Ngữ pháp Bài 4 Minna no Nihongo

0
111
Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 4
Ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 4

Trong ngữ pháp Minna no Nihongo bài 4 chúng ta sẽ được làm quen nhiều cấu trúc như: Vます, 今(いま) ~時(じ) ~分(ふん)です, N (thời gian) に V, Vます/Vません/Vました/Vませんでした, N1 から N2 まで,… Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Tỏng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo Bài 4

1. 今(いま) ~時(じ) ~分(ふん)です

Trong tiếng Nhật, người ta sử dụng đơn vị đếm thời gian là 時じ(giờ)và 分ふん(phút)kết hợp với các số đếm để chỉ về thời gian. Các số đếm được đặt trước các đơn vị chỉ thời gian.

Ví dụ minh họa:

16じ15ふん: 16 giờ 15 phút。

Đơn vị đếm phút (分) sẽ được đọc khác nhau tùy theo số đếm đi trước nó:

Đọc là [ふん] khi đứng sau các số đếm như: 2,5,7,9 hoặc những số có tận cùng là các chữ số trên.

Đọc là [ぷん] khi đứng sau các số đếm như 1,3,4,6,8,10 hoặc những số có tận cùng là những chữ số trên. Các số đếm 1,6,8,10 khi đọc cùng với [ぷん] sẽ bị biến âm thành [いっ]、[ろっ]、[はっ] và じゅっ(じっ.)

Khi nói về giờ cũng cần chú ý các cách đọc đặc biệt với các giờ sau:

  • 4時(じ): Đọc là [よじ] không đọc là [よんじ]
  • 7時(じ): Đọc là [しちじ] không đọc là [ななじ]
  • 9時(じ): Đọc là [くじ] không đọc là [きゅうじ]

Từ dùng để hỏi [何なん] khi đi kèm với các đơn vị chỉ số đếm, được dùng để hỏi các câu hỏi liên đến số đếm hoặc số lượng. Ở đây, từ [何時なんじ] có lúc là [何分なんぷん] dùng để hỏi về thời gian.

A : 今 何時なんじですか。: Bây giờ là mấy giờ rồi?

B : 16時じ10分ぷんです。: 16 giờ 10

Lưu ý: Như bài 1, trợ từ cho biết chủ đề của một câu. Một từ chỉ địa danh danh cũng có thể được sử dụng như chủ đề của một câu:

A : ニューヨークは いま なんじですか。: New York bây giờ là mấy giờ rồi?

B : ごぜん 4じです。: 4 giờ sáng.

2. Vます

  • Thể ます là một trong số các thể của động từ trong tiếng Nhật. Các động từ kết thúc bằng ますcó chức năng làm vị ngữ của câu.
  • Thể ます làm cho câu nói trở nên lịch sự hơn.

Ví dụ minh họa:

わたしは まいにち べんきょうします。: Tôi học mỗi ngày.

3. Vます/ Vません/ Vました/ Vませんでした

Thể ます được dùng để diễn tả một sự thật khách quan:

Dẫn chứng: nước sôi ở 100 độ, mặt trời mọc từ đằng Đông,… một sự việc đã trở thành thói quen, một sự thật chân lý.

Có thể gọi ます là thể khẳng định của V ở thời không quá khứ (gồm cả hiện tại và tương lai) dạng lịch sự. Thể phủ định và thể quá khứ của ます được biến đổi như sau:

Không phải quá khứ (hiện tại/tương lai) Quá khứ
Khẳng định (おき)ます (おき)ました
Phủ định (おき)ません (おき)ませんでした

 

Ví dụ minh họa:

  1. まいあさ 6じに おきます。: Hàng ngày tôi thức dậy lúc 6h00.
  2. あした 6じに おきます。: Ngày mai tôi sẽ thức dậy lúc 6h00.
  3. けさ 6じに おきました。: Sáng nay tôi thức dậy lúc 6h00.

Dạng câu hỏi của những câu động từ:

Là những câu kết thúc bằng động từ cũng có cấu tạo tương tự những câu danh từ. Nó có cấu tạo giống với câu trần thuật và thêm vào cuối mỗi câu.

Với dạng câu hỏi này, khi trả lời phải nhắc lại động từ. Không được sử dụng câu trả lời ngắn gọn như そうです hoặc そうじゃありません đã học trong Bài 2.

Ví dụ 1:

A :きのう べんきょうしましたか。: Hôm qua bạn có học không?

B1:はい、べんきょうしました。: Có, tôi có học.

B2 : いいえ、べんきょうしませんでした。: Không, tôi không học.

Ví dụ 2:

A : まいあさ なんじに おきますか。: Hàng ngày bạn thức dậy lúc mấy giờ?

B : 6じに おきます。: Tôi dậy lúc 6 giờ.

4. N1 から N2 まで

  • から dùng để chỉ thời gian hoặc địa điểm bắt đầu một sự việc nào đó
  • まで dùng để chỉ thời gian hoặc địa điểm kết thúc một sự việc nào đó

Ví dụ 1:

ごぜん9じから ごご5じまで  はたらきます。: Tôi làm việc từ 9h00 đến 17h00.

Ví dụ 2:

おおさかから とうきょう まで 3じかん かかります。: Đi từ Osaka đến Tokyo mất 3 tiếng (Ngữ pháp bài 11)

から và まで không phải lúc nào cũng đi cùng nhau

Ví dụ minh họa:

9じから はたらきます。: Tôi làm việc từ 9h00.

~から、~まで、~から~まで、đôi lúc được sử dụng trực tiếp với です ở cuối câu

Ví dụ minh họa:

  1. ぎんこうは 9じから 3じまでです。: Ngân hàng mở cửa từ 9h00 đến 15h00.
  2. ひるやすみは 12じからです。: Giờ nghỉ trưa bắt đầu từ 12h00

5. ね

  • Trong tiếng Nhật, có những từ được gọi là “từ cuối câu” (giống với từ “nhỉ” trong tiếng Việt). Chúng được đặt vị trí cuối câu để biểu hiện thái độ của người nói.
  • được dùng ở cuối câu để biểu đạt cho người nghe cảm xúc của mình. Hoặc thể hiện sự mong muốn người nghe đồng tình với những gì mình muốn nói ( ね không được sử dụng khi độc thoại).
  • được sử dụng để xác nhận lại một sự việc nào đó. Khi sử dụng các từ cuối cây này phải chú ý đến ngữ điệu đọc. Tùy theo cách lên giọng hay xuống giọng mà nghĩa của câu sẽ khác nhau.

Ví dụ 1:

A : まいあさ 9じから 5じまで べんきょうします。: Mỗi sáng tôi học từ 9 giờ đến 5 giờ.

B :(それは)たいへんですね。 (đọc hạ giọng xuống) : (Thế thì) vất vả nhỉ/mệt nhỉ!

Ví dụ 2:

A : やまださんの でんわばんごうは 871の6813です。: Số điện thoại của Yamada là 871-6813.

B : 871-6813ですね。 (đọc cao giọng lên): 871-6813 hả.

Lưu ý: ね không phải lúc nào cũng mang nghĩa là nhỉ như tiếng Việt

6. N (time) に V

Để chỉ thời điểm tiến hành một động tác, một sự di chuyển, ta thêm trợ từ sau danh từ chỉ thời gian. Lưu ý, bạn chỉ được thêm trợ từ vào trước các danh từ đi cùng với số đếm. Chẳng hạn như: ngày, tháng, năm hoặc giờ,…

Có thể thêm trợ từ vào trước danh từ chỉ các ngày trong tuần, mặc dù nó không thực sự cần thiết. Còn lại các danh từ chỉ thời gian không đi cùng với số đếm khác. Ví dụ như: sáng nay, hôm qua, mùa hè,…thì không thêm trợ từ vào đằng sau.

Ví dụ minh họa:

  1. 6時半じはんに おきます。: Tôi thức dậy lúc 6h30
  2. きのう べんきょうしました。: Hôm qua tôi học.
  3. 7月2日に ハノイへ きました。( Bài 5): Tôi lên Hà Nội vào ngày mồng 2 tháng 7
  4. にちようび[に] ハイフォンへ いきます。(Bài 5): Chủ Nhật tôi sẽ đi Hải Phòng.

7. N1 と N2

Trợ từ と được dùng để nối 2 danh từ với nhau.

Ví dụ minh họa:

ぎんこうの やすみは どようびと にちようびです。: Ngân hàng nghỉ làm (đóng cửa) ngày Thứ 7 và Chủ Nhật.

Trên đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp Minna no Nihongo bài 4 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ trên phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

>>> Đọc thêm: Từ vựng bài 4 Minna no Nihongo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here