mới mẻ và muốn thể hiện họ đã hiểu thông tin đó. Tuy nhiên, khi nói chữ ở cuối câu phải hạ thấp giọng xuống.

Ví dụ minh họa:

A : この かさは あなたの ですか。: Đây là ô (dù) của bạn phải không?

B :いいえ、ちがいます。 ハイさんの です。: Không phải. Ô của Hải.

A : そうですか。: Thế à.

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 2 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 2 Minna no Nihongo

Ngữ pháp Bài 1 Minna no Nihongo

Giáo trình Minano Nihongo là giáo trình thông dụng và uy tín được các trường dạy tiếng Nhật tại Việt Nam và toàn thế giới sử dụng. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc ngữ pháp Minna no Nihongo bài 1 để tham khảo và học tập nhé!

Tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 1

1. Trợ từ: は、も、の、か、

Khác với tiếng Việt, tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính. Các từ hoặc ngữ có thể tách rời nhau và được nối với nhau bởi trợ từ nào đó. Trong tiếng Nhật có nhiều loại trợ từ và cách sử dụng cũng rất đa dạng. Chính những trợ từ này mà thứ tự của các thành phần trong một câu của tiếng Nhật có thể được thay đổi một cách dễ dàng mà nghĩa của câu không bị khác đi. Trong bài 1, chúng ta sẽ được học 4 trợ từ sau: は、も、の、か…

2. ~も~です => ~ cũng là ~

được sử dụng với tiền đề là khi sự việc nào đó mà nó chỉ ra giống với sự việc ở mệnh đề trước đó.

Ví dụ:

私わたしは ベトナム人 です。: Tôi là người Việt

アンさん も ベトナム人 です。: Bạn An cũng là người Việt.

3. N1 は N2 じゃ ありません

じゃ ありません là dạng phủ định của です. Đây là cách nói được sử dụng nhều trong giao tiếp hội thoại thường ngày. Khi viết thì sử dụng dạng chính đó là では ありません.

Ví dụ:

私わたし は ぎんこういん じゃ (では)ありません。: Tôi không phải là nhân viên ngân hàng.

Chúng ta có cấu trúc sau: ~は~ ですか => ~ là ~ phải không.

Trợ từ được đặt ở vị trí cuối câu để biến câu trở thành câu nghi vấn. Khi trả lời cho câu hỏi dạng này, chúng ta phải bắt đầu bằng các từ sau: はい hoặc いいえ.

例2:

A : ハイさん は いしゃですか。: Anh Hải là bác sĩ phải không?

B : はい、いしゃです。: Đúng, anh Hải là bác sĩ.

例3:

A : やまださん は かいしゃいん ですか。 : Anh Yamada là nhân viên công ty phải không?

B : いいえ、かいしゃいんじゃ ありません。ぎんこういんです: Không phải, anh Yamada không phải là nhân viên công ty. Anh ấy là nhân viên ngân hàng.

4. N1 は N2 です N1 là N2

Trợ từ được dùng sau N1 để biểu thị N1 chính là chủ đề trong câu.

です được dùng ở cuối câu để khẳng định thì hiện tại dạng “N1 là N2“. Thể hiện sự tôn trọng, lịch sự dành cho đối tượng nghe.

例1:

私わたし は 学生がくせい です。: Tôi là sinh viên ( Chú ý: Trợ từ は không có nghĩa là “là”)

5. N1 の N2 です。S は ~さいです => S ~ tuổi

Cấu trúc trên nối 2 danh từ với nhau, danh từ N1 xác định cho danh từ N2. Trường hợp này biểu hiện tính sở thuộc, tức là N2 là một bộ phận của N1 và thuộc về N1.

例1:

A: 私は なごやだいがくの 学生 です。: Tôi là sinh viên trường đại học Nagoya

B: やまださんは FPTの 社員 です。: Anh Yamada là nhân viên công ty FPT.

Hỏi tuổi: ~は なんさい/ おいくつ ですか => Mấy tuổi/bao nhiêu tuổi.

Chú ý: Khi hỏi về tuổi tác thì おいくつですか là cách hỏi lịch sự hơn なんさいですか.

例2:

はなちゃんは 9さい です。 : Em bé Hana 9 tuổi.

例3:

A: たかひろくんも 9さいですか。: Bé Takahiro cũng 9 tuổi phải không?

B: いいえ、たかひろくんは 9さいじゃありません。: Không phải, bé Takahiro không phải 9 tuổi.

A: たかひろくんは なんさいですか。: Takahiro bao nhiêu tuổi?

B:たかひろくんは 8さいです。: Takahiro 8 tuổi.

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 1 mà chúng tôi muốn gửi đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp ích cho bạn trong việc học và luyện ngữ pháp.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 1 Minna no Nihongo

Các mẫu câu Nếu Thì trong tiếng Nhật đầy đủ, chi tiết nhất

0

Mẫu câu Nếu Thì trong tiếng Nhật là một trong số các mẫu câu quen thuộc và thông dụng trong đời sống sinh hoạt của con người. Chúng ta thường hay sử dụng mẫu câu này để diễn tả một việc gì đó có thể xảy ra trong điều kiện nào đó đúng không nào?

Ngữ pháp

~たら

~たら
~たら

Cấu trúc: Vた形 + ら: Nếu…thì…

Cách sử dụng: Dùng để diễn đạt khi có điều kiện nhất định gì đó nhất định gì đó thì việc nào đó sẽ xảy ra.

Ví dụ minh họa:

  1. 田中さん、時間があったら、一緒に遊びに行こう。: Tanaka ơi, nếu có thời gian thì đi chơi cùng với tớ nhé.
  2. もう少し暖かくなったら、散歩をはじめます。: Nếu trời ấm thêm một chút thì tôi sẽ bắt đầu tản bộ.
  3. もし地震が起きたら、すぐ机の下に入ってください。: Giả sử nếu có động đất xảy ra thì hãy chui xuống dưới bàn nhé.

~と

~と
~と

Cấu trúc: ふつう形 + と: Nếu…thì…

Cách sử dụng: Dùng để diễn đạt ý nếu vế 1 xảy ra thì vế 2 chắc chắn sẽ xãy ra. Hai vế của câu thường nói đến các hiện tượng tự nhiên, các sự việc đương nhiên xảy ra hoặc xảy ra theo một cơ chế, tuần tự, thói quen, có tính lặp lại.

Ví dụ:

  1. 一所懸命勉強しないと、日本語が上手になりませんよ。: Nếu không học chăm chỉ thì không giỏi tiếng Nhật được đâu.
  2. このボタンを押すと、エアコンが開きます。: Nếu nhấn nút này thì điều hòa sẽ mở.
  3. あのかどを右にまがると、駅が見えます。: Nếu rẽ phải ở góc đó thì bạn sẽ thấy nhà ga.

~ば

~ば
~ば

Cấu trúc: ~ばの形: Nếu…thì…

Cách sử dụng: Dùng để diễn tả sự việc hay hành động gì đó sẽ xảy ra trong một điều kiện nhất định.

Ví dụ minh họa:

  1. もし暑ければ、エアコンをつけましょう。: Nếu trời nóng thì hãy bật máy điều hòa.
  2. バスに乗れば、学校まで15分です。: Nếu mà đi xe buýt thì 15 phút là đến trường.
  3. 辞書を使わなければ、この本は読めません。Tôi không thể đọc cuốn sách này nếu không sử dụng từ điển.

~なら

~なら
~なら

Cấu trúc: ~ならの形: Nếu…thì…

Cách sử dụng: Mẫu câu này khác với ~ば、~たら、~と ở chỗ là người nói sẽ dựa vào điều kiện để nêu lên vế câu 1 để đưa ra mong muốn, mệnh lệnh, đánh giá hay ý định của mình ở vế 2.

Ví dụ minh họa:

  1. 近いなら、歩きます。: Nếu mà gần thì sẽ đi bộ.
  2. ホーチミン市へ行くなら、飛行機が便利です。: Nếu đi đến Sài Gòn thì đi bằng máy bay sẽ tiện.
  3. 子どもの名前は、男の子なら「こうた」、女の子なら「さくら」がいいです。: Đối với tên của trẻ con, nếu là con trai thì nên là Kota còn nếu là con gái thì nên đặt tên Sakura.

Trên đây là bài viết các mẫu câu nếu thì trong tiếng Nhật mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với chia sẻ này phần nào giúp bạn trong việc học tập và áp dụng vào đời sống.

Cách học chữ Kanji cho người mới bắt đầu hiệu quả cao

0

Đối với những ai mới bắt đầu học tiếng Nhật, Kanji được xem là “nỗi sợ kinh hoàng”. Do đó, nhiều người đang tìm cách học chữ Kanji cho người mới bắt đầu sao cho đạt hiệu quả nhất. Nếu bạn cũng đang lo lắng nên học Kanji như thế nào cho ghi nhớ nhanh và lâu thì nhất định phải đọc nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Khái quát về chữ Kanji

Sau khi học xong hai bảng chữ cái Hiragana và Katakana, bạn sẽ được học bảng chữ cái khó nhất trong tiếng Nhật đó là Kanji (chữ Hán).

Khi học tiếng Nhật bạn có thể thấy, có 80% văn bản là chữ Hán, phần còn lại là chữ Hiragna và Katakana. Đây cũng là đặc điểm chung của các văn bản trong tiếng Nhật. Liệu bạn có đang thắc mắc tại sao người Nhật lại dùng Kanji nhiều đến như vậy không? Lí do được cho là vì người Nhật dùng chữ Hán để khắc phục hiện tượng đồng âm khác nghĩa và rút ngắn độ dài trong câu.

Mỗi chữ Kanji thường có 2 âm đọc đó là âm On (On-yomi) và âm Kun (Kun-yomi). Vậy hai âm này có gì khác biệt?

  • Khi đứng cùng các chữ Kanji khác thì sẽ được đọc theo âm On
  • Nhưng nếu chữ Kanji đứng một mình hoặc với Hiragana thì sẽ đọc theo âm Kun.

Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ sau:

Ví dụ:

Âm On và âm Kun của chữ Kanji

Chắc chắn rồi, bạn sẽ cần phải học thuộc 2000 chữ Kanji để có thể đọc hiểu sách báo tiếng Nhật. Đối với trình độ sơ cấp N5, bạn cần học 100 – 150 chữ. Với khối lượng từ nhiều như vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất ngay từ lúc đầu, việc lựa chọn cách học chữ Kanji phù hợp với bản thân mình là điều hết sức quan trọng.

Cách học chữ Kanji cho người mới bắt đầu siêu hiệu quả

Học Kanji bằng Flashcards

Flashcards gồm những tấm card khổ nhỏ hợp thành một bộ, mỗi tấm card đều sử dụng được cả mặt trước và mặt sau. Bạn có thể tự làm flashcards hoặc mua sẵn.

  • Mặt trước: Dùng để viết chữ Kanji.
  • Mặt sau: Dùng để ghi âm Hán Việt hoặc âm On-Kun và các từ liên quan.

Cách học:

Với phần mặt chữ có chứa chữ Kanji, đọc lên nghĩa, âm Hán Việt và các từ liên quan đến nó. Bạn hãy kích thích trí nhớ đến mức có thể tìm ra đáp án trước khi lật mặt sau. Tiếp đến, luyện tập cách viết Kanji bằng cách nhìn mặt âm Hán Việt trước. Sau đó luyện tập xuôi và ngược luân phiên nhau để có kết quả ghi nhớ tốt nhất.

Một số lưu ý khi dùng Flashcards:

  • Không nên đưa quá nhiều thông tin vào trong tấm Flashcard.
  • Vẽ hình minh họa hoặc cắt dán hình từ các tạp chí lên Flashcards. Việc trang trí sinh động giúp học bài nhanh thuộc hơn.
  • Mang theo Flashcards bên mình: Tạo thói quen học chữ Kanji mỗi ngày.
  • Hoán đổi vị trí các tấm flashcard sau mỗi lần ôn tập. Nếu bạn hay ghi nhớ thông tin theo thứ tự sắp đặt sẽ khiến bạn khó để nhớ được thông tin khi nó ở trong 1 tình huống khác.
  • Đánh dấu Flashcards: Đánh dấu tấm flashcard đã ghi nhớ, sau 2-3 lần đánh dấu những tấm flashcard bạn có thể gạt sang một bên và ôn lại sau khoảng thời gian dài. Đối với các flashcard chưa nhớ thì nên dành thời gian xem lại nhiều lần hơn.

Ưu điểm khi học flashcard: Thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện khi có thể mang đi bất cứ đâu.

Nhược điểm: Tốn thời gian để ghi nội dung lên các tấm thẻ.

Học Kanji bằng cách liên tưởng

Liên tưởng hình sang chữ

Chữ Kanji có nguồn gốc là chữ tượng hình được người xưa tạo nên bằng cách tưởng tượng dựa vào hình ảnh đời sống. Do đó, một trong những cách học chữ Kanji thú vị là liên tưởng và so sánh chữ theo sự vật, hiện tượng xung quanh.

Ví dụ minh họa:

Liên tưởng sự vật thành chữ Kanji
Liên tưởng sự vật thành chữ Kanji

Từ ví dụ trên bạn có thể thấy, những thửa ruộng vuông vức hay cái cây. Sau khi giản lược các nét ta có kết quả cuối cùng là chữ Kanji “Điền” và “Mộc”. Dựa vào cách liên tưởng này, bạn vừa nhớ được mặt chữ, vừa nắm được nghĩa của chữ Hán đó.

Liên tưởng chữ sang hình

Dựa theo nghĩa của chữ Kanji, hãy liên tưởng đến hình ảnh và câu chuyện sao cho hợp lý nhất với nghĩa của từng chữ. Những câu chuyện càng thú vị, đặc sắc thì càng dễ in sâu vào trong trí nhớ của bạn hơn. Phần thú vị của phương pháp này đó là không có đáp án chuẩn, vì nó phụ thuộc vào trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của từng người.

Ví dụ chữ Thời
Ví dụ chữ Thời

Với chữ Thời trên đây, bạn có thể liên tưởng như sau: Người xưa đã quan sát hiện tượng “Mặt trời” chiếu xuống que trên mặt “Đất”, sau đó dựa vào “Bóng chiếu” để biết được “Thời gian”.

Ưu điểm: Thông qua việc liên tưởng, từ một chữ Kanji qua các hình ảnh sinh  động sát với nghĩa của từ, bạn sẽ hiểu được chữ Kanji và có thể học tốt, ghi nhớ lâu.

Nhược điểm: Chủ yếu áp dụng khi học chữ Knaji sơ cấp N5 và N4. Nếu lên N3, N2, N1 thì phức tạp hơn và không dễ dàng để liên tưởng.

Học Kanji bằng cách viết và viết

Luyện viết là phương pháp học truyền thống mà bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng có thể áp dụng được.

Cách học:

  • Bạn hãy chuẩn bị cho mình một quyển vở để viết Kanji (nên dùng vở ô ly).
  • Luyện viết nhiều lần chữ Kanji cần học. Trong khi viết có thể viết kèm cả âm On và Kun. Nên kết hợp vừa viết vừa đọc to chữ đó để ghi nhớ được lâu hơn.
  • Nên viết và kết nối các chữ Kanji thành từ hay câu có nghĩa. Trong quá trình học ngữ pháp hay luyện viết đoạn văn, cố gắng viết Kanji nhiều nhất có thể với những từ mình đã học được.

Ưu điểm: Luyện được cách viết, nhớ được nghĩa và mặt chữ. Nếu cần viết chữ Hán bạn có thể viết được luôn mà không cần phải suy nghĩ nhiều và chữ Hán này nằm trong trí nhớ lâu dài của bạn.

Nhược điểm: Luyện viết mất nhiều thời gian hơn. Những chữ học lúc đầu nhớ lâu và nhanh nhưng về sau khi học nhiều Kanji hơn có thể bị nhầm lẫn giữa các chữ có nét tương tự. Cách học này cũng nhanh nhàm chán và buồn ngủ.

Học Kanji qua bộ thủ

Bộ thủ chính là thành phần cơ bản cấu tạo nên chữ Kanji, bản thân nó cũng là chữ Kanji. Nhưng cũng có những bộ thủ biến đổi khác với chữ ban đầu.

Ví dụ minh họa: 水 → 氵, 人 → 亻. Mỗi chữ Kanji được ghép bởi hai hoặc nhiều bộ thủ khác nhau. Với tổng cộng 214 bộ thủ trong tiếng Nhật, mỗi bộ đều có ý nghĩa riêng biệt.

Việc nắm chắc các bộ thủ sẽ giúp ích nhiều cho việc ghi nhớ và đoán nghĩa chữ Kanji.

Ví dụ minh họa: Những chữ có bộ Thủy [ 氵] nghĩa là Nước – thường liên quan đến nước, sông, hồ,… Bộ Tâm [ 忄] nghĩa là Trái tim – thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc. Nếu ở trình độ sơ cấp, bạn không cần phải học hết 214 bộ thủ, chỉ cần ghi nhớ khoảng 30 bộ thủ cơ bản là có thể áp dụng tốt vào việc học chữ Kanji rồi.

Cách học:

  • Với một chữ Kanji, bạn hãy phân tích thành các bộ thủ nhỏ, dựa vào nghĩa của các bộ thủ để suy ra nghĩa của từ đó.
  • Lọc các chữ Kanji có bộ thủ giống nhau rồi tìm ra điểm tương đồng trong nghĩa của các chữ.

Ưu điểm: Khi đã nắm được bộ thủ, khi học lên cao bạn hoàn toàn dễ dàng phân tích được chữ Kanji. Bằng cách đó, bạn dễ nhớ nghĩa hơn và cũng dễ viết lại. Hơn nữa, khi đi thi có thể dựa vào bộ thủ để đoán nghĩa, chọn đáp án chính xác.

Nhược điểm: Phương pháp này thích hợp với các chữ Kanji có tính phức tạp ở trình độ Trung cấp và Cao cấp vì được ghép bởi nhiều bộ thủ. Nhưng so với trình độ sơ cấp còn phức tạp gấp nhiều lần.

Ghi nhớ bằng âm Hán Việt

Đây là cách học gần gũi nhất của người Việt, do ngày xưa Việt Nam cũng sử dụng chữ Hán. Trong cuộc sống hiện nay, chữ Hán Việt vẫn chiếm khoảng 75% số lượng từ vựng trong tiếng Việt. Do đó, nhiều từ vựng trong tiếng Nhật khi đọc âm Hán Việt gần giống với nghĩa tiếng Việt.

Ví dụ minh họa:

Kanji Âm Hán Việt Nghĩa
学生 Học sinh Học sinh
救急車 Cứu cấp xa Xe cấp cứu
国際大学 Quốc tế đại học Đại học quốc tế

Cách học:

  • Bất cứ lúc nào học chữ Kanji mới thì cũng phải tìm cách ghi nhớ luôn âm Hán Việt của chữ Kanji đó.
  • Kết hợp với ôn tập bằng flashcards để có hiệu quả tốt nhất
  • Kiểm tra lại âm Hán Việt toàn bộ các chữ mình đã học bằng bảng âm Hán Việt như dưới đây.
Bảng chữ Kanji bao gồm âm Hán Việt
Bảng chữ Kanji bao gồm âm Hán Việt

Lưu ý: Mỗi chữ Kanji đi kèm với 1 âm Hán Việt, nhưng 1 âm Hán Việt lại có nhiều nghĩa, nhiều chữ.

Ưu điểm: Với lợi thế chữ Hán Việt có sẵn trong tiếng Việt, bạn dễ dàng nhanh thuộc chữ Kanji và có tính ứng dụng cao khi đọc văn bản. Khi gặp một từ mới nào đó, nếu biết âm Hán Việt bạn có thể không biết cách đọc nhưng vẫn đoán được nghĩa. Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ.

Nhược điểm: Không phải chữ Hán Việt nào cũng có âm Hán Việt sát với nghĩa của từ, nên khi học cũng phải chú ý với những chữ đó. Đặc biệt, bạn cũng ên đánh dấu những trường hợp đặc biệt kẻo sử dụng lại sai.

Những lưu ý khi học chữ Kanji

Học đúng thời điểm: Nhiều người cố gắng học nhồi nhét trong khoảng thời gian ngắn. Theo nghiên cứu chỉ ra về khả năng quên của não bộ con người, trung bình với 1 từ mới học nếu không ôn tập sau một ngày khả năng quên là 70%. Do đó, mấu chốt của việc ghi nhớ không phải là học thật nhiều mà hãy học đúng thời điểm.

Học chữ Kanji nên học đúng thời điểm
Học chữ Kanji nên học đúng thời điểm

Đừng cố ép mình nhớ tất cả âm On-Kun của mỗi chữ: Đừng tập trung quá nhiều thời gian vào việc học hết tất cả âm On và Kun của mỗi chữ do có nhiều âm On-Kun không hay được sử dụng. Thay vì học riêng lẻ từng chữ thì bạn có thể học theo từng từ mới liên quan đến chữ Kanji đó, dần dần sẽ tự mình rút ra được quy luật đọc của chữ.

Trên đây là bài viết cách học chữ Kanji cho người mới bắt đầu hiệu quả, nhanh thuộc mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

Lương của giáo viên dạy tiếng Nhật hiện nay là bao nhiêu?

0

Hiện nay, số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam ngày một tăng cao, điều này đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội về việc giảng dạy liên quan đến tiếng Nhật. Nhiều người đang thắc mắc lương của giáo viên dạy tiếng Nhật hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Khái quát về mức lương của giáo viên tiếng Nhật hiện nay

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu học tiếng Nhật tăng cao với nhiều đối tượng khác nhau, như học sinh, sinh viên hay những người đi làm. Nhu cầu tăng mạnh khiến cho giáo viên tiếng Nhật có thêm nhiều cơ hội hơn.

Việc tìm kiếm công việc, bên cạnh vị trí, môi trường làm việc thì lương cũng là yếu tố rất quan trọng mà người lao động quan tâm. Vì tiếng Nhật hot hiện nay nên mức thu nhập mang lại cũng là con số ấn tượng.

Lương của giáo viên tiếng Nhật hiện nay
Lương của giáo viên tiếng Nhật hiện nay dao động với nhiều con số khác nhau

Theo thống kê cho thấy, mức lương trung bình của giáo viên tiếng Nhật tại thị trường Việt Nam dao động khoảng 10 triệu đồng/tháng. Khoảng thu nhập cho ngành này là khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nếu dạy học nhiều năm và có tiếng tăm, lương của bạn cao hơn những con số này nữa.

Vốn dĩ, có nhiều mức lương khác nhau bởi các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng chi trả cho người lao động phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau như môi trường làm việc, kinh nghiệm, trình độ và các yếu tố khác. Để hiểu rõ hơn mức lương của giáo viên tiếng Nhật được phân chia dựa trên những tiêu chí nào hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Các tiêu chí về mức lương của giáo viên dạy tiếng Nhật

Có nhiều tiêu chí được đề ra mỗi khi tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Nhật tại các trường học hay các trung tâm. Mỗi nơi sẽ có từng tiêu chí đánh giá khác nhau, mỗi người cũng có năng lực và kỹ năng khác nhau nên điều này đã có sự phân chia đến mức lương của giáo viên tiếng Nhật. Vậy tại thị trường Việt Nam tiếng Nhật được đánh giá dựa trên tiêu chí nào?

Mức lương của giáo viên dạy tiếng Nhật theo kinh nghiệm làm việc

Lương của giáo viên tiếng Nhật được hưởng theo cấp khác nhau tùy theo kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Người có kinh nghiệm càng nhiều thì mức lương càng cao. Cụ thể như sau:

  • Đối với giáo viên chưa có kinh nghiệm, mức lương rơi vào khoảng 5 – 8 triệu đồng/tháng.
  • Giáo viên có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm, mức lương rơi vào khoảng 8 – 12 triệu đồng/tháng.
  • Giáo viên từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, mức lương rơi vào khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.
  • Trên 5 năm kinh nghiệm, mức thu nhập có thể trên 20 triệu đồng/tháng.

Mức lương của giáo viên dạy tiếng Nhật theo trình độ bằng cấp N3, N2, N1

Trình độ của giáo viên cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến mức lương của giáo viên. Với từng cấp độ khác nhau N3, N2, N1 sẽ có các mức lương khác nhau tùy theo trường và trung tâm trả. Mức lương càng cao đồng nghĩa với trình độ tiếng Nhật càng giỏi. Hơn nữa, để có thể đi dạy bạn cần đảm bảo trình độ tiếng Nhật là N3 trở lên.

Mức lương của giáo viên dạy tiếng Nhật theo trình độ bằng cấp N3, N2, N1
Mức lương của giáo viên dạy tiếng Nhật theo trình độ bằng cấp N3, N2, N1

Mức lương chia theo trình độ như sau:

  • Giáo viên có trình độ N3 thì có mức lương dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Giáo viên có trình độ N2 thì có mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Giáo viên có trình độ N1 thì có mức lương dao động trên 20 triệu đồng/tháng.

Mức lương giáo viên tiếng Nhật tại trường học hoặc trung tâm

Lương của giáo viên dạy tiếng Nhật có sự khác nhau khi làm việc ở những môi trường khác nhau. Nếu bạn làm giáo viên tại các trung tâm ngoại ngữ thì khác biệt so với lương của giáo viên tại trường học.

Mức lương giáo viên tiếng Nhật tại trường học khác với trung tâm
Mức lương giáo viên tiếng Nhật tại trường học khác với trung tâm

Thường thì giáo viên dạy tiếng Nhật tại các trường đại học chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật sẽ rời vào khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng. Nhưng đối với các trung tâm ngoại ngữ, mức lương rơi vào khoảng từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, nếu dạy tại các trung tâm xuất khẩu lao động thì có thể trên 20 triệu đồng/tháng.

Trên đây là bài viết mức lương của giáo viên dạy tiếng Nhật hiện nay mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Như vậy, chúng ta có thể thấy được mức lương của giáo viên tiếng Nhật phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau đúng không nào.

10 loại học bổng du học Nhật Bản hiện nay

0

Các loại học bổng du học Nhật Bản đang là vấn đề được nhiều người quan tâm khi đi du học Nhật Bản. Bởi vì, học bổng du học chính là nguồn kinh phí tốt nhất giúp cho các bạn du học sinh có thể trang trải cuộc sống tại đây.

1. Học bổng của Chính phủ Nhật Bản

Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Monbukagakusho – MEXT Scholarship) được hình thành vào năm 1954. Mang đến cho sinh viên nước ngoài các loại học bổng toàn phần phổ biến nhất mà sinh viên có thể xin được.

Bạn có thể nộp đơn xin học bổng MEXT qua Đại sứ quán hay Lãnh sự quán của Nhật tại Việt Nam. Hoặc bạn cũng có thể nộp đơn xin trực tiếp qua trường dự định theo học.

Cách xét duyệt qua Đại Sứ Quán:

Cách nộp đơn xin học bổng toàn phần của chính phủ Nhật gồm hồ sơ và xét duyệt qua tiến cử của Đại sứ quán: Khoảng vào tháng 4 hàng năm, những thông tin chi tiết về học bổng Mext được công khai niêm yết tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng có công văn thông báo gửi đến các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, bộ, ngành… Sau khi có thông báo chính thức, các ứng viên có thể chuẩn bị hồ sơ để xin học bổng này, quy trình xét tuyển mỗi năm có thể có sự thay đổi rõ rệt, nhưng về mặt cơ bản như sau:

  • Thông báo chính thức thông tin chi tiết học bổng
  • Thí sinh làm hồ sơ và xin giấy giới thiệu của trường, cơ quan đang học tập và công tác.
  • Nộp hồ sơ lên Bộ GD&ĐT
  • Bộ GD&ĐT sẽ xét duyệt hồ sơ, sau đó công bố danh sách sơ tuyển
  • Chuyển danh sách sơ tuyển sang Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán tại Việt Nam
  • Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán tại Nhật công bố ngày thi, môn thi hoặc phỏng vấn tùy vào từng năm
  • Thí sinh tiến hành thi/phỏng vấn
  • Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán tại Nhật chuyển hồ sơ tiến cử lên Bộ Giáo dục Nhật Bản (MEXT)
  • Công bố danh sách trúng tuyển, phát giấy gọi trúng tuyển
  • Chuẩn bị làm hồ sơ đi du học
  • Đến Nhật Bản du học
MEXT Scholarship
MEXT Scholarship

Cách xét duyệt từ trường đại học tại Nhật Bản:

Cách nộp đơn xin học bổng từ trường đại học ở Nhật Bản chia thành hai đối tượng như sau:

Sinh viên ngoại quốc muốn đến học tại trường và nộp đơn xin trước khi đến Nhật:

  • Sinh viên liên hệ trực tiếp với Phòng Quản lý sinh viên quốc tế tại trường có nguyện vọng theo học để nhận thông tin chi tiết.
  • Nộp hồ sơ cho trường đại học đó.
  • Trường sẽ xét duyệt hồ sơ và công bố danh sách sơ tuyển, ngày thi, môn thi hay phỏng vấn tùy theo thể lệ của từng trường.
  • Thí sinh tiến hành thi hoặc phỏng vấn (có thể phỏng vấn qua online)
  • Trường sẽ chuyển hồ sơ tiến cử lên Bộ Giáo dục Nhật Bản (MEXT)
  • Trường công bố danh sách trúng tuyển và phát giấy gọi trúng tuyển cho ứng viên
  • Thí sinh chuẩn bị làm hồ sơ đi du học
  • Tham gia học tập tại Nhật Bản

Đối với du học sinh đang học tại trường đại học theo dạng tư phí:

Sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Quản lý sinh viên quốc tế của trường có nguyện vọng theo học để nhận thêm thông tin chi tiết.

Sinh viên trải qua quá trình xét duyệt và thi/phỏng vấn tương tự như 2 đối tượng trên. Tùy từng trường đại học mà có những ưu đãi khác nhau dành cho sinh viên theo học.

2. Học bổng du học Nhật Bản toàn phần Asean

Học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN được cung cấp mỗi năm dành cho du học sinh Việt Nam, chương trình hỗ trợ học phí và việc làm giúp bạn trang trải cuộc sống tại Nhật. Học bổng này phù hợp với các bạn có học lực và gia đình có điều kiện kinh tế bình thường nhưng muốn đi du học Nhật Bản.

Học bổng du học Nhật Bản toàn phần Asean
Học bổng du học Nhật Bản toàn phần Asean

Quyền lợi:

  • Được hỗ trợ học phí trong 1 năm đầu tiên tại trường Nhật Ngữ.
  • Được sắp xếp công việc làm thêm trong năm đầu tiên với mức lương hấp dẫn khoảng 900 -1100 yên/giờ, tương đương khoảng 20 triệu/tháng (28 tiếng/tuần).

Yêu cầu cơ bản:

  • Công dân Việt Nam từ 18 tuổi – 28 tuổi, đã tốt nghiệp THPT
  • Trình độ tiếng Nhật đạt từ N5 trở lên.
  • Chưa từng đi du học, thực tập hay làm việc tại Nhật
  • Cam kết làm việc tối thiểu 1 năm theo sự sắp xếp của đơn vị cấp học bổng. Sau đó du học sinh có thể tự mình tìm công việc khác.
  • Cam kết hoàn thành chương trình học và thực hiện đúng các quy định của trường học.

3. Học bổng Aoyama

Học bổng Aoyama nằm trong các loại học bổng du học Nhật Bản được nhiều người lựa chọn. Học bổng này do quỹ Aoyama Medical Group trao tặng mỗi năm dành cho những người có mong muốn theo học và làm việc lâu dài tại Nhật Bản trong ngành Điều dưỡng.

Học bổng Aoyama
Học bổng Aoyama

Quyền lợi:

  • Được tài trợ hoàn toàn học phí và nơi ở trong toàn bộ thời gian học tập tại Nhật (1,5 năm) và trường chuyên môn điều dưỡng (từ 2 – 3 năm).
  • Đảm bảo công ăn việc làm tại bệnh viện và cơ sở y tế của Tập đoàn Aoyama để trang trải sinh hoạt phí. Mức lương giao động từ 900 – 1000 yên/h.
  • Sau khi tốt nghiệp sẽ được điều sang làm việc tại các cơ sở y tế của Tập đoàn Aoyama, hưởng lương và quyền lợi như người Nhật.

Yêu cầu:

  • Nữ công dân Việt Nam, từ 19 – 29 tuổi
  • Trình độ tiếng Nhật N3
  • Chưa từng đi du học hay tu nghiệp tại Nhật
  • Tham gia khóa luyện tập chuyên môn 3 tháng tại Hà Nội. Tập đoàn Aoyama sẽ chi trả toàn bộ học phí và phí kí túc xá cho những ứng viên ở xa.
  • Bạn có thể làm việc tối thiểu 3-4 năm tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp.

4. Sasayama

Nói đến các loại học bổng du học Nhật Bản không thể thiếu vắng Sasayama. Học bổng này được tập đoàn Kyowakai dành cho đối tượng theo học ngành điều dưỡng chăm sóc tại Nhật.

Học bổng Sasayama
Học bổng Sasayama

Quyền lợi:

  • Học tại trường chuyên môn: Học viện Điều dưỡng Sasayama
  • Trợ cấp 45 man sinh hoạt phí (7,5 man/tháng)
  • Có việc làm thêm tại viện với mức lương 1000 Yên/h, 28h/tuần
  • Học tại trường Nhật ngữ: Học viện Ngôn ngữ quốc tế Kobe và Học viện quốc tế ILA có liên kết với Học viện Sasayama để dạy tiếng Nhật trước khi ứng viên học lên chuyên môn
  • Sau khi ra trường sẽ được làm tại 1 trong 84 bệnh viện, viện dưỡng lão của tập đoàn điều dưỡng của Tập đoàn.

Yêu cầu:

  • Giới tính nữ từ 18 đến 34 tuổi
  • Trình độ tiếng Nhật ít nhất N3
  • Cam kết làm việc tối thiểu 3 năm tại Nhật

5. Quỹ học bổng IMF

Học bổng IMF luôn nằm trong các loại học bổng du học Nhật Bản được nhiều thí sinh quan tâm. Học bổng được Quỹ tiền tệ Quốc tế tại Nhật Bản trao cho bậc học Thạc sĩ mang tên Japan – IMF Scholarship for Asia. Khi đăng ký học bổng này, ứng viên trúng tuyển sẽ được theo học tại 1 trong 4 trường Đại học của Nhật:

  • Hitotsubashi University
  • International University of Japan
  • National Graduate Institute for Policy Studies
  • Yokohama National University
Quỹ học bổng IMF
Quỹ học bổng IMF

Yêu cầu:

  • Là công nhân trong các nước sau: Việt Nam, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ…
  • Ứng viên hiện đang làm việc trong các cơ quan Chính phủ sau: Ngân hàng Trung ương, Cục Thống kê quốc gia, Cơ quan Quản lý tài chính, Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Phát triển, Bộ Thương mại, Cục Thuế.
  • Có bằng Cử nhân. Lý lịch học hành từ Tiểu học đến Đại học phải được liệt kê trong đơn xin học bổng.
  • Trình độ tiếng Anh TOEFL là 550 hoặc iBT 79 – 80, IELTS: 6.0
  • Thí sinh phải có cam kết đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Và nếu được lựa chọn phải quay lại cơ quan chủ quản sau khi hoàn thành nghiên cứu của mình.
  • Ưu tiên cho các ứng viên từ độ tuổi dưới 40 và những người chưa có bằng Thạc sĩ ở trường Quốc tế nào.

6. Học bổng du học Nhật Bản 3 năm Nishino

Học bổng du học Nishino là học bổng dành cho những ai có như cầu theo học ngành Điều dưỡng. Sau khi học xong, bạn có thể lựa chọn công việc theo nguyện vọng cá nhân, nhưng khuyến khích bạn ở lại Nhật Bản làm việc trong 3 năm nếu muốn định cư lâu dài.

Học bổng du học Nhật Bản Nishino
Học bổng du học Nhật Bản Nishino

Quyền lợi:

  • Học bổng liên tiếp trong 3 năm học, mỗi năm 600,000 yên.
  • Học bổng không cần hoàn tiền lại.
  • Được sắp xếp việc làm thêm tại viện điều dưỡng sau khi sang Nhật, hoặc các công việc tương đương và nhận lương hậu hĩnh để bảo đảm sinh hoạt phí trong quá trình học tập.
  • Không bị trừ lương mỗi tháng cho việc hoàn trả học bổng được hỗ trợ.
  • Không bắt ép phải làm ngành điều dưỡng ở Nhật sau khi ra trường

Yêu cầu: 

  • Độ tuổi không quá 28 tuổi.
  • Tiếng Nhật tương đương N4
  • Tối thiểu tốt nghiệp cấp 3
  • Ưu tiên nữ
  • Học trường tiếng Nhật 1 năm ở Hakodate (Hokkaido) và 2 năm chuyên ngành Điều dưỡng
  • Làm thêm tại cơ sở từ 20h đến 28h/tuần.
  • Khuyến khích học sinh ở lại làm việc sau 3 năm nếu muốn định cư sống ở Nhật lâu dài.

7. Học bổng Asahi

Một trong số các loại học bổng du học Nhật Bản mà bạn có thể săn đó là học bổng Asahi. Học bổng này dành cho học sinh đã tốt nghiệp THPT có hoàn cảnh khó khăn và muốn được học tập, làm việc tại Nhật Bản.

Quyền lợi:

  • Học viên không phải chi trả tiền học phí
  • Học viên được đóng bảo hiểm khi tham gia học tập ở Nhật
  • Được cấp học bổng trị giá 130 vạn Yên (khoảng 260 triệu đồng). Được thwo học tại trường Nhật ngữ chất lượng cao ở khu vực Tokyo trong vòng 2 năm.
  • Vé máy bay đi Nhật miễn phí
  • Có chỗ ở miễn phí (nhưng điện, ga, nước tự chi trả).
  • Được đóng bảo hiểm.
  • Được sắp xếp việc làm thêm cho từng người (phát báo trong hệ thống phát hành Báo Asahi) với mức lương dao động khoảng 11 vạn yên/tháng. Cung cấp phương tiện đi làm.
Học bổng Asahi
Học bổng Asahi

Yêu cầu:

  • Độ tuổi từ 18 – 25 tuổi
  • Tốt nghiệp từ THPT trở lên, thành tích học tập đạt trung bình – khá trở lên
  • Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh cấm nhập cảnh sang Nhật.
  • Nam: 160 cm, 50 kg. Nữ: 152 cm, 45 kg trở lên.
  • Chưa từng gửi hồ sơ xin đi Nhật.
  • Ưu tiên cá nhân nào có hoàn cảnh khó khăn, tính kiên nhẫn, cầu tiến, ham học

8. Học bổng Joho – học bổng Qũy Lưu học sinh châu Á

Học bổng Quỹ lưu học sinh châu Á còn có tên gọi là Học bổng Joho được cấp hàng năm dành cho du học sinh Việt Nam có nhu cầu học tập tại Nhật. Giá trị học bổng tương đương với số tiền học phí trung bình ~160 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, khi tham gia chương trình học bổng, bạn còn được phía trung tâm giới thiệu việc làm thêm với mức lương 200.000 đồng – 250.000 đồng/giờ. Sau khi tốt nghiệp sẽ được giới thiệu việc làm.

Học bổng Joho
Học bổng Joho

Quyền lợi:

  • Hỗ trợ học phí với 80 vạn yên/năm (khoảng 160 triệu VNĐ/năm)
  • Được giới thiệu việc làm thêm tại viện với mức lương ổn định, khoảng 1000 yên/giờ
  • Trình độ N3 trở lên sẽ có nhiều ưu đãi hơn
  • Sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ xong, học viên có quyền được thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, chuyên môn hoặc tiếp tục làm việc tại các viện và hưởng mức lương, quyền lợi như người Nhật

Yêu cầu:

  • Là công dân Việt Nam từ 18 – 28 tuổi, đã tốt nghiệp cấp 3
  • Không yêu cầu về chuyên ngành của ứng viên.
  • Ứng viên chưa từng đi du học, thực tập/tu nghiệp tại Nhật
  • Cam kết làm việc tối thiểu 1 năm tại viện dưỡng lão hoặc điều dưỡng của Joho tại Tokyo, Osaka/Kyoto
  • Trình độ tiếng Nhật từ N4 trở lên và có khả năng giao tiếp cơ bản
  • Cam kết hoàn thành chương trình học và thực hiện đúng với các quy định của nhà trường

9. Học bổng Honjo

Học bổng Honjo hiện dành cho sinh viên quốc tế học các bậc cao học như Thạc sĩ, Tiến sĩ. Thường sẽ là 2 năm cho bậc Thạc sĩ và 3 năm cho bậc Tiến sĩ.

Quyền lợi:

  • Trợ cấp 200,000 Yên mỗi tháng cho các khóa học kéo dài trong vòng 1 hoặc 2 năm
  • Trợ cấp 180,000 Yên mỗi tháng cho các khóa học 3 năm
  • Trợ cấp 150,000 Yên mỗi tháng nếu khóa học kéo dài trong 4 hoặc 5 năm
  • Được tài trợ chi phí đi lại để tham dự hội nghị quốc tế
Học bổng Honjo
Học bổng Honjo

Yêu cầu:

  • Khi xác nhận nhận học bổng Honjo, thí sinh sẽ không được nhận bất kì học bổng nào khác
  • Không được làm thêm giờ quá giờ. Ngoại trừ những công việc hay vị trí có liên quan đến ngành nghề đang theo học, chẳng hạn như trợ giảng,…

10. Học bổng JDS

Học bổng JDS là học bổng toàn phần dành cho đối tượng Thạc sĩ, chỉ dành cho các cán bộ trẻ đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước.

Học bổng JDS
Học bổng JDS

Yêu cầu:

  • Ứng viên là công dân Việt Nam 24 –39 tuổi (tính tại thời điểm nộp đơn). Hiện đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam.
  • Có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại cơ quan Nhà nước, các cơ sở giáo dục công lập tại Việt Nam. Doanh nghiệp hoàn toàn vốn Nhà nước (phải có ít nhất 6 tháng làm việc tại cơ quan hiện tại).
  • Có khả năng cống hiến cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội nước nha thông qua kiến thức và kỹ năng tiếp thu được sau khi trở về nước.
  • Thông thạo tiếng Anh (tối thiểu phải đạt 500 điểm TOEFL hoặc tương đương)

Trên đây là bài viết các loại học bổng du học Nhật Bản hiện nay mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Du học Nhật Bản không khó, việc của bạn là chuẩn bị hồ sơ thật kỹ càng để tự tin ứng tuyển vào.

[Giải đáp] du học Nhật Bản cần mang theo những gì?

0

Du học Nhật Bản cần mang theo những gì là vấn đề mà các bạn học sinh ngoại quốc thắc mắc khi chuẩn bị nhập học tại Nhật. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thứ nên mang theo khi đi du học để bạn có thể chuẩn bị tốt tư trang cho mình nhé!

Du học Nhật Bản cần mang theo những gì?

Khi có được tấm visa du học Nhật Bản thì con đường đi du học sắp cập bến, bạn sẽ được đến xứ sở hoa anh đào học tập. Du học Nhật Bản được xem là chuyến đi gian nản, thử thách nhưng chất chứa nhiều kinh nghiệm xương máu của các bạn sinh viên quốc tế.

Với mục đích giúp đỡ du học sinh có sự chuẩn bị tốt, kỹ càng cho việc học tập tại đất nước mặt trời mọc. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê đủ những thứ quan trọng trong danh sách những thứ quan trọng cần mang theo:

  • Giấy tờ quan trọng
  • Trang phục, giày dép
  • Con dấu
  • Tiền mặt
  • Đồ dùng học tập
  • Thức ăn dự trữ
  • Thuốc men
  • Thiết bị điện tử, liên lạc

Những đồ dùng cần thiết khi đi du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản cần mang theo những gì? – Giấy tờ quan trọng

Vật dụng đầu tiên và quan trọng nhất nằm trong danh sách du học Nhật Bản cần mang theo những gì đó là các loại giấy tờ cần thiết như:

  • Hộ chiếu + Giấy báo nhập học + COE
  • Vé máy bay
  • Ảnh thẻ 3×4 và 4×6 (chuẩn bị từ 20 tấm trở lên)
  • Bằng cấp + sổ hộ khẩu + giấy khai sinh (mang bản photo công chứng)
Giấy tờ quan trọng sang nhật
Giấy tờ quan trọng sang nhật

Lưu ý: Ảnh thẻ chủ yếu dùng trong hồ sơ xin việc cùng các loại giấy tờ khác ảnh chụp nền trắng, sơ mi trắng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu file ảnh thẻ vào email để dùng khi cần thiết.

Du học Nhật Bản cần mang theo những gì? – Thuốc men

Khi đến Nhật, nếu muốn mua thuốc bạn cần phải có toa đơn của bác sĩ. Trong khi đó, việc khám bệnh và kê toa cũng mất khá nhiều thời gian, nên bạn cần mang theo một số loại thuốc thông thường như thuốc kháng sinh, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dị ứng, vitamin C,… để trị một số bệnh nhẹ khi cần thiết.

Chuẩn bị một số loại thuốc thông thường khi sang Nhật
Chuẩn bị một số loại thuốc thông thường khi sang Nhật

Du học Nhật Bản cần mang theo những gì? – Con dấu

Tại Nhật Bản, du học sinh sẽ phải sử dụng con dấu cá nhân mỗi khi làm tài khoản ngân hàng. Thường thì các trường Nhật ngữ sẽ đặt làm con dấu giúp sinh viên, với giá từ 2000 yên (khoảng 434,000 VNĐ).

Một con dấu tại Nhật
Một con dấu tại Nhật

Để tiết kiệm chi phí về khoản này, bạn có thể tự làm con dấu trước tại Việt Nam chỉ với mức giá khoảng từ 80.000 – 150.000 VNĐ cho một con dấu, tùy theo chất lượng khác nhau.

Du học Nhật Bản cần mang theo những gì? Tiền mặt

Tiền mặt mang theo dùng cho việc chi tiêu tại Nhật Bản, du học sinh bắt buộc phải đổi ra đồng Yên, không nên mang theo tiền VNĐ hay USD, vì ở Nhật không sử dụng các loại tiền này. Các bạn cũng nên mang theo khoảng 500,000 VNĐ để mua sim, gọi điện, vận chuyển… khi muốn quay trở lại thăm nhà tại Việt Nam.

Tiền mặt là thứ không thể thiếu khi sang Nhật
Tiền mặt là thứ không thể thiếu khi sang Nhật

Du học Nhật Bản cần mang theo những gì? – Thiết bị điện tử

Nếu bạn có laptop, máy tính bảng hoặc máy ảnh thì có thể mang theo. Nếu sinh viên chưa có hoặc dự định sắm trước khi đi du học thì các bạn nên mua tại Nhật Bản vì chất lượng tốt, giá thành phải chăng.

Mới đầu sang Nhật du học nên mang theo máy tính
Mới đầu sang Nhật du học nên mang theo máy tính

Thêm một điều cần lưu ý là ở Nhật các ổ cắm điện đều là loại đầu dẹp, nguồn điện từ 100V – 110V. Do đó, bạn cần chuẩn bị sẵn phích cắm đầu dẹp hoặc dụng cụ chuyển đổi đầu cắm để sử dụng cho các bộ sạc của mình.

Du học Nhật Bản cần mang theo những gì? – Thức ăn dự trữ

Vì mới đầu qua Nhật, bạn có thể chưa quen với nếp sống, ăn uống,nên bạn có thể mang theo dự trữ 1 ít gạo, đồ khô như lạc, đậu, ruốc, mỳ tôm,… với số lượng vừa đủ, cho đến khi thích nghi với đồ ăn và gia vị tại Nhật Bản.

Các loại thức ăn dự trữ
Các loại thức ăn dự trữ

Ngoài ra, các bạn du học sinh cũng có thể mang theo một số đồ ăn đặc trưng của Việt Nam đó là cà phê, kẹo dừa, bánh đậu xanh,… làm quà cho những người bạn mới quen. Đây cũng là gợi ý tốt để các bạn sinh viên bắt đầu cuộc sống mới tại nơi đất khách quê người.

Du học Nhật Bản cần mang theo những gì? – Trang phục, giày dép

Trang phục

Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt, vì vậy du học sinh cần chú ý mang đầy đủ quần áo mặc cho cả năm. Tuy nhiên, mùa đông ở Nhật Bản lạnh hơn Việt Nam rất nhiều, sinh viên nên chuẩn bị thêm trang phục dày để giữ ấm cho cơ thể.

Gợi ý những vật dụng quan trọng:

  • 1-2 cái áo ấm
  • 2 áo len cao cổ
  • 1 cái dù (ô) loại gập được nhỏ gọn
  • 1 bộ quần áo mưa, loại quần rời áo rời (mặc khi đi tuyết và khi đi xe đạp)
  • Găng tay da (không dùng găng tay len)
  • Một số quần áo cá nhân và đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, khăn tắm, xà bông, kem đánh răng, dầu gội dầu,…
Trang phục, giày dép
Trang phục, giày dép

Du học sinh nên mang đủ các loại áo thun, đồ lót, tất, quần áo mỏng mặc ở nhà và một vài áo khoác mỏng để mặc vào mùa xuân và mùa thu.

Giày dép

Những ai sống lâu tại Nhật đều biết, người Nhật đi bộ nhiều. Nên mới sang bạn sẽ thường xuyên đi bộ, đi tàu điện vì chưa rành đường. Do đó mà những đôi dép quai, giày bệt, giày thể thao êm chân là nhất định phải mang theo.

Du học Nhật Bản cần mang theo những gì? – Đồ dùng học tập

Bạn nên chuẩn bị sẵn các loại đồ dùng học tập như vở, bút, một số dụng cụ liên quan đến học tập khác. Khi sử dụng hết, các bạn có thể tại cửa hàng tiện lợi, nhà sách tại Nhật Bản.

Đồ dùng học tập
Đồ dùng học tập

Tuy nhiên, các bạn du học sinh khi mới sang Nhật nên mang vở đã ghi chép và các sách giáo khoa học tiếng Nhật được học tại trường/trung tâm để tham khảo trong thời gian đầu.

Trên đây là bài viết du học Nhật Bản cần mang theo những gì mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp bạn trong hành trình học tập tại “xứ sở mặt trời mọc”.