Home Blog Page 15

Tổng hợp 100 từ vựng tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

Từ vựng tiếng Nhật cho người mới bắt đầu là nội dung được nhiều người học tìm kiếm, vì từ vựng đóng vai trò quan trọng cho việc học nghe và ngữ pháp. Nắm được những từ vựng cơ bản giúp bạn thấy tự tin diễn đạt tiếng Nhật lưu loát. Hãy cùng khám phá danh sách từ vựng ngay bây giờ nhé.

Tổng hợp từ vựng tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

1. 出る [でる] : đi ra, rời khỏi

2. 使う [つかう] : sử dụng

3. 所 [ところ] : địa điểm, nơi

4. 作る [つくる] : làm, tạo ra

5. 思う [おもう] : nghĩ

6. 持つ [もつ] : cầm, nắm, có

7. 買う [かう] : mua

8. あと [あと] : sau

9. 聞く [きく] : nghe, hỏi

10. 言う [いう] : nói

11. 少ない [すくない] : ít

12. 高い [たかい] : cao

13. 子供 [こども] : trẻ em

14. そう [そう] : như vậy

15. もう [もう] : đã, rồi

16. 学生 [がくせい] : học sinh, sinh viên

17. 行く : đi

18. 見る : nhìn, xem, ngắm

19. 多い : nhiều

20. 家 : nhà

21. これ : cái này, này

22. それ [それ] : cái đó, đó

23. 私 [わたし] : tôi

24. 仕事 [しごと : công việc

25. いつ [いつ] : khi nào

26. する [する] : làm

27. 熱い [あつい] : nóng

28. どうぞ [どうぞ] : xin mời

29. 午後 [ごご] : buổi chiều

30. 長い [ながい] : dài

31. 本 [ほん] : sách

32. 今年 [ことし] : năm nay

33. よく [よく] : thường

34. 彼女 [かのじょ] : cô ấy, chị ấy

35. 置く [おく] : đặt, để

36. 住む [すむ] : sống

37. 売る [うる] : bán

38. 大好き [だいすき] : rất thích

39.体 [からだ] : cơ thể

40. 直ぐ [すぐ] : ngay lập tức

41. 飛ぶ [とぶ] : bay

42. どう [どう] : như thế nào

43. 言葉 [ことば] : từ

44. 顔 [かお] : mặt

45. 終わる [おわる] : kết thúc

46. 一つ [ひとつ] : 1 cái

47. あげる [あげる] : cho, tặng

48. こう [こう] : như thế này

49. 学校 [がっこう] : trường, trường đại học

50. 時間 [じかん] : thời gian

51. 知る [しる] : biết

52. 同じ [おなじ] : giống nhau

53. 今 [いま] : bây giờ

54. 新しい [あたらしい] : mới

55. なる [なる] : trở nên, trở thành

56. まだ [まだ] : chưa, vẫn

57. くれる [くれる] : nhận được

58. 始める [はじめる] : bắt đầu

59. 起きる [おきる] : thức dậy

60. 春 [はる] : mùa xuân

61. 午前 [ごぜん] : buổi sáng

62. 別 [べつ] : khác

63. 働く [はたらく] : làm việc

64. 難しい [むずかしい] : khó

65. 先生 [せんせい] : thầy[ cô giáo

66. 立つ [たつ] : đứng

67. 呼ぶ [よぶ] : gọi

68. 大学 [だいがく] : đại học

69. 安い [やすい] : rẻ

70. もっと [もっと] : hơn

71. 帰る [かえる] : trở về

 

72. 分かる [わかる] : hiểu, biết

73. 広い [ひろい] : rộng

74. 好き [すき] : thích

75. 読む [よむ] : đọc

76. 次 [つぎ] : tiếp theo

77. あなた [あなた] : bạn ( dùng với người chưa biết )

78. 飲む [のむ] : uống

79. 古い [ふるい] : cũ, cổ

80. 数 [かず] : số

81. 近い [ちかい] : gần

82. そこ [そこ] : nơi đó

83. 走る [はしる] : chạy

84. 入れる [いれる] : đặt vào, cho vào

85. 教える [おしえる] : dạy, chỉ bảo

86. 歩く [あるく] : đi bộ

87. 会う [あう] : gặp gỡ

88. 書く [かく] : viết

89. 頭 [あたま] : cái đầu

90. どこ [どこ] : ở đâu

91. 部屋 [へや] : căn phòng

92. 若い [わかい] : trẻ trung

93. 車 [くるま] : ô tô

94. とても [とても] : rất

95. 誰 [だれ] : ai

96. 質問 [しつもん] : câu hỏi

97. 今日 [きょう] : hôm nay

98. 友達 [ともだち] : bạn bè

99. 早い [はやい] : nhanh, sớm

100. どれ [どれ] : cái nào

Trên đây là bài viết tổng hợp các từ vựng tiếng Nhật cho người mới bắt đầu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với danh sách trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc học từ mới.

Tìm hiểu văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản

0

Người Nhật rất chú trọng đến việc chào hỏi và thường đặt ra những quy tắc hết sức nghiêm ngặt. Hành động cúi chào của họ mang một ý nghĩa sâu sắc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu văn hóa chào hỏi của người Nhật đặc sắc như thế nào trong nội dung bài viết này nhé.

Cách cúi chào của người Nhật Bản

Trong văn hóa người Nhật, cúi chào đơn giản chỉ để thể hiện lòng kính trọng của mình đới với người khác, thường là người lớn tuổi hơn hoặc người có địa vị cao. Đối với trường hợp bạn bè trừ khi khoảng cách tuổi tác cách xa hoặc họ đang ở những nơi công cộng, trang nghiêm thì sẽ cúi chào. Thay vào đó, người Nhật vẫy tay chào với bạn bè khi dần trở nên quen thuộc và phổ biến hơn trong văn hóa giao tiếp người Nhật.

Phong cách chào hỏi của người Nhật thường sử dụng câu chào quen thuộc như: “Ohayo Gozaimasu” và “Ohayo” với ý nghĩa “xin chào”. “Arigatou (xin cảm ơn)” là câu mà người Nhật thường nói sau khi kết thúc cúi chào.

Các kiểu chào hỏi của người Nhật Bản

Tư thế chào hỏi là yếu tố quan trọng trong việc cúi chào của người Nhật. Khi bạn cúi đầu quan trọng nhất vẫn là cúi thấp người từ phần eo – thắt lưng trở lên và bạn phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau.

Khi giao tiếp với người Nhật, bạn cần phải biết rằng phải cúi đầu lại khi một người khác cúi đầu chào bạn. Đây là phép lịch sự tối thiểu, ngoại trừ vị trí của bạn thật sự cao hoặc là bậc trưởng bối với người đó. Người Nhật tùy theo từng đối tượng mà phân thành các kiểu chào hỏi khác nhau như sau:

1. Kiểu Saukeirei (最敬礼) là kiểu thay cho những lời chào trang trọng nhất

Kiểu chào Saikeirei là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất dành cho đối phương, kiểu chào thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng với các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, Quốc Kỳ… hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…

Kiểu chào Saukeirei
Kiểu chào Saukeirei

Thực hiện kiểu chào Saikeirei, người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng từ 45 – 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3s hay thậm chí lâu hơn.

2. Kiểu Eshaku (会釈) hay là kiểu khẽ cúi chào

Eshaku là kiểu chào hỏi dành cho những người cùng độ tuổi, tầng lớp và địa vị xã hội. Kiểu chào thể hiện sự thân mật và nhẹ nhàng. Kiểu chào này dùng thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ 1-2s, hai tay có thể để bên hông.

Kiểu chào Eshaku
Kiểu chào Eshaku

Eshaku cũng là kiểu chào đơn giản được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật. Người Nhật thường hay cúi chào đúng theo nghi lễ ngay trong lần đầu gặp, từ những lần sau thì họ chỉ thường khẽ cúi chào.

3. Kiểu chào Keirei (敬礼) là kiểu cúi chào bình thường

Keirei là kiểu chào hỏi thể hiện sự trang trọng cao hơn so với Eshaku. Keirei là kiểu cúi chào dành cho cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc dành cho khách hàng, đối tác làm ăn,…

Với kiểu cúi chào Keirei, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 – 35 độ trong khoảng từ 2 – 3s. Nếu bạn ngồi trên sàn đất nhưng muốn thực hiện kiểu chào này thì 2 tay phải úp xuống mặt đất và cách nhau khoảng từ 10 – 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 – 15cm.

Kiểu chào Keirei
Kiểu chào Keirei

Trên đây là bài viết văn hóa chào hỏi của người Nhật mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn văn hóa của xứ sở Phù Tang.

Tìm hiểu học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN năm 2024

0

Học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN là một trong những chương trình học bổng toàn phần được học sinh có nhu cầu đi Nhật học quan tâm. Đây được xem là nguồn tài trợ uy tín và phù hợp với toàn bộ đối tượng muốn đi du học mà còn lo lắng vấn đề tài chính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về loại học bổng này nhé!

Học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN là gì?

Học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN là chương trình học bổng được tổ chức mỗi năm. Đối tượng nhận học bổng này là các bạn sinh viên Việt Nam. Qũy học bổng thành lập với mục dích giúp đỡ các bạn học viên có ước mơ đi du học tại Nhật Bản nhưng kinh tế tài chính hạn hẹp.

Học bổng toàn phần ASEAN
Học bổng toàn phần ASEAN

Ngoài việc giúp đỡ chi phí, học bổng toàn phần ASEAN còn giúp đỡ các bạn du học sinh tìm kiếm việc làm thêm để ổn định việc học và làm khi sang Nhật. Điều này giúp học viên có thể yên tâm về học phí du học, và không phải lo lắng về chi phí sinh hoạt hàng tháng trong khoảng thời gian du học tại đây.

Ứng tuyển học bổng toàn phần ASEAN cần điều kiện gì?

Để ứng tuyển học bổng toàn phần ASEAN bạn cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Có thành tích học tập tốt
  • Có chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu là N5
  • Độ tuổi từ 18 – 28 tuổi và là công dân Việt Nam
  • Đã tốt nghiệp THPT và không quá 3 năm trở lên
  • Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa khi còn là học sinh
  • Chưa từng đi du học hay tham gia thực tập sinh hoặc tu nghiệp sinh tại Nhật

Học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN có nội dung gì?

  • Số lượng xét tuyển: 50 suất/1 đợt xét tuyển
  • Được hỗ trợ toàn bộ chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản.
  • Tài trợ toàn bộ học phí một năm học tại trường Nhật ngữ.
  • Trong quá trình học tập du học sinh sẽ được phân công việc làm thêm với mức lương giao động từ 900 – 1.100 yên/h (khoảng 150.000 – 200.000 VNĐ). Tổng 1 tháng khoảng 21 triệu VNĐ/tháng (làm việc 4 tiếng/ngày).
Nội dung của học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN
Nội dung của học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN
  • Sau khi học xong khóa học, học viên có cơ hội được tham gia các khóa học và chương trình nghiên cứu chuyên sâu. Không những vậy, học viên còn có thêm cơ hội được làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu tại Nhật Bản.
  • Cam kết sẽ làm việc ít nhất 1 năm theo sự chỉ định của đơn vị cấp học bổng. Sau đó, bạn có thể tự mình tìm công việc phù hợp với điều kiện và sở thích của bản thân.
  • Cam kết hoàn thành chương trình học bổng cho đến hết thời hạn nhận học bổng toàn phần ASEAN. Không vi phạm pháp luật và các quy định của nhà trường đang theo học.

Kinh nghiệm xin học bổng Nhật Bản ASEAN

Chuẩn bị hồ sơ xin du học Nhật Bản

Đối với hệ Đại học:

  • Chọn trường đại học mà bạn muốn đi du học. Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết phù hợp với yêu cầu của trường học.
  • Để hồ sơ của bạn trở nên nổi bật, bạn có thể kèm theo các giấy tờ chứng nhận về thành tích đạt được qua các cuộc thi hay chương trình.
  • Nếu bảng điểm cấp 3 không quá xuất sắc thì bạn có thể bù lại với chứng chỉ ngoại ngữ như bằng JLPT, TOEIC, IELTS, TOEFL,…
  • Gửi kèm thư giới thiệu, giấy giới thiệu được viết bởi thầy cô Trưởng khoa, người có địa vị, học thức cao,…
Chọn trường đại học mình muốn theo học
Chọn trường đại học mình muốn theo học

Hệ sau Đại học:

  • Nếu có các bài nghiên cứu khoa học sẽ là điểm cộng lớn của bạn trong quá trình xét tuyển. Đặc biệt, đối với những bài nghiên cứu liên quan đến ngành học mà bạn muốn theo học khi du học tại Nhật Bản.
  • Thể hiện được khả năng làm việc nhóm và độc lập tốt, khả năng thích ứng với công việc nhanh.
  • Vì người Nhật chú trọng đến tính thực tế nên hãy chọn những đề tài nghiên cứu/ luận án mang tính thực tiễn.

Lưu ý:

  • Hãy chọn trường theo mục tiêu, sở thích cá nhân trước khi quyết định ứng tuyển học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN.
  • Hồ sơ nên chuẩn bị cẩn thận và logic. Bạn phải thể hiện được thế mạnh của bản thân
  • Thư giới thiệu phải được bọc trong phong bì có dán niêm phong của trường giới thiệu. Đối với người viết thư giới thiệu, bạn nên nhờ hỏi những người có trình độ học vấn và chức vụ cao. Bởi vì người Nhật rất coi trọng sự bảo mật và hình thức.
  • nên nộp hồ sơ trước từ 2 -3 tháng.

Chuẩn bị buổi thi phỏng vấn xin học bổng du học

Sau khi nhận kết quả vượt qua vòng sơ khảo của Bộ GD&ĐT, bạn sẽ tiếp tục tham gia tiếp kì thi gồm có viết, phỏng vấn do Đại sứ quán tổ chức. Điều này quyết định bạn có được nhận học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN hay không.

Phần thi viết:

Kết quả trong phần thi viết chiếm 70% kết quả bạn có được tấm vé vàng đi du học Nhật bản hay không. Để đạt được kết quả cao, bạn phải luyện các đề thi viết của các năm trước và rèn luyện kỹ năng phản xạ nhanh với các câu hỏi khác nhau. Thời gian thi cho mỗi môn là 60p. Đối với các bậc khác nhau, chương trình thi cũng khác nhau, cụ thể:

  1. Bậc Đại học

Khoa học tự nhiên:

  • Khoa học tự nhiên 1: Thi 5 môn: Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh, tiếng Nhật.
  • Khoa học tự nhiên 2: Thi 5 môn: Toán, Hóa, Sinh, tiếng Anh, tiếng Nhật.

Khoa học xã hội: Thi 3 môn: Toán, tiếng Anh, tiếng Nhật.

2. Bậc sau Đại học

Thi 2 môn: tiếng Anh, tiếng Nhật (mỗi môn 60 phút).

Các môn thi trong phần thi viết của học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN
Các môn thi trong phần thi viết của học bổng du học Nhật Bản toàn phần ASEAN

Phần phỏng vấn:

  • Bạn phải chuẩn bị trước một đoạn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật. Trong bản giới thiệu bạn cần làm nổi bật những thành tích của mình như hoạt động ngoại khóa hay thành tích học tập nào đó. Nhớ luyện tập thường xuyên.
  • Lên kế hoạch chuẩn bị học tập, ồn tập gồm có quá trình học tập, đề tài nghiên cứu, lý do muốn chọn du học ở Nhật, dự định sau khi hoàn thành chương trình học. Chuẩn bị càng tốt thì tỉ lệ đậu càng cao.
  • Tìm hiểu thêm thêm về truyền thống, văn hóa, con người, kinh tế của người Nhật Bản.

Trên đây là thông tin về học bổng du học nhật bản toàn phần ASEAN mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những kiến thức trên có thể giải đáp những thắc mắc của các bạn về chương trình học bổng này.

Tôi thích bạn tiếng Nhật là gì? Cách nói đúng nhất

Trong tiếng Nhật có nhiều cách để bạn bày tỏ tình cảm đơn giản nhưng rất chân thành, có thể khiến những con tim của những người đang muốn yêu rung động con tim. Bạn có biết tôi thích bạn tiếng Nhật là gì không? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Cách nói “Tôi thích bạn” bằng tiếng Nhật quen thuộc nhất

好き – すき (suki) có nghĩa là thích, sự yêu thích. Khi muốn nói tôi thích bạn, người Nhật thường có những cách diễn đạt như sau:

  1. あなたが好き /Anata ga suki/
  2. 好きです /Suki desu/
  3. 好きだ /Sukida/
  4. 好き! /Suki!/
好きです
好きです

Cách nói “Tôi thích bạn” thật đấy…

好き ほんとうに… /Suki hontouni/ (ほんとうに: thật sự, thực sự)

Cách nói “tôi rất thích bạn”

大好きです/ Daisuki desu/ (大: to lớn, rất nhiều)

Cách nói gần nghĩa với từ “Tôi thích bạn” mà bạn nên biết

1. 心から好きです /Kokoro kara Suki desu/: Tớ thích cậu từ tâm can trái tim

2. あなたに惚れた /Anata ni horeta/: Tớ trót thích cậu mất rồi

3. 好き?嫌い?はっきりして!/Suki? Kirai? Hakkiri shite!/: Cậu thích hay ghét tớ, hãy cho tớ biết rõ đi

4. あなたとずっと一緒にいたい。/Anata to zutto issho ni itai: Tớ muốn ở bên cậu mãi mãi

5. 私にはあなたが必要です。/Watashi ni wa anata ga hitsuyou desu/: Tớ cần cậu

あなたとずっと一緒にいたい
あなたとずっと一緒にいたい

6. あなたは私にとって大切な人です。/Anata wa watashi ni totte taisetsu na hito desu/: Cậu rất là đặc biệt đối với tớ

7. 愛してる Aishiteru: Tớ yêu cậu

8. 愛しています。/Aishite imasu/: Tớ yêu cậu

9. 私のこと愛してる /Watashi no koto aishiteru/: Cậu có yêu tớ không?

あなたに惚れた
あなたに惚れた

Trên đây là bài viết Tôi thích bạn tiếng Nhật là gì mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên đây phần nào giúp bạn biết được những câu nói yêu thương và tỏ tình với “crush” thành công.

Cách viết bảng chữ cái tiếng nhật Katakana nhanh, chuẩn nét

Bạn đang học tiếng Nhật và muốn muốn tìm cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana nhanh và chuẩn nét. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết bảng chữ cái Katakana sao cho đúng nhất nhé.

Tìm hiểu bảng chữ cái Katakana

Bảng chữ cái Katakana là bảng chữ cứng trong tiếng Nhật, là thành phần trong hệ thống chữ viết truyền thống của Nhật Bản và chữ Katakana được sử dụng rất nhiều trong tiếng Nhật. Chức năng phổ biến nhất của bảng chữ cái này là phiên âm lại các từ tiếng nước ngoài (không phải tiếng Nhật). Vì vậy, để học tốt tiếng Nhật, trước tiên chúng ta phải học thuộc và phát âm chuẩn bảng chữ cái tiếng Nhật.

Bảng chữ cái Katakana
Bảng chữ cái Katakana

Katakana được tạo thành từ các nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc, đây là kiểu chữ đơn giản nhất trong chữ viết tiếng Nhật. Bên cạnh phiên âm tiếng nước ngoài, chữ Katakana còn được dùng cho:

  • Tên động vật
  • Thường dùng cho từ láy
  • Thuật ngữ khoa học, kỹ thuật
  • Nhiều loại thực phẩm (đặc biệt là đồ ăn từ động thực vật).
  • Đôi lúc tên công ty cũng được viết bằng katakana
  • Khi muốn nhấn mạnh vào một từ nào đó (cũng tương tự như việc bạn in nghiêng một chữ trong đoạn văn bản)

Bảng chữ Katakana cơ bản:

ア a  イi  ウu  エ e  オo
 カka  キki  クku  ケ ke  コ ko
 サsa  シshi  スsu  セ se  ソso
 タ ta  チchi  ツtsu  テte  ト to
 ナna  ニni  ヌnu  ネne  ノno
 ハha  ヒ hi  フfu  ヘhe  ホho
 マma  ミmi  ムmu  メme  モmo
 ヤya  ユyu  ヨ yo
 ラra  リri  ルru  レre  ロro
 ワwa  ヲo
 ンn

Bảng âm đục:

ガ ga  ギgi  グgu  ゲge  ゴgo
 ザza  ジji  ズzu  ゼze  ゾzo
 ダda  ヂij  ヅzu  デde  ドdo
バ ba  ビbi  ブbu  ベbe  ボbo
パ pa  ピpi  プpu  ペpe  ポpo

Bảng âm ghép:

キャ kya  キュ kyu  キョ kyo
 シャ sha  シュ shu  ショ sho
 チャ cha  チュ chu  チョ cho
 ニャ nya  ニュnyu  ニョ nyo
 ヒャ  hya  ヒュ hyu  ヒョ hyo
 ミャ  mya  ミュ  myu  ミョ  myo
 リャ  rya  リュ ryu  リョ ryo
 ギャgya  ギュ gyu  ギョ gyo
 ジャ ja  ジュ ju  ジョ jo
 ビャbya  ビュ byu  ビョ byo
 ピャpya  ピュ pyu  ピョ pyo

Cách viết bảng chữ cái tiếng nhật katakana đơn giản, đúng nét

Để viết được các chữ cái trong Katakana thì bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • Giấy kẻ ô lii, có thể dùng kẻ ô 5 hoặc dạng giấy kẻ ô to chia dạng ô 4
  • Chuẩn bị bút viết có nét mềm mại và đậm nét như bút mực, bút máy hoặc có thể sử dụng bút chì 2B, B, 8B, ..

Để việc tập viết mang lại hiệu quả cao nhất. Bạn hãy nhớ kỹ các quy luật viết chữ tiếng Nhật sau đây:

  • Trên trước – dưới sau, trái trước – phải sau
  • Ngang trước – dọc sau (nét thẳng + nét ngang viết sau cùng)
  • Phẩy trước – mác sau
  • Ngoài trước – trong sau (đối với chữ Kanji phần bao bên ngoài viết nét thẳng từ trái trước, nét ngang đóng lại cuối cùng).
Quy tắc viết chữ Katakana
Quy tắc viết chữ Katakana

Chú ý: Với bảng chữ Katakana thì điều bạn cần quan tâm nhất là quy luật trái phải, trên dưới, ngang thẳng.

Trên đây là bài viết cách viết bảng chữ cái tiếng nhật Katakana mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những thông tin trên đây phần nào giúp bạn có thể viết chữ cái nhanh và đúng nét.

San trong tiếng Nhật nghĩa là gì? Cách sử dụng San đúng nhất

0

“San” là một trong những từ phổ biến nhất trong tiếng Nhật. Việc hiểu rõ từ San giúp bạn thuận tiện hơn khi nghe và học tiếng Nhật. Vậy San trong tiếng Nhật có nghĩa là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

San trong tiếng Nhật nghĩa là gì?

San( -さん) là hậu tố nhân xưng lịch sự. Đối với người mới quen biết lần đầu hay chưa biết gì nhau thì bạn có thể gọi họ hoặc tên của người đó và thêm –San vào mà lo lắng là quá tôn kính hay quá gần gũi. Ngoài ra, khi gắn –san vào tên một nghề nghiệp để mô tả người đang làm nghề đó.

Cách sử dụng từ San đúng nhất

Từ San trong tiếng Nhật đi kèm với tên người

Từ này được dùng phổ biến nhất, nó áp dụng cho cả nam và nữ, trang trọng hay đời thường. “さん” là từ an toàn dùng để sử dụng khi bạn không biết phải xưng hô với người đối diện bên nhau.

Từ San trong tiếng Nhật đi kèm với tên người
Từ San trong tiếng Nhật đi kèm với tên người

Ví dụ minh họa: こんにちは、佐藤さん。/konnichi-wa satou san/: Xin chào, ông Satou.

Không được dùng “さん” với tên của chính mình vì điều này được xem là bất lịch sự. Nếu làm như vậy không khác gì bạn nói người đối diện hãy quỳ xuống lạy mình.

San trong tiếng Nhật sử dụng cho những thứ không phải người

Trong tiếng Nhật, người ta thường gắn từ さん vào tên của những con vật, đồ vật khi nói chuyện với chúng hoặc tương tác với chúng.

Gắn từ さん vào tên của những con vật, đồ vật khi nói chuyện với chúng hoặc tương tác với chúng
Gắn từ さん vào tên của những con vật, đồ vật khi nói chuyện với chúng hoặc tương tác với chúng

Ví dụ minh họa:

1. 待って、キリンさん!/matte, kirin san!/: Dừng lại, anh Hươu cao cổ!

2. ロボットさん /robotto san/: Anh Robot.

Từ さん còn có thể được thâm vào một số ngành nghề nhất định như là cách lịch sự để khẳng định vị trí nào đó. Đây cũng là cách thể hiện sự tôn trọng và lịch sự của ai đó khi bạn chưa biết tên của họ.

Ví dụ minh họa: 不動産屋さん /fudousan yasan/: Nhân viên bất động sản.

Từ San trong tiếng Nhật là một phần của cụm từ

Thi thoảng bạn sẽ bắt gặp những cụm từ nhất định gồm có từ さん trong đó để làm cho chúng trở nên lịch sự.

Ví dụ minh họa: ご苦労さん (go kurou san): Tôi đánh giá cao những nỗ lực của bạn, thường dùng để cảm ơn ai đó sau khi họ đã làm việc chăm chỉ và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đối với cụm từ này, bạn cũng có thể hoán đổi từ さ ん cho 様 (sama), về cơ bản thì cùng nghĩa nhưng sama là một hình thức lịch sự hơn.

ご苦労さん
ご苦労さん

Trên đây là bài viết San trong tiếng Nhật nghĩa là gì và cách sử dụng từ San đúng nhất. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ trên đây phần nào giúp ích cho quá trình học tập của bạn.

Tổng hợp các trợ từ trong tiếng Nhật N5 JLPT

Trợ từ là thành phần quan trọng trong tiếng Nhật, dùng để phân biệt các thành phần trong câu. Vì trợ từ có nhiều loại khác nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho người dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng các trợ từ trong tiếng Nhật N5 trong bài viết này nhé!

Tổng hợp các trợ từ trong tiếng Nhật N5

1. Trợ từ「を」

  • Trường hợp 1: Đối tượng tác động của hành động ( VD: 水 を 飲みます。: Uống nước,  中国語 を 勉強します。: Học tiếng Trung)
  • Trường hợp 2: Diễn tả địa điểm di chuyển ( VD: 公園(こうえん) を さんぽします。: Đi dạo ở công viên, 橋(はし) を 渡(わた)ります。: Đi qua cầu)
Trợ từ「を」
Trợ từ「を」
  • Trường hợp 3: Diễn tả nơi xuất phát ( VD: 飛行機(ひこうき)が空港(くうこう) を 出発(しゅっぱつ)しました。: Máy bay đã rời khỏi sân bay, 部屋(へや) を 出ます。: Đi ra khỏi phòng)

2. Trợ từ「と」

  • Trường hợp 1: Đối tượng cùng thực hiện hành động ( VD: 来月彼(かれ) と 結婚(けっこん)します。: Tháng sau tôi sẽ kết hôn với anh ấy, 友達 と サッカーをします。: Tôi chơi bóng đá cùng với bạn)
  • Trường hợp 2: Dùng để trích dẫn nội dung ( VD: 先生は明日休みだ と 言っていました。 Cô giáo nói là ngày mai nghỉ, 私はいい と 思います。: Tôi nghĩ là được)
Trợ từ「と」
Trợ từ「と」
  • Trường hợp 3: Dùng trong liệt kê, so sánh ( VD: 中国の料理(りょうり) と ベトナムの料理 と どちらが好きですか。: Bạn thích đồ ăn Trung Quốc hay đồ Việt? 私の携帯電話は友達(ともだち)の携帯電話(けいたいでんわ) と 同じです。: Cái điện thoại của tôi giống với cái điện thoại của bạn tôi, 私の服(ふく)は友達(ともだち)の服 と ちがいます。: Quần áo của tôi khác với bạn của tôi)

3. Trợ từ「に」

  • Trường hợp 1: Diễn tả thời gian xác định ( VD: 3時 に 寝(ね)ます。: Tôi ngủ vào lúc 3 giờ, 5月 に 国へ帰(かえ)ります。: Tháng 5 tôi sẽ về nước)
  • Trường hợp 2: Đối tượng hướng đến của hành động ( VD: 友達 に 言います。: Tôi nói với bạn, 父 に あげました。: Tôi tặng cho bố)
  • Trường hợp 3: Diễn tả sự thay đổi ( VD: 日本語が上手 に なりました。: Trở nên giỏi tiếng Nhật hơn)
Trợ từ「に」
Trợ từ「に」
  • Trường hợp 4: Diễn tả nơi tồn tại ( VD: 会議室(かいぎしつ) に います。: Tôi ở phòng họp, へや に テレビがありません。: Trong phòng có TV)
  • Trường hợp 5: Diễn tả đối tượng cho nhận của hành động ( VD: 友達 に プレゼントをもらいました。: Tôi đã nhận quà từ bạn)
  • Trường hợp 6: Diễn tả mục đích ( VD: 留学(りゅうがく)に 行きます。: Tôi đi du học, 公園(こうえん)へ遊び (あそび)に 来ました。: Tôi đã đi đến công viên để chơi, このペンは絵(え)を描(か)くの に 使います。: Cái bút này dùng để vẽ tranh, このかばんは旅行(りょこう)に 便利(べんり)です。: Cái cặp này thuận tiện cho việc đi du lịch)

4. Trợ từ 「へ」

Trợ từ 「へ」
Trợ từ 「へ」

Dùng để diễn tả phương hướng ( VD: 家 へ 帰ります。: Tôi đi về nhà, アメリカ へ 来ました。 Tôi sẽ đi Mỹ)

5. Trợ từ 「まで」

Dũng để diễn tả điểm kết thúc của phạm vi không gian, thời gian ( VD: 学校 まで 歩いて行きます。: Tôi đi bộ đến trường, 11 時 まで 勉強しました。: Tôi học bài đến 11 giờ)

6. Trợ từ 「より」

Trợ từ 「より」
Trợ từ 「より」

Dùng để diễn tả đối tượng để so sánh ( VD: 山田さんは田中さん より 背(せ)が高いです。: Yamada cao hơn Tanaka)

7. Trợ từ「で」

  • Trường hợp 1: Diễn tả nơi xảy ra hành động ( VD: 大学の図書館(としょかん) で 勉強します。: Tôi học tại thư viện của trường đại học, レストラン で ごはんを食べます。: Tôi ăn cơm tại nhà hàng.
  • Trường hợp 2: Diễn tả vật liệu ( VD: この寺は木で 作られました。: Ngôi chùa này làm bằng gỗ, この橋(はし)は石で 作られました。: Cây cầu này làm bằng đá)
Trợ từ「で」
Trợ từ「で」
  • Trường hợp 3: Diễn tả cách thức, phương tiện ( VD: 箸(はし) で 食べます。: Ăn cơm bằng đũa, ペン で 書きます。: Viết bằng bút, 日本語 で 話します。: Nói chuyện bằng tiếng Nhật , 車 で 行きます。 Đi bằng xe ô tô)
  • Trường hợp 4: Diễn tả nguyên nhân lý do ( VD: 事故(じこ)で 死(し)んだ人が多い。: Có nhiều người chết bởi vì tai nạn, 台風(たいふう) で 電車(でんしゃ)が止(と)まりました。: Tàu điện dừng do bão)

8. Trợ từ 「から」

Trợ từ 「から」
Trợ từ 「から」
  • Trường hợp 1: Diễn tả điểm bắt đầu ( VD: 会社 から 歩いて帰ります。: Tôi đi bộ từ công ty về nhà, 8時 から 働いています。: Tôi làm việc từ lúc 8 giờ, 先生 から 聞きました。: (= 先生に 聞きました。) Tôi đã nghe từ giáo viên)
  • Trường hợp 2: Diễn tả nguyên liệu ( VD: ワインはぶどう から 作られました。: Rượu vang được làm từ nho, パンは小麦(こむぎ) から 作られました。: Bánh mỳ được làm từ bột mỳ)

9. Trợ từ「が」

Trợ từ「が」
Trợ từ「が」
  • Trường hợp 1: Diễn tả tân ngữ ( VD: 日本料理 が 好きです。: Tôi thích món ăn Nhật, 漢字 が 嫌(きら)いです。: Tôi ghét Kanji, パスポート が 必要(ひつよう)です。: Cần có hộ chiếu)
  • Trường hợp 2: Diễn tả chủ thể ( VD:  髪 (かみ)が 短いです。: Tóc ngắn, 花 が 咲(さ)きます。: Hoa nở, 用事(ようじ)が あります。: Có việc bận)

Trên đây là bài viết tổng hợp các trợ từ trong tiếng Nhật N5 JLPT mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn học và luyện thi hiệu quả

Những câu nói tiếng Nhật hay trong Anime chạm đến cảm xúc

0

Những ai thường xuyên xem phim Anime đều biết rằng, các nhân vật Anime giúp truyền cảm hứng cho người độc qua những câu nói ý nghĩa, dạt dào cảm xúc về lòng dũng cảm, sự kiên trì và lạc quan. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những câu nói tiếng Nhật hay trong Anime chạm đến cảm xúc người nghe nhé.

Những câu nói hay trong Anime tiếng Nhật truyền cảm hứng

1. Nobita – Doraemon: いちばんいけないのはじぶんなんかだめだと思いこむことだよ/Ichiban ikenai no waji bun nanka dameda to omoikomu kotoda yo/: Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là nghĩ rằng bạn vô dụng và không tốt.

2. Mutta Nanba – Uchuu Kyoudai: 本気の失敗には、価値がある/Honki no shippai ni wa, kachigāru/: Thất bại nghiêm trọng đều có giá trị.

いちばんいけないのはじぶんなんかだめだと思いこむことだよ
いちばんいけないのはじぶんなんかだめだと思いこむことだよ

3. Coach Anzai – Slam Dunk: あきらめたら そこで試合終了ですよ/Akirametara sokode shiai shūryōdesu yo/:Nếu bạn bỏ cuộc thì trò chơi kết thúc ở đó.

4. 千回のアドバイスより一回の失敗/Sen-kai no adobaisu yori ikkai no shippai/: Thà thất bại một lần còn hơn chỉ nhận cả ngàn lời khuyên.

5. Yuji Kitano – Ii Hito: いやなコトのために、いい思い出を捨てちゃもったいないよ/Iyana koto no tame ni, ī omoide o sutecha mottainai yo/: Thật lãng phí khi vứt bỏ những kỉ niệm đẹp chỉ vì những điều tồi tệ.

6. Coach Doumoto – Slam Dunk: 負けたことがある」というのが、いつか大きな財産になる/Maketa koto ga aru’ to iu no ga, itsuka ōkina zaisan ni naru/: Những mất mát trước đây, một ngày nào đó sẽ trở thành một tài sản lớn.

7. Nana Osaki – Nana: 人生は七転び八起きだ 立ち上がり続けりゃ勝つんだよ /Jinsei wa nanakorobiyaokida tachiagari tsudzukerya katsu nda yo/: Cuộc sống là bạn bị ngã xuống 7 lần, phải đứng lên 8 lần. Nếu bạn tiếp tục đứng lên, bạn sẽ chiến thắng.

負けたことがある」というのが、いつか大きな財産になる
負けたことがある」というのが、いつか大きな財産になる

Những câu nói tiếng Nhật hay trong Anime về cuộc sống

1. 熱意なしに偉大なことが達成されたことはない /Netsui nashi ni idaina koto ga tassei sa reta koto wanai/: Không có điều gì vĩ đại đã từng đạt được nếu không có sự nhiệt tình.

Bạn sẽ không thể tìm thấy cầu vồng nếu bạn chỉ biết nhìn xuống
Bạn sẽ không thể tìm thấy cầu vồng nếu bạn chỉ biết nhìn xuống

2. 下を向いていたら、虹を見つけることは出来ないよ。/Shita o muite itara, niji o mitsukeru koto wa dekinai yo/: Bạn sẽ không thể tìm thấy cầu vồng nếu bạn chỉ biết nhìn xuống.

3. 何をするにしても、よく考えてから行動しなさい /Nani o suru ni shite mo, yoku kangaete kara kōdō shi nasai/: Dù bạn làm gì, hãy suy nghĩ trước khi đi đến hành động.

Những câu nói tiếng Nhật hay trong Anime về tình yêu

1. あなたは私の初恋の人でした。/Anata wa watashi no hatsukoi no hitodeshita/: Anh là mối tình đầu của em.

2. あなたがずっと好きでした。/Anata ga zutto sukideshita/: Tôi đã yêu em trong một thời gian dài.

あなたがずっと好きでした。
あなたがずっと好きでした。

3. ずっと君を守ってあげたい。/Zutto kimi o mamotteagetai/: Anh muốn được bảo vệ em mãi mãi.

4. あなたのことを大切に思っています。/Anata no koto o taisetsu ni omotte imasu/: Tôi luôn quan tâm đến em.

5. 君(あなた)とずっと一緒にいたい。/Kimi (anata) to zuttoisshoni itai/: Tôi muốn được ở bên em mãi mãi.

君(あなた)とずっと一緒にいたい。
君(あなた)とずっと一緒にいたい。

6. あなたは私にとって大切な人です。/Anata wa watashi ni totte taisetsunahitodesu/: Anh thực sự quan trọng đối với em.

7. 私にはあなたが必要です。/ 僕にはあなたが必要なんだ。/Watashiniha anata ga hitsuyōdesu. / Boku ni wa anata ga hitsuyōna nda/: Tôi cần em.

Những câu nói hay trong Anime tiếng Nhật về tình bạn

1. 本当に困ってるときに助けてやれるから友達なんじゃねーか /Hontōni komatta toki ni tasukete yarerukara tomodachina nja ne ̄ ka/: Bạn là bạn của tôi, vì vậy tôi sẽ luôn giúp bạn khi bạn thực sự gặp khó khăn.

2. いいことも悪いことも全部 含めて”友達 “なんだ /Ī koto mo warui koto mo zenbu fukumete “tomodachi”nanda/: Tốt đẹp hay xấu xa, gom lại tất cả chính là bạn bè.

3. Suzuki Sonoko – Conan: たとえ記憶が戻らなくても…あたしは一生友達だから… /Tatoe kioku ga modoranakute mo… atashi wa isshō tomodachidakara ne…/: Ngay cả khi ký ức của tôi không trở lại nữa… Tôi vẫn sẽ là bạn của bạn mãi mãi…

Trên đây là những câu nói tiếng Nhật hay trong Anime mà chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hi vọng với những câu nói này giúp bạn học được từ vựng tiếng Nhật cùng phần ngữ pháp.

 

Tổng hợp các kiến thức về Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ

Nếu bạn học tiếng Nhật được một thời gian rồi mà chưa biết cách sử dụng về tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ sao cho đúng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về cách dùng của tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ nhé.

Kính ngữ là gì? Những trường hợp cần sử dụng kính ngữ

Kính ngữ là loại ngữ pháp phổ biến trong tiếng Nhật, giúp thể hiện sự kính trọng hay thể hiện sự tôn trọng dành cho vị trí hay cấp bậc khi đề cập đến người nào đó.

Tương tự với tiếng Việt, cách nói chuyện trong tiếng Nhật sẽ khác nhau tùy vào từng đối tượng giao tiếp. Khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc cấp trên sẽ có kính ngữ.

  • Đối với tình huống thể hiện sự trang trọng, lịch sự ở mức cao nhất, bạn có thể nói: よろしくお願いいたします。 hoặc どうぞよろしくお願いいたします。 どうぞよろしくお願い申(も)し上(あ)げます。
  • Đối với bạn bè thân thiết, bạn có thể nói: よろしく!hoặc よろしくね!(Rất hân hạnh được gặp bạn/Tôi mong rằng chúng ta sẽ có mối quan hệ tốt).
  • Đối với người mới gặp, chưa thân thiết, bạn có thể nói: よろしくお願(ねが)いします hoặc どうぞよろしくお願いします.

Với các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy cách dùng từ khác nhau sẽ thể hiện được mối quan hệ khác nhau giữa người nói và người nghe. Người Nhật đặc biệt chú trọng đến việc giao tiếp và ăn nói đúng mực. Do đó, sử dụng kính ngữ khi cần thiết được xem là điều không thể thiếu khi học tiếng Nhật.

kính ngữ trong tiếng nhật
Trong kính ngữ tiếng Nhật có ba mức độ lịch sự khác nhau

3 mức độ lịch sự khác nhau trong kính ngữ tiếng Nhật

Mức độ 1: Thân thiết

Nếu ha người thân thiết với nhau, chúng ta sẽ dùng thể ngắn. Thể thức này được áp dụng trong các mối quan hệ như sau:

  • Người trên nói với người dưới (Giám đốc nói với nhân viên, thầy cô nói với học sinh,…).
  • Sử dụng trong gia đình (Ba mẹ nói với con cái, anh chị em trò chuyện với nhau).
  • Đồng nghiệp cùng công ty hoặc bạn bè giao tiếp với nhau.

Mức độ 2: Lịch sự vừa phải

Đối với mức độ này chúng ta sẽ dùng thể ~masu (丁寧語 – Teineigo) trong các mối quan hệ sau:

  • Sử dụng với người có chút quen biết. Nhưng quan hệ ở mức bình thường, không quá thân thiết, địa vị ngang bằng nhau (ví dụ: nhân viên tại quán ăn, người đưa thư, người thu ngân siêu thị).
  • Người dưới nói chuyện với người trên, áp dụng trong trường hợp thân thiết (ví dụ: Kouhai – senpai, học sinh với giáo viên).

Mức độ 2: Lịch sự, trang trọng nhất

  • Dùng để nói với nhà phỏng vấn khi đi xin việc.
  • Khi bạn là học sinh và sử dụng nói với giáo viên, hiệu trưởng.
  • Nhân viên sử dụng với khách hàng, với sếp hay đối tác kinh doanh.
  • Khi muốn tỏ thái độ tôn kính với người nghe. Chẳng hạn như với người lớn tuổi hơn, người già,..
  • Trong những trường hợp cần sự trang trọng khác.

Tôn kính ngữ – 尊敬語

Trong các dạng kính ngữ tiếng Nhật, tôn kính ngữ được dùng để nói về hành động hay trạng thái của người trên mình. Chẳng hạn như nói về hành động hay trạng thái của thầy cô giáo hoặc cấp trên thì bạn phải dùng tôn kính ngữ.

Tôn kính ngữ
Tôn kính ngữ

Cách chia động từ về tôn kính ngữ có quy tắc

Cách 1: お + động từ thể ます(bỏ ます) + になります。

Chú ý: Mẫu câu này không áp dụng đối với động từ nhóm 3 và những động từ nhóm 2 chỉ có 1 âm tiết phía trước đuôi 「る」 như 「いる」、「出る(でる)」、「着る(きる)」

Cách 2: Chia động từ về thể bị động~れます/~られます

Đối với phương pháp nay, bạn có thể dùng tất cả động từ không có dạng chia đặc biệt.

  • Nhóm 1: ききます→ きかれます  はなします→ はなされます よみます→ よまれます.
  • Nhóm 2: でます→ でられます  おきます→ おきられます  きます→ きられます.
  • Nhóm 3: します → されます   きます → こられます.

Ví dụ minh họa:

1. 社長は アメリカへ 出張 (しゅっちょう)されました。(Giám đốc đã đi công tác ở Mỹ rồi)

2. 山田先生は さっき でかけられました。(Thầy Yamada vừa ra ngoài)

Cách 3: Yêu cầu, đề nghị lịch sự

Đối với những động từ có dạng kính ngữ đặc biệt thì khi chuyển mẫu câu sang yêu cầu, đề nghị lịch sự. Chúng ta chia theo thể: て + ください cho các động từ kính ngữ đó.

Ví dụ minh họa:

  1. 召し上がってください。Xin mời anh/chị dùng.

2. おっしゃってください。Xin mời anh/chị nói.

Những động từ còn lại:

  • Động từ nhóm 1 & 2: お + động từ thể ます (bỏ ます) + ください。
  • Động từ nhóm 3: Kanji + します”: ご + kanji + ください。

Ví dụ minh họa:

  • ここに お名前を お書き ください。: Xin vui lòng viết tên vào đây.
  • お名前を ご確認 ください。: Xin vui lòng kiểm tra lại tên (確認する: かくにんする: kiểm tra, xác nhận)

Cách 4: Tôn kính ngữ của danh từ, tính từ hay phó từ

Người ta thường thêm tiền tố 「お」hoặc 「ご」vào trước Danh từ, Tính từ hoặc Phó từ để biểu đạt sự tôn trọng.

  • Đối với những từ thuần Nhật, người ta sẽ thêm tiền tố  「お」trước từ đó.

Ví dụ minh họa: お国、お名前、お元気、お忙しい….

  • Đối với những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán sẽ được thêm tiền tố  「ご」.

Ví dụ minh họa: ご家族、ご意見、ご心配…..

Cách chia động từ về tôn kính ngữ dạng đặc biệt

Động từ (V-ます) Tôn kính ngữ (尊敬語)
います行きます来ます いらっしゃいます おいでになります
くれます くださいます
します なさいます
知っています ご存(ぞん)じです
死(し)にます お亡(な)くなりになります
食べます飲みます 召(め)し上(あ)がります
見ます ご覧(らん)になります
言います おっしゃいます

Khiêm nhường ngữ – 謙譲語

Trong khiêm nhường ngữ, Chủ ngữ (chủ thể hành động) là bản thân người nói. Khiêm nhường ngữ thường sử dụng trong trường hợp bày tỏ sự kính trọng đối với người đối diện.

Khiêm nhường ngữ
Khiêm nhường ngữ

Cách chia động từ về khiêm nhường ngữ ở dạng đặc biệt

Động từ (V-ます) Khiêm nhường ngữ (謙譲語)
~ です ~でございます
会います お目(め)にかかります
あげます 差(さ)し上(あ)げます
あります ございます
います おります
言います 申(もう)します 申(もう)し上(あ)げます
行きます 来ます 参(まい)ります 伺(うかが)います
聞きます 伺(うかが)います
します いたします
知っています 存(ぞん)じています 存(ぞん)じしております
知りません 存(ぞん)じません
食べます 飲みます いただきます
尋(たず)ねます 伺(うかが)います お邪魔(じゃま)します
見ます 拝見(はいけん)します
もらいます いただきます

Cách chia động từ về khiêm nhường ngữ theo quy tắc

  • Động từ nhóm I và II: お + V-ます(bỏ ます) + します/いたします
  • Động từ nhóm III (Danh động từ + します): ご + Danh động từ + します/いたします

Ví dụ minh họa:

  1. Tôi xin gửi lịch trình của tuần tới: 来週のスケジュールを お送りします。

2. Tôi xin giải thích về cách sử dụng của cái máy này: この機械(きかい)の使い方を ご説明いたします。

Trên đây là bài viết về tổng hợp tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những kiến thức trên đây phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ.

14 văn hóa làm việc của người Nhật giúp họ luôn thành công

0

Nhật Bản được biết đến là quốc gia có truyền thống văn hóa đặc trung, nơi đây con là quốc gia nằm trong top đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Văn hóa làm việc của người Nhật là thứ mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay phong cách làm việc qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Những văn hóa làm việc của người Nhật nên học hỏi

1. Đúng giờ là văn hóa làm việc quan trọng nhất của người Nhật

Tại Nhật, mọi người đều coi trọng và đề cao giá trị của chữ “kao”, tức là thể diện gồm có sự tự hào cá nhân, danh tiếng, địa vị trong xã hội. Đặc biệt phải kể đến thể diện của từng cá nhân trước một tập thể hay cộng đồng. Do đó, trong mỗi cuộc hẹn hay buổi làm việc, người Nhật luôn có văn hóa đúng giờ, thậm chí đến sớm hơn khi cuộc hẹn diễn ra.

Văn hóa làm việc quan trọng nhất của người Nhật là đúng giờ
Văn hóa làm việc quan trọng nhất của người Nhật là đúng giờ

Việc đúng giờ là cách thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương. Đặc biệt, trong công việc, đến sớm hơn giúp bạn có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị mọi thứ, qua đó tăng năng suất hiệu quả làm việc.

2. Tăng ca là thói quen làm việc đặc trưng ở Nhật

Thêm một nét đặc trưng về văn hóa làm việc trong công ty Nhật là tăng ca. Ở Nhật, mọi người đều có xu hướng tăng ca vào mỗi ngày. Lý giải cho hành động này là người Nhật quan niệm rằng, tăng ca là cách thể hiện sự cống hiến của mình cho doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp cũng dựa vào thời gian làm việc ngắn hay dài để quyết định thăng chức hay bổ nhiệm. Vì vậy, làm tăng ca được xem là yêu cầu tất yếu cho công việc để đem đến hiệu quả cao và năng suất lao động lớn.

Tăng ca là thói quen làm việc đặc trưng ở Nhật
Tăng ca là thói quen làm việc đặc trưng ở Nhật

Chính vì thói quen này đã tạo nên sợi dây vô hình cho người Nhật là gặp quá nhiều áp lực trong công việc. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần người lao động. Hiện nay, tình trạng tự tử hay mất sức vì công việc ở Nhật được đánh giá nghiêm trọng. Do đó, chính phủ nước này đã can thiệp bằng cách quy định số giờ làm tối đa cho mỗi người là 52h/tuần. Cùng với đó là kêu gọi các doanh nghiệp chủ động giảm giờ làm cho người lao động.

3. Tôn trọng đối tác

Tôn trọng đối tác thể hiện ở cách ăn nói, hành động và cư xử của mỗi người trong cuộc họp hay trao đổi giữa các đối tác. Khi gặp đối tác, điều đầu tiên người Nhật sẽ trao một danh thiếp một cách thịnh trọng và không quên dành lời chào lịch sự nhất đến người đối diện. Điều này tạo nên nhiều thiện cảm ngay từ lần gặp đầu tiên và sau đó cuộc đàm phán, thương thuyết công việc sẽ nhận được sự đồng tình cao.

Tôn trọng đối tác
Tôn trọng đối tác

4. Tôn trọng quyết định của nhau

Người Nhật tin rằng, thành công chính là sự hợp tác, làm việc của cả đội nhóm và họ cũng tâm niệm rằng sẽ không có thành công nếu không có sự đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm đối với công việc chung.

Tôn trọng quyết định của nhau
Tôn trọng quyết định của nhau

Người Nhật đề cao việc làm nhóm cùng nhau để tạo nên sự thành công, quá trình đó dù có nhiều tranh cãi hay thậm chí là giá trị của sự đoàn kết và hợp tác là rất quan trọng.

5. Lời xin lỗi và cách tư duy của người Nhật

Nhiều người vẫn còn e ngại lời xin lỗi đối với nhau, nhưng ở Nhật họ sẵn sàng đưa ra lời xin lỗi trước những sai phạm hay lỗi lầm dù chỉ là vô tình. Điều này cũng thể hiện sự sàng nhận lỗi và sửa sai. Do đó, thay vì trốn tránh trách nhiệm của mình, họ có thêm nhiều cơ hội học hỏi và cố gắng hơn nữa cho lần sau.

Lời xin lỗi và cách tư duy của người Nhật
Ở Nhật họ sẵn sàng đưa ra lời xin lỗi trước những sai phạm hay lỗi lầm dù chỉ là vô tình

6. Luôn học tập những người đi trước

Thường thì những người có sự hiểu biết và những kinh nghiệm qua nhiều năm làm việc, trau dồi. Chính vì thế học tập họ chính là một phương pháp rèn luyện rất hiệu quả và được người Nhật đề cao.

Trong các cuộc họp, nếu có ý kiến gì đó thì bạn phải chia sẻ với những người đi trước để nhận được lời tư vấn thỏa đáng. Những lời góp ý của những bậc tiền bối đi trước, người Nhật luôn tiếp thu với thái độ tôn trọng và cầu tiến.

7. Văn hóa làm việc của người Nhật là luôn nỗ lực

Người Nhật xem trọng sự cố gắng, nỗ lực trong thời gian dài, chẳng hạn như sự bứt phá xuất sắc trong một thời điểm nào đó. Nỗ lực học hỏi không ngừng cũng là cách để bản thân mỗi người có thể vươn lên phát triển một cách bền vững.

Văn hóa làm việc của người Nhật là nỗ lực hết mình
Văn hóa làm việc của người Nhật là nỗ lực hết mình

Được biết, người Nhật khi đánh giá một ai đó thường dựa vào quá trình làm việc, cống hiến hết mình trong thời gian dài chứ không phải bị bề ngoài chi phối.

8. Làm việc dựa trên kỷ luật và nguyên tắc

Trong văn hóa làm việc của người Nhật, tính kỷ luật và nguyên tắc kỷ cương luôn đặt lên hàng đầu ở bất cứ doanh nghiệp nào. Những thành công rực rỡ của người Nhật qua sự phát triển kinh tế thần kỳ và bền vững qua các năm nằm ở những nguyên tắc, quy định nhằm đem đến sự tập trung và tính thống nhất trong công việc.

Làm việc dựa trên kỷ luật và nguyên tắc
Làm việc dựa trên kỷ luật và nguyên tắc

9. Gắn bó lâu dài với công việc

Một khi đã quyết định làm công việc gì đó, người Nhật sẽ theo đuổi công việc đó đến cùng. Cũng có thể gắn bó với công việc đó cho đến khi về hưu. Bởi vì, một người nào đó làm việc trong khoảng thời gian dài và liên tục sẽ trở nên thuần thục và có năng suất cao.

Gắn bó lâu dài với công việc
Gắn bó lâu dài với công việc

10. Nghỉ phép là điều ít khi xảy ra

Vì người Nhật làm việc hết mình và cống hiến mình cho công ty nên việc nghỉ phép dường như là điều hiếm khi xảy ra, ngoại trừ bị đau ốm. Không phải vì họ không muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hay thư giãn, nhưng đối với học những ngày nghỉ trong tuần hay tháng là đủ để họ giải lao, thời gian nghỉ phép dành cho công việc vẫn là sự lựa chọn ưu tiên.

11. Khẩu hiệu là công cụ để nâng cao tinh thần

Khẩu hiệu chính là cách để người Nhật dùng để tạo cảm hứng, động lực và nguồn năng lượng tích cực cho công việc đang làm. Ngoài những lời nhắc nhở, động viên, việc toàn bộ tập thể cùng nhau hô vang một khẩu hiệu tạo thêm năng lượng tích cực cho người làm. Có những câu khẩu hiệu nói về sự tán dương giúp họ luôn cảm thấy có năng lượng hay động viên tích cực để làm việc tốt hơn.

Khẩu hiệu là công cụ để nâng cao tinh thần
Khẩu hiệu là công cụ để nâng cao tinh thần

12. Phong cách làm việc của người Nhật là làm ra làm, chơi ra chơi

Nguyên tắc này mà bất cứ ai cũng nên áp dụng cho bản thân vào công việc. Bởi vì công việc sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu bạn dành nhiều thời gian, công sức vào nó.

Còn đối với việc thư giãn nghỉ ngơi cũng cần thiết lắm đấy. Đây cũng là cách để lấy lại năng lượng và phục hồi cơ thể để có thể bắt đầu làm việc tiếp. Đúng nghĩa thì đây là hai việc hoàn toàn khác nhau, nếu thực hiện cùng lúc cả hai việc sẽ gây ra phản tác dụng và khiến công việc không đạt như mong muốn.

13. Nói giảm, nói tránh

Người Nhật có xu hướng giao tiếp hạn chế sự hiềm khích lẫn nhau trong cả lời nói lẫn hành động. Do đó, thay vì nói thẳng thừng “Không được” thì họ sẽ dùng những từ ngữ khác để biểu đạt ý cần nói của mình sao cho người nghe chấp nhận được sự thật mà không quá đau buồn. Trong từng lời nói họ rất chú ý để không làm người khác phật ý, bực bội hay khó chịu.

14. Ăn mặc lịch sự

Ăn mặc lịch sự cũng là cách để người khác tôn trọng mình. Mặc lịch sự trông bản thân mình gọn gàng, chỉn chu trong công việc. Những đối tác, khách hàng thường nhìn vào phong thái và trang phục của nhân viên để đánh giá bộ mặt của công ty đó.

Trang phục công sở của người Nhật
Trang phục công sở của người Nhật

Trên đây là những văn hóa làm việc của người Nhật mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những thông tin này giúp bạn đọc có thể học hỏi phong cách làm việc của người Nhật, qua đó phát triển bản thân và nâng cao hiệu quả làm việc của mình.