Home Blog Page 16

[Bật Mí] 5 cách học tiếng Nhật hiệu quả tại nhà

Bạn đã chuẩn bị cho mình lộ trình học tiếng Nhật đạt được kết quả cao nhất mà không cần phải đến trung tâm chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách học tiếng Nhật hiệu quả tại nhà trong nội dung bài viết này nhé!

1. Tăng vốn từ vựng tiếng Nhật từng ngày

Để đạt đến trình độ giao tiếp cơ bản thì bạn phải học thuộc khoảng 800 từ vựng. Khác biết so với tiếng Việt, tiếng Nhật sử dụng ba bảng chữ cái, những ai mới đầu học tiếng Nhật sẽ rất khó nhớ từ. Do đó, nếu tự học ở nhà bạn phải có một tinh thần thép và kiên cường.

Học từ vựng tiếng Nhật mỗi ngày
Học từ vựng tiếng Nhật mỗi ngày

Cách để bạn có thể học từ mới nhớ lâu đó là viết chữ lên những tờ giấy note và dán chúng xung quanh nhà, cứ mỗi từ mới kèm theo một ví dụ. Hãy đọc lớn mỗi khi bạn thấy chúng và luyện tập mỗi ngày như thế. Đây được xem là một trong những cách học hiệu quả nhất, giúp bạn bổ sung được lượng từ vựng tương đối trong thời gian ngắn.

2. Phương pháp học Kanji

Kanji luôn là nỗi ám ảnh của những người học tiếng Nhật. Cách tốt nhất để học Kanji hiệu quả là sáng tạo ra những câu chuyện hay. Kanji vốn là chữ tượng hình, vậy nên bạn có thể tưởng tượng ra nhiều câu chuyện dựa vào các nét vẽ.

Học chữ Kanji bằng cách kể chuyện
Học chữ Kanji bằng cách kể chuyện

Ví dụ: Chữ 春 (Mùa xuân) gồm các bộ phận 三 – Tam (số 3), 人 – Nhân (người), 日 – Nhật (mặt trời). Bạn có thể hình dung rằng “3 người nắm tay nhau đi dưới bầu trời mùa xuân”. Nghe rất hay và cũng dễ nhớ nét chữ đúng không nào.

3. Phương pháp học ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Nhật được xếp vào danh sách các ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp khó nhất thế giới. Ở sơ cấp có khoảng 40 cấu trúc ngữ pháp, nhiều người mới học đều cho rằng phần ngữ pháp khó hiểu, khi vận dụng vào luyện tập thì khác hẳn so với tiếng Việt. Để có thể tự học ngữ pháp tại nhà hiệu quả, bạn nên vận dụng ngữ pháp đã học vào nhiều tình huống khác nhau trong thực tế.

Phân tích ngữ pháp theo các bộ phận như: Chủ ngữ, vị ngữ, tính từ, giới từ. Tiếp đó, đặt câu sử dụng những từ mới mình học được. Khi đã học được vốn ngữ pháp vừa đủ thì hãy tập viết đoạn văn ngắn. Nếu bạn tự học mà không biết viết về chủ đề gì thì hãy dựa vào những gì xảy ra xung quanh bạn để tự tìm đề tài.

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật
Phân tích cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật

Thêm một cách học ngữ pháp cho bạn là hãy sử dụng các câu chuyện ngắn. Đây được xem là cách học hiệu quả nhất để học và sử dụng ngữ pháp tiếng Nhật. Bạn phải học ngữ pháp bằng cách nghe hiểu tiếng Nhật thực thụ, bạn nghe những câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp khác nhau. Bạn không nhất thiết phải biết nguyên tắc ngữ pháp. Bạn hãy sử dụng các cấu trúc đúng ngữ cảnh và tự động.

4. Nghe và trả lời, không phải nghe và nhắc lại

Trong các bài học có câu chuyện ngắn, người kể nên kể những câu chuyện đơn giản. Mỗi khi nghe câu hỏi thì nên dừng lại và trả lời câu hỏi. Điều này giúp bạn học cách phản xạ trả lời các câu hỏi nhanh chóng và tự động nhất. Hoặc bạn có thể yêu cầu những người xung quanh đặt câu hỏi đơn giản ngẫu nhiên để thực hành luyện tập tốt hơn.

5. Tự học tiếng Nhật kết hợp nhiều loại sách

Mỗi bộ sách sẽ có những ưu điểm nổi trội khác nhau. Ví dụ: học sách Minna no nihongo phù hợp với những ai học ngữ pháp nhưng bạn sẽ không học được kanji và nghe nói. Vậy nên, hãy sử dụng kết hợp nhiều loại sách với nhau để tận dụng hết những ưu điểm của sách đó.

Học tiếng Nhật kết hợp nhiều loại sách
Học tiếng Nhật kết hợp nhiều loại sách

Trên đây là bài viết 5 cách học tiếng Nhật hiệu quả tại nhà mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những kiến thức trên đây phần nào giúp bạn có thể học tiếng Nhật thuận tiện và nhanh đạt được mục tiêu của mình.

Khám phá 8 nét văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản

0

Giao tiếp là quy trình trao đổi thông tin giữa từng nhóm người hoặc từng cá nhân. Tùy theo văn hóa từng nước mà có cách giao tiếp khác nhau. Nhật Bản là quốc gia rất chú trọng đến hình thức giao tiếp. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về văn hóa của xứ sở “mặt trời mọc”, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về văn hóa giao tiếp của người Nhật ngay trong nội dung bài viết này.

1. Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong cúi chào

Trong văn hóa của người Nhật, cúi chào thể hiện lòng tôn trọng của mình đối với mọi người. Theo quy định, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… Đối với bạn bè mà khoảng cách tuổi tác của học cách xa, hoặc họ đang ở nơi công cộng, trang nghiêm thì sẽ cúi chào.

Ba kiểu chào phổ biến của người Nhật
Ba kiểu chào phổ biến của người Nhật

Kiểu chào Saikeirei:

  • Tư thế: Cúi người từ từ và thấp 45 độ.
  • Chào trong trường hợp: Thể hiện lòng biết ơn và sự tôn trọng sâu sắc, sử dụng ở nơi các đền thờ, nhà thờ tôn giáo.

Kiểu Eshaku:

  • Tư thế: Cúi người với góc 15 độ.
  • Chào trong trường hợp: Giao tiếp hàng ngày đối với người cùng tuổi hay cùng trang lứa.

Kiểu Keirei:

  • Tư thế: Cúi người một góc 30 độ.
  • Chào trong trường hợp: Trang trọng và thường được sử dụng trong lần đầu gặp mặt.

2. Giao tiếp bằng mắt

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng hoặc nhìn chằm chằm vào người đối diện thể hiện sự khiêu khích, thiếu lịch sự và không đúng mực. Thường thì người Nhật thường hạn chế nhìn trực diện vào người đối diện. Họ hay nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa, cúi xuống hay nhìn sang một bên nào đó.

Giao tiếp bằng mắt
Khi nói chuyện, người Nhật thường không nhìn thẳng vào mắt nhau

3. Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong gật đầu

Trong giao tiếp, khi người Nhật lắng nghe người khác nói, họ thường niềm nở nụ cười, gật đầu và những câu chữ lịch sự mà khó lòng tìm thấy trong các ngôn ngữ khác.

Điều này chứng tỏ họ đang khuyến khích bạn tiếp tục câu chuyện. Nhưng điều này lại khiến cho người phương Tây và người châu Âu hiểu lầm rằng họ đồng ý. Gật đầu là biểu hiện cho từ “đồng ý”, nhưng đối với người Bulgari thì có nghĩa là “không”. Riêng với người Nhật thì đơn thuần chỉ là thể hiện phép lịch sự.

4. Sự im lặng trong giao tiếp

Sự im lặng cũng là cách giao tiếp của người Nhật, vì họ luôn tin rằng ít nói tốt hơn so với việc nói quá nhiều. Đặc biệt, họ quan tâm đến hành động thay vì nói suông. Những ai tiếp xúc nhiều với người Nhật đều biết, người có vị trí cao nhất trong các buổi thương thảo thường là người kiệm lời nhất, họ chỉ đưa ra quyết định sau cùng. Im lặng cũng là cách tránh gây mất lòng người khác.

5. Văn hóa xin lỗi, cảm ơn

Văn hóa xin lỗi, cảm ơn người Nhật
Ở Nhật, xin lỗi mang nhiều ý nghĩa khác nhau

Ở Nhật, có nhiều từ mang ý nghĩa xin lỗi. Xin lỗi nghiêm trọng, xin lỗi lịch sự, xin lỗi hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu, hay xin lỗi dạng lược bớt khi trong mối quan hệ thân mật… Điều dễ thấy, người Nhật thường xuyên sử dụng lời “cảm ơn”, “xin lỗi”. Đây cũng là điều bất ngờ mà ai khi đến Nhật nhận thấy.

6. Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong trang phục

Trang phục được xem là yếu tố quan trọng trong giao tiếp của người Nhật. Tùy vào từng hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có cách lựa chọn trang phục khác nhau. Nhưng, họ vẫn luôn đề cao tính lịch sự , kín đáo và trang phục phải trong trạng thái sạch sẽ, không bị nhàu.

Người Nhật chuộng trang phục lịch sự
Người Nhật chuộng trang phục lịch sự
  • Trang phục nơi làm việc: những bộ áo quần hiện đại nhưng đảm bảo sự kín đáo.
  • Trang phục tiệc xã giao: Nam giới Nhật thường chọn một bộ vest đen đi kèm với caravat có màu sắc tinh tế. Nữ thường mặc váy, quần tây đi kèm với áo sơ mi và mang giày cao gót.

7. Văn hóa tặng quà của người Nhật

Tặng quà thể hiện sự tôn kính tại Nhật
Tặng quà thể hiện sự tôn kính tại Nhật

Ở Nhật, tặng quà được xem là một nghệ thuật, thể hiện tính cảm, sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ. Nghi thức tặng quà, món quà, số đếm của chúng, cách trang trí… đều được người Nhật lưu ý hết sức khi tặng cho nhau.

8. Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong vẫy tay

Trong giao tiếp, khi muốn gọi ai đó bằng cách vẫy tay thì bạn nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống. Nếu bạn để ngón tay cong xuống sẽ bị đánh giá là người vô học. Sẽ thật là thô lỗ nếu bạn chỉ tay vào mặt người khác. Thay vào đó, bạn nên mở rộng bàn tay hướng lên trên giống như đang đỡ mặt phẳng để chỉ về phía người đó.

Cách người Nhật vẫy tay
Cách người Nhật vẫy tay

Trên đây là bài viết nét văn hóa giao tiếp của người Nhật mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Không thể phủ nhận một điều rằng, văn hóa giao tiếp người Nhật có nhiều nghi lễ hơn so với người Việt. Nếu bạn có ước muốn làm tại công ty Nhật Bản thì có thể học cách giao tiếp của người Nhật ngay từ bây giờ nhé.

[Giải Đáp] Mới học tiếng Nhật bắt đầu từ đâu?

Bạn đang có ý định học thêm tiếng Nhật nhưng còn băn khoăn mới học tiếng Nhật bắt đầu từ đâu. Hãy để chúng tôi giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Mới học tiếng Nhật bắt đầu từ đâu?

1. Học từ bảng chữ cái

Trong tiếng Nhật có 3 bảng chữ cái đó là Hiragana (bảng chữ mềm), Katakana (bảng chữ cứng) và Kanji (phần chữ Hán). Khi mới bắt đầu học, bạn phải nắm vững hai bảng chữ cái Hiragana và Katakana thì mới có thể đến đến học ngữ pháp. Riêng phần chữ kanji được học xuyên suốt trong quá trình học tiếng Nhật.

Bảng chữ cái Hiragana gồm 46 ký tự, được viết bằng những đường nét mềm mại. Bên cạnh đó còn có các dạng chữ biến thể của nó là bảng chữ phụ gồm bảng âm đục, bảng âm ghép, các âm ngắt và trường âm.

Bảng chữ cái Katakana gồm có 46 ký tự, cách viết là những nét thẳng nối với nhau. bảng chữ cái này được người Nhật dùng để phiên âm các ngôn ngữ khác sang tiếng Nhật (ví dụ: Anh – Nhật).

Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái Katakana
Bảng chữ cái Katakana

Kanji (Hán tự) là chữ tượng hình được vay mượn từ Trung Quốc và được người Nhật sử dụng chính thức ngang bằng với hai bảng chữ cái trên. Người Nhật thường dùng chữ Hán phồn thể (chữ Hán có đầy đủ nét từ ngày xưa) nên người học gặp không ít khó khăn. Theo thống kê, số lượng chữ Kanji được dùng chính thức trong soạn thảo văn bản là 2136 chữ, số lượng chữ Kanji mà Bộ GD&ĐT Nhật Bản yêu cầu áp dụng vào giảng dạy tại các trường Đại học là 1945 chữ. Bạn sẽ có chút choáng ngợp làm sao có thể học thuộc lượng lớn từ như vậy, nếu bạn tìm được phương pháp học hiệu quả thì điều đó không còn khó khăn nữa.

Ngoài ba bảng chữ cái trên, còn có bảng chữ cái thứ 4 là Romaji (phiên âm theo chữ Latinh) giúp bạn thuận tiện trong việc học tiếng Nhật. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá mức mà quên mất vào chữ Hiragana và Katakana.

Học từ vựng kết hợp ngữ pháp

Sau khi đã nắm vững bảng chữ mềm và bảng chữ cứng thì tiếp tục với việc học từ vựng. Bạn cần học hội thoại đơn giản hằng ngày như cách xưng hô, ngôi thứ trong tiếng Nhật, cách chào hỏi trong ngày, số đếm từ 1 đến 100,…

Để học từ vựng nhanh thuộc và dễ hiểu thì bạn nên phân loại từ vựng theo từng chủ đề cụ thể. Ví dụ như:

  • おはようございます: Chào buổi sáng
  • こんにちは: Chào buổi chiều
  • こんばんは: Chào buổi tối
  • さようなら: Chào tạm biệt…
  • おやすみなさい: Chúc ngủ ngon

Từ mới chủ đề màu sắc:

  • みどり: Màu xanh lá cây
  • むらさき: Màu tím
  • きいろ: Màu vàng
  • ちゃいろ: Màu nâu…
  • しろ: Màu trắng
  • くろ: Màu đen
  • あか: Màu đỏ
  • あお: Màu xanh lơ

Một lưu ý nhỏ trong quá trình học là bạn nên học song song kết hợp từ vựng với ngữ pháp. Hay bạn có thể áp dụng cách học xong từ mới nào thì đặt câu hỏi cho từ đó để nhớ lâu hơn.

Từ vựng về màu sắc trong tiếng Nhật
Từ vựng về màu sắc trong tiếng Nhật

Ví dụ:

  • しろ: 私の シャツ は しろです: Cái áo của tôi màu trắng
  • くろ: 彼の髪 は くろです: Tóc anh ấy màu đen

Mỗi một mẫu ngữ pháp, bạn đưa ra càng nhiều ví dụ thì càng tốt. Chẳng hạn như bạn đang học bài đầu tiên trong giáo trình Minna no Nihongo. Với mẫu ngữ pháp dùng trợ từ [ か] đặt ở cuối câu để biểu đạt câu nghi vấn, các từ mới về đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật, bạn có thể đặt câu hỏi như:

  • あのかた は どなた です か : Vị đó là ai?
  • あの ひと は だれ です か : Người đó là ai?
  • あなた は せんせい です か : Bạn có phải giáo viên không?
  • Diễmさんは なんさい ですか : Diễm bao nhiêu tuổi?

Học giao tiếp tiếng Nhật

Kỹ năng giao tiếp hết sức quan trọng khi học tiếng Nhật. Nếu bạn siêng năng học từ mới, nắm vững ngữ pháp nhưng lại không luyện nói và nghe thì cũng như không. Giao tiếp chính là chìa khóa thành công trong việc học ngoại ngữ. Để có thể giỏi nói thì bạn phải bắt đầu từ những điều cơ bản rồi từ từ lên nâng cao, vậy nên bạn cũng đừng quá lo lắng nhé.

Hãy áp dụng những điều bạn đã được học trên lớp để luyện với bạn bè xung quanh mình. Sau đó, hãy giao tiếp mỗi khi bạn có cơ hội, dần dần mở rộng từng chủ đề. Và bạn cứ duy trì như vậy đảm bảo một thời gian ngắn sẽ lên level.

Thực hành luyện nói tiếng Nhật
Thực hành luyện nói tiếng Nhật

Trên đây là nội dung bài viết mới học tiếng Nhật bắt đầu từ đâu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có thể định hướng được mình nên học gì đầu tiên. Chúc bạn may mắn!

Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật N5 gây ấn tượng

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật N5 là bài học đầu tiên dành cho các bạn dành cho những ai học tiếng Nhật với mục đích đi xuất khẩu lao động, đi du học phục vụ cho công việc và học tập trong nước. Hãy cùng chúng tôi khám phá các mẫu câu giới thiệu bản thân đơn giản trong bài viết dưới đây nhé.

Từ vựng giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật N5

Trước tiên, bạn hãy sử dụng các mẫu câu chào hỏi hằng ngày của người Nhật. Hãy tham khảo các mẫu câu dưới đây:

  • おはようございます/ohayougozaimasu/: Chào buổi sáng (khoảng thời gian buổi sáng trước 12 giờ trưa).
  • こんにちは /konnichiwa/: Chào buổi chiều (thời điểm trước 17hh00).
  • こんばんは /konbanwa/: Chào buổi tối (từ 17h00 chiều đến nửa đếm).
おはようございます
おはようございます

Dưới đây là các danh từ để giới thiệu bản thân mà hầu như bạn phải dùng nếu muốn bà giới thiệu bản thân của mình hấp dẫn, gãy gọn nhưng vẫn đảm bảo cho người đối diện nắm được đầy đủ thông tin cần biết về bạn:

  • 私は /watashiwa/: Tôi là
  • さい /sai/: Tuổi
  • じゅうしょ /juusho/: Địa chỉ
  • がくせ /gakuse/: Học sinh, sinh viên
  • だいがく /daigaku/: Đại học
  • かぞく /kazoku/: Gia đình
  • きょうみ /kyoumi/: Sở thích

Mẫu cấu trúc giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật N5

Để gây ấn tượng với người đối diện bằng việc giới thiệu bản thân, bạn nên học thuộc các mẫu câu có sẵn. Thương thì các mẫu câu đơn giản gói gọn trong ngữ pháp N5. Nắm vững ngữ pháp N5 giúp bạn không thấy bối rối khi triển khai ý để nói.

  • わたしは + Tên + です: watashi wa + Tên + desu: Tôi là…
  • hoặc わたしのおなまえは + Tên + です: watashi no onamae wa + Tên + desu: Tên của tôi là…
  • 今年は + Số tuổi + さいです: kotoshi wa + (Số tuổi) + desu: Năm nay tôi… tuổi
  • Tên tỉnh/thành phố + から来ました: Tên tỉnh/thành phố + karakimashita: Tôi đến từ tỉnh/thành phố…
  • 私の趣味は + Sở thích + です: Watashi no shumi wa + Sở thích + です: Sở thích của tôi là…
  • 大学を卒業後しました: daigaku wo sotsugyou ato shimashimashita: Tôi đã tốt nghiệp đại học…
Mẫu câu giới thiệu đơn giản
Mẫu câu giới thiệu đơn giản

Lấy ví dụ: おはようございます。はじめまして。わたしはAです。わたしは20歳です。ハノイから来ました。FTU大学の学生です。りょうりがすきです。将来の夢は日本に旅行することです。よろしくお願いします。

Ohayougozaimasu. Hajimemashite. Watashi wa A desu. Watashi wa 20 sai desu. Hanoi kara kimashita. FTU daigaku no gakuseidesu. Ryouri ga suki desu. Shourai no yume wa Nihon ni ryokou suru kotodesu. Yoroshikuonegaishimasu.

Tạm dịch: Xin chào buổi sáng. Rất vui được gặp bạn. Tôi tên là A. Tôi năm nay 20 tuổi. Tôi đến từ Hà Nội và hiện là sinh viên của trường đại học FTU. Sở thích của tôi là nấu ăn. Tôi có ước mơ là sau này được đi du lịch Nhật Bản. Xin chân thành cảm ơn và mong được các bạn giúp đỡ.

Tên một số tỉnh thành Việt Nam trong tiếng Nhật:

Tên Việt Nam Tên tiếng Nhật Tên Việt Nam Tên tiếng Nhật
An Giang アンザン Bình Phước ビンフオック
Bà Rịa バリア Bình Thuận ビントゥアン
Bà Rịa – Vũng Tàu バリア・ブンタウ Cà Mau カマウ
Bắc Cạn バクカン Cao Bằng カオバン
Bắc Giang バクザン Cần Thơ カントー
Bạc Liêu バクリエウ Hà Giang ハザン
Bến Tre ベンチェ Hà Nam ハナム
Bình Định ビンディン Hà Nội ハノイ
Bình Dương ビンズオン Hà Tĩnh ハティン

Tên một số nghề nghiệp trong tiếng Nhật:

Nghề nghiệp Nghề nghiệp trong tiếng Nhật
Nấu ăn りょうり
Học sinh がくせ
Giáo viên きょうしょく
Nhân viên ngân hàng ぎんこういん
Bác sĩ いしゃ
Nhà nghiên cứu けんきゅうしゃ
Nông nghiệp のうぎょう
Cơ khí きかい
Điện tử ようせつ

Trên đây là nội dung bài viết cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật N5 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hy vọng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn có được bài giới thiệu thật hay và ấn tượng.

Tổng hợp những câu nói tiếng Nhật dễ thương, siêu cute

Những câu nói tiếng Nhật dễ thương được sử dụng trong trường hợp muốn thổ lộ tình cảm hay cảm xúc dành cho đối phương. Hoặc khi muốn nhờ vả ai đó giúp mình một việc gì đó. Hãy cùng chúng tôi khám phá những câu nói này nhélà khi muốn nhờ vả ai đó giúp đỡ mình một việc gì đó.

Những câu nói tiếng Nhật dễ thương

  1. あなたが好き。/Anata ga suki/: Tôi thích cậu.
  2. あなたを幸せにしたい。/Anata wo shiawase ni shitai/: Tôi muốn làm cậu được hạnh phúc.
  3. 心から愛していました。/Kokoro kara aishite imashita/: Tôi yêu cậu đến từng tế bào.
  4. あなたのことを大切に思っています。/Anata no koto wo taisetsu ni omotte imasu/: Tôi luôn quan tâm đến cậu.
  5. あなたは私にとって大切な人です。/Anata wa watashi ni totte taisetsu na hito desu/: Cậu là một người rất đặc biệt đối với tôi.
  6. あなたを幸せにしたい。/Anata wo shiawase ni shitai/: Tôi muốn làm cho cậu vui.
  7. ずっと君を守ってあげたい。/Zutto kimi wo mamotte agetai/: Tôi muốn được bảo vệ cậu mãi thôi.
  8. よかったら、私と付き合ってくれる?/Yokattara watashi to tsukiatte kureru?/: Nếu có thể, cậu có muốn hẹn hò với tớ không?
  9. あなたは私の初恋の人でした。/Anata wa watashi no hatsukoi no hito deshita/: Cậu là mối tình đầu của tôi.
  10. 毎日、毎日君の笑顔を見たい。/Mainichi mainichi, kimi no egao wo mitai/: Mỗi ngày trôi qua tôi đều nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt cậu.
毎日、毎日君の笑顔を見たい。
毎日、毎日君の笑顔を見たい。
あなたは私にとって大切な人です。
あなたは私にとって大切な人です。

Trên đây là nội dung bài viết những câu nói tiếng Nhật dễ thương mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn có thể tự mình bày tỏ những câu nói này với người mà mình yêu thương.

[Bật Mí] Lộ trình học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

Lộ trình học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu là điều mà những người đang có ý định học tiếng Nhật quan tâm. Tiếng Nhật nổi tiếng khó, nhưng để chinh phục được nó cần cả một quá trình và thời gian dài. Trong bai viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn lộ trình học tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu học.

Tổng quan về các cấp độ kiến thức

JLPT là chứng chỉ đánh giá năng lực Nhật ngữ dành cho người nước ngoài, được cấp bởi Hiệp hội và các tổ chức giáo dục tại Nhật. JLPT chia ra thành 5 cấp độ N, tương ứng với trình độ hiện tại của người học, cụ thể như sau:

  • N5, N4: Trình độ sơ cấp
  • N3: Trình độ trung cấp
  • N2, N1: Trình độ cao cấp

Lộ trình tự học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

Đối với những bạn bắt đầu ước muốn chinh phục tiếng Nhật của mình. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý đến bạn một lộ trình học tiếng Nhật hiệu quả cho người mới bắt đầu như sau:

Giai đoạn 1: Làm quen với bảng chữ cái

Tiếng Nhật có 3 bảng chữ cái là Hiragana, Katakana và Kanji. Đây là những thành phần cấu thành nên từ trong tiếng Nhất. Học hai bảng chữ cái Hiragana và Katakana là điều đầu tiên bạn cần phải làm, nó cực kỳ quan trọng cho những ai mới bắt đầu. Thường thì mọi người sẽ mất khoảng 1 tuần để học thuộc hai bảng chữ cái Hiragana và Katakana. Bạn hãy chăm chỉ viết kết hợp với đọc để nhanh nhớ chữ hơn.

Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái Katakana
Bảng chữ cái Katakana

Sau khi đã học thuộc 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana, bạn sẽ chinh phục Kanji (Hán tự). Kanji là nhóm từ quan trọng và được sử dụng phổ biến của người Nhật. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn cho người mới bắt đầu học Kanji vì nó được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, có nhiều nét và trải dài xuyên suốt từ N5 đến N1. Trong quá trình học Kanji, bạn phải thật tập trung và quyết chí thì mới giỏi lên được.

Giai đoạn 2: Chinh phục trình độ sơ cấp (N5, N4)

Sau quá trình thuộc bảng chữ cái và làm quen với Kanji thì bạn sẽ tiếp tục với công cuộc tìm hiểu sâu hơn về từ vựng và ngữ pháp. Với trình độ N5 yêu cầu học viên phải thuộc khoảng 700 từ và từ 80 – 100 Kanji tương ứng trên tổng 2000 Kanji. Để chinh phục được cấp độ N5, bạn cần học khoảng 150 giờ.

Bộ chữ Kanji trong tiếng Nhật
Bộ chữ Kanji trong tiếng Nhật

Đối với cấp độ N4 thì bạn cần khoảng 300 giờ để học được 1500 từ và 350 Kanji. Cấp độ N5 và N4 được xem là cấp độ thấp nhất để ước lượng trình độ tiếng Nhật của người học.

Giai đoạn 3: Tăng tốc tới trình độ trung cấp (N3)

Đối với N3 cần khoảng 450 giờ học để có thể chinh phục cấp độ này. Ở cấp độ này, yêu cầu người học thuộc khoảng 3750 từ vựng và 650 Kanji. Đồng thời, với cấp độ N3 cần phải nghe hiểu được nội dung đoạn hội thoại của chủ để về cuộc sống thường nhật.

Giai đoạn 4: Tiến đến trình độ cao cấp (N2, N1)

Với trình độ N2 bạn cần khoảng 600 giờ để đạt được. Cấp độ N2 yêu cầu khoảng 1000 Kanji và 6000 từ vựng cùng với kỹ năng nghe hiểu tốt. Cấp độ N2 tương đương với trình độ để bạn có thể theo học THPT tại Nhật.

Cấp độ cao nhất trong tiếng Nhật là N1. Người học đến cấp bậc này phải thuần thục tiếng Nhật như tiếng mẹ để và có thể đọc các bài luận văn, các bài nghiên cứu khoa học. Đối với N1 sẽ mất khoảng 900 giờ để học 2000 Kanji và khoảng 10.000 từ vựng.

Trên đây là nội dung bài viết lộ trình học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này phần nào giúp ích bạn trong quá trình học tiếng Nhất.

Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật ấn tượng nhất

Làm thế nào để giới thiệu bản thân “ăn điểm” trong mắt người đối diện đang là câu hỏi mà không ít người quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật gây ấn tượng sâu đậm với người đối diện nhé!

Vì sao phải học cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật thật thu hút?

Những ai tìm hiểu về văn hóa Nhật đều biết, người Nhật coi trọng đến vấn đề giao tiếp. Việc giới thiệu bản thân mình thu hút giúp mọi người hiểu hơn về bạn như tên tuổi, quê quán, quốc tịch, công việc, sở thích, trình độ,… Người nghe sẽ có cái nhìn tổng quan về bạn. Đặc biệt là khi đi phỏng vấn, điều này quyết định đến việc bạn có được ứng tuyển vào vị trí đó hay không. Việc tạo được ấn tượng ban đầu về bản thân, chắc chắn bạn sẽ được đánh giá cao, được mọi người xung quanh để ý hơn và thuận tiện cho công việc nữa.

Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật đầy đủ

Một số mẫu câu quan trọng và cần phải có khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật:

Rất vui được làm quen với mọi người: はじめまして。

  • Tôi tên là…: ____と申します。
  • Năm nay tôi…tuổi: 今年は___歳です。
  • Tôi đến từ…: ___から来ました。
  • Tôi đã tốt nghiệp đại học rồi: 大学を卒業しました。
  • Tôi hiện là học sinh cấp 2/ cấp 3/sinh viên đại học 中学生/高校生/学生です。
はじめまして : Rất vui được gặp bạn
はじめまして : Rất vui được gặp bạn
  • Gia đình tôi có…người: Bố, mẹ, chị tôi và tôi: 家族は__人います。母と父と姉と私です。
  • Tôi vẫn đang còn độc thân: まだ独身です。
  • Tôi đã lập gia đình rồi: 結婚しています。
  • Ước mơ của tôi là trở thành bác sĩ: 夢は医者になりたいです
  • Sở thích của tôi là nghe nhạc: 趣味は音楽を聞くことです
  • Rất mong được mọi người giúp đỡ: どうぞよろしくお願いします

Cách chào hỏi bằng tiếng Nhật

はじめまして /Hajimemashite/: Rất vui được gặp bạn là cách nói lịch sự trong lần đầu gặp mặt. Khi nói “Hajimemashite” bạn phải thể hiện thái độ chân thành, cúi gập người 90 độ. Đều này giúp bạn ghi điểm trong mắt người đối diện.

Tùy vào thời gian khác nhau mà bạn có 3 cách chào khác nhau:

  • Cách 1: “Ohayou/Ohayou gozaimasu”: Chào buổi sáng. Bạn sử dụng cách chào này vào thời điểm trước 12h00 trưa.
  • Cách 2: “Konnichiwa”: Chào buổi chiều. Bạn sử dụng cách chào này vào thời điểm trước 5h00 chiều.
  • Cách 3: “Konbanwa”: Chào buổi tối. Bạn sử dụng cách chào này vào thời điểm sau 5h00 chiều đến nửa đêm.

Giới thiệu bản thân về họ tên, tuổi tác bằng tiếng Nhật

Giới thiệu tuổi trong tiếng Nhật
Giới thiệu tuổi trong tiếng Nhật

Để người nghe hiểu rõ hơn về bạn và tạo niềm tin cho việc thiết lập mối quan hệ, bạn cần chia sẻ một số thông tin cơ bản như tên, tuổi, quê quán, công việc hiện tại,…

Khi giới thiệu tên bạn sẽ nói:

  • 私は___と申します。(Dạng khiêm nhường): Tên tôi là…
  • 私は___です。(Dạng lịch sự ): Tên tôi là…

Để thuận tiện cho việc xưng hô, bạn nên giới thiệu tuổi của mình. Giúp dễ phân biệt vai vế với người đối diện. Bạn có thể sử dụng mẫu câu sau:

  • 今年は____歳です。: Năm nay tôi…tuổi

Giới thiệu quốc tịch, quê quán

Giới thiệu quốc tịch
Giới thiệu quốc tịch

Trường hợp nếu bạn là du học sinh hay sang làm việc thì việc giới thiệu quốc tịch là ddieuf hết sức quan trọng. Bạn có thể áp dụng các mẫu câu sau:

  • Tôi là người Việt Nam: ベトナム人です。
  • Tôi đến từ Hà Nội: ハノイから来ました。
  • Quê của tôi ở Hà Nam: 出身はハナムです。

Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật về trình độ học vấn

Dưới đây là một số mẫu câu giới thiệu về trình độ học vấn:

  • Tôi đang học tại trường đại học Hà Nội: ハノイ大学で勉強しています。
  • Chuyên ngành của tôi là Tiếng Nhật Thương Mại: 専門は日本語ビジネスです。
  • Tôi là sinh viên năm thứ 3 đại học Quốc Gia Hà Nội: ベトナム国家大学ハノイ校の3年生です。
  • Tôi đã tốt nghiệp đại học: 大学を卒業しました。
  • Tôi là học sinh cấp 2: 私は中学生です。
  • Tôi là sinh viên: 私は学生です。

Cách giới thiệu công việc bằng tiếng Nhật

Giới thiệu công việc đang làm
Giới thiệu công việc đang làm

Ví dụ về nghề nghiệp:

  • Tôi là giáo viên: 先生です。
  • Nghề của tôi là kĩ sư: エンジニアです。

Tham khảo thêm một số nghề bằng tiếng Nhật:

Nghề nghiệp Viết Phiên âm
Nông nghiệp 農業 のうぎょう
Cơ khí 機械 きかい
Hàn 溶接 ようせつ
May 縫製 ほうせい
Điện 電気 でんき
Điện tử 電子 でんし
Xây dựng 建設 けんせつ
Nấu ăn 料理 りょうり
Kế toán 経理 けいり

Cách giới thiệu sở thích bằng tiếng Nhật

Công thức: 私の趣味は + Sở thích (Watashi no shumi wa…).

Lấy ví dụ: Sở thích của tôi là đọc sách. Dựa theo cấu trúc trên, bạn cần biết danh từ đọc sách ( 読書 ) hay động từ đọc sách ( 本を夜 ) hoặc động từ đọc sách ( 本を読む)

Câu hoàn chỉnh là: 趣味は読書です。hoặc 趣味は本を読むことです。

Cách nói thể hiện mong muốn/mong ước: 私の将来の夢は + Mong ước (watashi no shourai no yume wa…) thành 将来の夢はVることです。(V: động từ)

Lấy ví dụ: 将来の夢は日本に旅行することです。(Ước mơ của tôi là đi du lịch Nhật Bản).

Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật gây ấn tượng

Lời chào tốt đẹp thì kết thúc cũng phải trang trọng, đẹp đẽ với người đối diện đúng không nào, đặc biệt là những người lần đầu gặp mặt.

よろしくお願いします。/Yoroshiku onegaishimasu/: Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn.

Hầu hết người Nhật đều sử dụng câu này trong lần đâu gặp mặt. Cách nói này thể hiện sự trân trọng, lịch sự với mong muốn người giao tiếp giúp đỡ mình.

Mẫu câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật thu hút nhất

Mẫu 1“はじめまして。私の名前は …..です。ベトナム人です。趣味は …..です。また、….. 大学で ….. を専攻しました。私は ….. 年間 ….. の経験を持っています。この機会をいただき、自己紹介をさせていただきます。よろしくお願いいたします。”

=> Tạm dịch: “Rất vui khi được gặp anh/chị. Tên tôi là … Tôi là người Việt Nam. Sở thích của tôi là … Tôi tốt nghiệp ngành … tại Đại học … Tôi có … năm kinh nghiệm trong lĩnh vực … Tôi rất vui khi có cơ hội được chia sẻ về bản thân của mình. Xin cảm ơn anh/chị đã lắng nghe, mong rằng trong thời gian tới tôi sẽ có cơ hội làm việc cùng anh/chị.”

Mẫu 2: “ はじめまして、ランと申します、十二歳です。今日はこの学校に行く初日です。新しい友達がてきてとても幸せです。この学校で楽しい時間を一緒に過ごしたいと思います。

どうぞよろしくお願いします。”

=> Tạm dịch: “Rất vinh dự được làm quen với bạn. Tên của tôi là Lan. Tôi 12 tuổi. Hôm nay là ngày đầu tiên mà tôi đi học tại ngôi trường này. Tôi lấy làm vui khi được quen biết thêm nhiều bạn mới và sẽ cùng các bạn trải qua những ngày tháng thật vui vẻ của lứa tuổi học sinh.

Giới thiệu bản thân ấn tượng cũng là cách gây thiện cảm cho người đối diện
Giới thiệu bản thân ấn tượng cũng là cách gây thiện cảm cho người đối diện

Để có được một bài giới thiệu bản thân gây ấn tượng tốt với người đối diện, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Hãy giới thiệu bản thân bằng thông tin trọng tâm nhất, không nói lòng vòng.
  • Thể hiện sự tự tin đúng mực. Nếu tự tin thái quá hoặc quá nhút nhát cũng không được.
  • Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật với phong thái thoải mái. Đừng quá cứng nhắc hay sợ sệt quá nhé

Trên đây là bài viết cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật ấn tượng nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này phần nào giúp bạn đọc có thêm kiến thức, sự tự tin để giới thiệu bản thân mình.

Học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề [Mới Nhất]

Những ai học ngoại ngữ đều biết, từ vựng chính là cốt lõi được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày. Nếu ghi nhớ được càng nhiều từ vựng thì cơ hội sử dụng từ ngữ càng tăng. Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc nội dung học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề Động vật

  • 動物 /doubutsu/: Động vật
  • 豚 /buta/: Lợn
  • ネズミ /nezumi/: Chuột
  • 馬 /uma/: Ngựa
Học từ vựng chủ đề động vật
Học từ vựng chủ đề động vật
  • 犬 /inu/: Chó
  • 猫 /neko/: Mèo
  • 牛 /ushi/: Bò
  • 翼 /tsubasa/: Đôi cánh
  • 魚 /sakana/: cá
  • 鳥 /tori/: Chim

Học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề Con người

  • 息子 /musuko/: Con trai
  • 両親 /ryoushin/: Cha mẹ
  • 娘 /musume/: Con gái
  • 母 /haha/: Mẹ
  • 父 /chichi/: Bố
  • 祖父 /sofu/: Ông
  • 祖母 /sobo/: Bà
  • 赤ちゃん /akachan/: Em bé
  • 兄 /ani/: Anh trai
  • 姉 /ane/: Chị
  • 家族 /kazoku/: Gia đình
Học từ vựng chủ đề con người
Học từ vựng chủ đề con người
  • 男 /otoko/: Đàn ông
  • 女 /onna/: Phụ nữ
  • ご主人 /goshujin/: Chồng
  • 奥さん /okusan/: Vợ
  • 女王 /joou/: Hoàng hậu
  • 王様 /ousama/: Vua
  • 隣人 /rinjin/: Hàng xóm
  • 選手 /senshu/: Cầu thủ
  • ファン /Fan/: Fan hâm mộ
  • 住民 /juumin/: Dân chúng
  • 群衆 /gunshuu/: Đám đông
  • 男の子 /otoko no ko/: Chàng trai
  • 友達 /tomodachi/: Bạn bè
  • 女の子 /onna no ko/: Cô gái
  • 子 /ko/: Đứa trẻ
  • 大人 /otona/: Người trưởng thành
  • 人間 /ningen/: Con người
  • 罹災者 /risaisha/: Nạn nhân

Học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề Địa điểm

  • 橋 /hashi/: Cầu
  • ホテル /hoteru/: Khách sạn
  • レストラン /resutoran/: Nhà hàng
  • 畑 /hatake/: Cánh đồng
  • 都市 /toshi/: Thành phố
  • 駅 /eki/: Nhà ga
  • 学校 /gakkou/: Trường học
  • アパート /apa-to/: Căn hộ
  • 道 /michi/: Đường
  • 空港 /kuukou/: Sân bay
  • 建物 /tatemono/: Tòa nhà
Học từ vựng chủ đề địa điểm
Học từ vựng chủ đề địa điểm
  • 地面 /jimen/: Mặt đất
  • 宇宙 /uchuu/: Vũ trụ
  • 銀行 /ginkou/: Ngân hàng
  • 事務所 /jimusho/: Văn phòng
  • 部屋 /heya/: Căn phòng
  • 町 /machi/: Thị trấn, phố
  • キャンプ /Kyampu/: Lều, trại
  • 店 /mise/: Cửa hàng
  • 映画館 /eigakan/: Rạp chiếu phim
  • 図書館 /toshokan/: Thư viện
  • 大学 /daigaku/: Trường đại học
  • バー /ba-/: Quán bar
  • 市場 /ichiba/: Chợ
  • 国 /kuni/: Quốc gia
  • 公園 /kouen/: Công viên
  • 病院 /byouin/: Bệnh viện
  • 教会 /kyoukai/: Nhà thờ

Học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề Trang phục

  • コート /co-to/: Áo khoác
  • Tシャツ /Tshatsu/: Áo phông
  • ズボン /zubon/: Quần
  • 靴 /kutsu/: Giày
  • 帽子 /boushi/: Mũ
  • ドレス /doresu/: Váy
  • スーツ /su-tsu/: Vest
Học từ vựng chủ đề trang phục
Học từ vựng chủ đề trang phục
  • 汚れ /yogore/: Vết bẩn
  • 着物 /kimono/: Quần áo, áo kimono
  • スカート /suka-to/: Chân váy
  • シャツ /shatsu/: Áo sơ mi
  • ポケット /poketto/: Túi

Học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề Vận tải

  • 運搬 /unpan/: Vận chuyển
  • チケット /Chiketto/: Vé
  • 自転車 /jitensha/: Xe đạp
  • 飛行機 /hikouki/: Máy bay
  • 車 /kuruma/: Ô tô
Học từ vựng chủ đề vận tải
Học từ vựng chủ đề vận tải
  • トラック /torakku/: Xe tải
  • バス /basu/: Xe buýt
  • 船 /fune/: Tàu thủy
  • 電車 /densha/: Tàu điện
  • モーター /Mo-ta-/: Mô-tơ
  • タイヤ /taiya/: Lốp xe
  • ガソリン /gasorin/: Xăng

Học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề Màu sắc

  • 色 /iro/: Màu sắc
  • 黒 /kuro/: Màu đen
  • 白 /shiro/: Màu trắng
  • 赤 /aka/: Màu đỏ
  • 緑 /midori/: Màu xanh lá
Học từ vựng chủ đề màu sắc
Học từ vựng chủ đề màu sắc
  • 青 /aoi/: Màu xanh biển nhạt
  • ピンク /pinku/: Màu hồng
  • オレンジ /orenji/: Màu cam
  • 黄色 /kiiro/: Màu vàng
  • 茶色 /chairo/: Màu nâu
  • 灰色 /haiiro/: Màu xám

Trên đây là tổng hợp học từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề quan trọng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng với những từ vựng này, bạn  có thể giao tiếp tiếng Nhật một cách dễ dàng.

Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Katakana cực nhanh

Tương tự như tiếng Việt, tiếng Nhật cũng có bảng chữ cái riêng để ghép thành các từ vựng với nhau. Tuy nhiên, hai bảng chữ cái Hiragana và Katakana thường gây nhầm lẫn cho người mới học. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách học thuộc bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Katakana siêu dễ cho bạn áp dụng nhé.

Sơ lược bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Katakana

Bảng chữ cái Hiragana

Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái Hiragana

Bảng chữ cái Hiragana hay còn gọi là bảng chữ mềm, là một dạng văn tự biểu âm truyền thống của tiếng Nhật. Mỗi ký tự (chữ cái) biểu thị cho một âm tiết. Trong tiếng Nhật, Hiragana chủ yếu sử dụng trong các trường hợp như:

Tiếp vị ngữ của động từ, hình dung từ, hình dung động từ. Chẳng hạn như (tabemashita /食べました/ “đã ăn”). Hay thường là các bộ phận của trợ từ, trợ động từ, ví dụ như ( kara /から/ “từ đâu đến đâu”), hoặc tiếp vị ngữ ~san /さん/ “Ông, bà, cô…”).

Riêng với các từ mô tả sự vật đã được người Nhật gọi tên từ lâu, không có chữ Hán tương ứng thì họ sẽ dùng Hiragana. Ví dụ: meshi (めし: thức ăn), yadoya (やどや: nhà trọ).

Bảng chữ cái Katakana

Bảng chữ cái Katakana
Bảng chữ cái Katakana

Bảng chữ cái Katakana hay còn gọi là bảng chữ cứng, tạo thành từ các nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc chẳng khác các nét trong chữ Hán là mấy, đây là kiểu đơn giản nhất trong chữ viết tiếng Nhật.

Các trường hợp sử dụng Katakana phổ biến:

  • Viết từ ngữ trong khoa học – kỹ thuật, chẳng hạn như tên loài động vật, thực vật, tên sản vật.
  • Nhấn mạnh một từ nào đó trong câu (tương tự với cách viết nghiêng trong tiếng Việt)
  • Phiên âm các từ vay mượn hay nguồn gốc ngoại lai, tên người hay địa điểm của nước ngoài. Lấy ví dụ: Television (Tivi) được viết thành “テレビ /terebi/”, Việt Nam được viết thành “ベトナム /Betonamu/” hay /越南 – Etsunan/.

Cách học bảng chữ cái tiếng nhật Hiragana và Katakana

Luyện viết thật nhiều

Một trong những cách hiệu quả nhất để học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu đó là chăm chỉ luyện tập học chữ cái. Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị tập vở viết kẻ sẵn ô vuông để viết đúng nét nhé. Mỗi ngày, dành từ 30 – 45 phút để luyện viết. Vừa viết vừa đọc to từng chữ cái lên để cho việc ghi nhớ được lâu hơn. Chú ý, nhớ tập viết cả 2 bảng chữ cái để tránh gây nhầm lẫn các âm giống nhau nhé.

Luyện viết tiếng Nhật
Vừa luyện viết tiếng Nhật vừa đọc to để ghi nhớ lâu hơn

Học bảng chữ cái bằng Flashcard

Bạn có thể mua Flashcard tại các hiệu sách hoặc nếu có hoa tay bạn có thể tự mình làm flashcar để học tiếng Nhật, tiết kiệm chi phí. Một mặt tấm bìa bạn viết chữ cái, mặt còn lại viết cách đọc. Lưu ý, bạn nên có hẳn 2 bộ flashcard cho từng loại chữ, khi nào thuộc nhuần nhuyễn thì hãy trộn lẫn chúng lại với nhau để học.

Học bảng chữ cái bằng Flashcard
Học bảng chữ cái bằng Flashcard

Học bảng chữ cái tiếng Nhật qua video

Học chữ cái tiếng Nhật qua video được nhiều người yêu thích. Bạn chỉ việc tìm các video có sẵn trên mạng để học theo mọi lúc mọi nơi. Với cách học này, bạn nhanh chóng thuộc bảng chữ cái và bạn cs thể luyện nghe, đọc theo một cách hiệu quả.

Trên đây là bài viết cách học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Katakana mà chúng tôi giới thiệu đến với bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ này phần nào giúp bạn đọc có cách học nhanh và hiệu quả nhất.

Hướng dẫn cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật đúng nét

Mỗi chữ cái trong tiếng Nhật có quy tắc và thứ tự viết khác nhau. Điều này giúp tăng tốc độ viết, giảm áp lực cho cổ tay và đảm bảo tính cân đối giữa các chữ khi viết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng bạn cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật chuẩn nét nhất.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để học viết chữ Nhật

Trước khi học viết, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như bảng chữ cái, giấy, bút và một tinh thần quyết chiến. Bạn nên chọn bảng chữ cái bản in giấy để tiện luyện tập hơn. Sử dụng giấy kẻ ô 5 hoặc dạng giấy kẻ ô phòng to chia dạng ô 4. Việc dùng giấy kẻ ô ly giúp cho các nét viết chuẩn, đúng nét hơn.

Giấy ô ly viết tiếng Nhật
Giấy ô ly viết tiếng Nhật

Tiếp theo là bút viết, đối với những bạn mới học thì không nên sử dụng bút bi nhé. Vì bút bi có nét mảnh, không quá êm khi viết nên đôi khi viết sẽ bị lệch nét chữ. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng bút mực hoặc bạn có thể sử dụng bút chì loại 2B cũng được.

Bút mực luyện viết
Bút mực luyện viết

Bước 2: Học cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật

Quy luật chung

Tiếng Nhật có 3 bảng chữ cái: Hiragana (bảng chữ mềm), Katakana (Bảng chữ cứng), Kanji (Hán tự). Tuy ba bảng chữ cái khác nhau nhưng quy luật viết bạn chỉ cần ghi nhớ bài thơ sau:

  • Trên trước – Dưới sau, trái trước – phải sau
  • Ngang trước – Dọc sau (nét thẳng + nét ngang viết sau cùng)
  • Phẩy trước – Mác sau (các nét này bạn hãy nhìn ảnh dưới để xem là các nét như nào nhé)
  • Ngoài trước – Trong sau (đối với chữ Kanji phần bao bên ngoài viết nét thẳng từ trái trước, nét ngang đóng lại cuối cùng).
Cách viết chữ Quốc
Cách viết chữ Quốc
  1. Đối với bảng chữ cái Katakana, điều bạn quan tâm nhất là quy luật trái phải, trên dưới, ngang thẳng.
  2. Đối với bảng chữ cái Hiragana, bạn nên chú ý đến các nét cong, ngang thẳng.
  3. Đối với bảng chữ cái Kanji thì bạn cần ghi nhớ quy luật viết tất cả các chữ, vì chữ Kanji có phần phức tạp và nhiều nét viết.
Luyện viết theo nét đã có sẵn
Luyện viết theo nét đã có sẵn

Bạn chỉ cần nắm chắc quy tắc viết phía trên thì việc học trở nên nhanh và tiện hơn nhiều. Việc viết đúng quy tắc giúp bạn viết chữ nhanh hơn, nhớ chữ lâu hơn và còn viết chữ đẹp hơn nữa.

Quy tắc viết trên giấy

Việc sử dụng giấy kẻ ô giúp các khoảng nét trong chữ được cân đối hơn. Khi sử dụng giấy kẻ ô, bạn hãy chú ý vào cột dọc ở giữa chia nửa 2 bên trái phải. Khi viết chữ, bạn viết cỡ chữ to chính giữa, cách đều 4 cạnh trong ô vuông.

Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật
Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật là viết trên giấy

Quy tắc dùng dấu câu trong tiếng Nhật

Dấu câu trong tiếng Nhật không giống với dấu câu trong tiếng Việt. Do đó, bạn cần phải biết cách sử dụng đúng dấu câu để tránh mắc các lỗi nhỏ khi viết văn bản.

Dấu chấm câu trong tiếng Nhật

Trong tiếng Việt, dấu (.) sẽ là dấu kết thúc của 1 câu văn, nhưng trong tiếng Nhật thì dấu (。) mới là dấu chấm ngắt câu của người Nhật. Nhiều người Việt học tiếng Nhật thường bỏ qua dâu câu (。) và sử dụng dấu câu (.), điều này hoàn toàn sai và người Nhật nghĩ đó 1 lỗi sai ngữ pháp hoặc họ sẽ nghĩ rằng bạn muốn nói gì tiếp theo chứ không phải là đã nói xong. Dấu (。) được sử dụng trong trong văn bản tin nhắn trao đổi hàng ngày.

Dấu chấm ngắt câu trong tiếng Nhật
Dấu chấm ngắt câu trong tiếng Nhật

Dấu phẩy trong tiếng Nhật

Dấu phẩy trong tiếng Nhật được sử dụng tự do, nhưng không vì thế mà lạm dụng quá nhiêu. Điều này làm cho người đọc có cảm giác khó chịu với câu văn của bạn.

Dấu phẩy trong tiếng Nhật
Dấu phẩy trong tiếng Nhật

Dấu chấm giữa nối câu trong tiếng Nhật

Dấu (.) được viết trong trường hợp khi các chữ đứng cạnh nhau có thể gây nhầm lẫn hay biểu thị nhiều từ nhưng lại có phần đuôi giống nhau. Thông thường, người Nhật sẽ lược bỏ phần chung và thay bằng dấu (.) giữa. Lúc này dấu (.) được dùng với ý nghĩa như từ “và” trong câu hoặc biểu thị phần đuôi từ đã được lược bỏ đi.

Dấu chấm giữa nối câu trong tiếng Nhật
Dấu chấm giữa nối câu trong tiếng Nhật
  • Lấy ví dụ: 「キャント・バイ・ミー・ラヴ」

Dấu ngoặc đơn 「」

Dấu ngoặc đơn thường được được sử dụng để đánh dấu trích dẫn của 1 câu hay 1 từ nào đó. Đối với người Việt, khi trích câu thường sử dụng dấu ngoặc kép như: “日本” . Nhưng người Nhật thì sử dụng dấu “” sẽ gây nhầm lẫn với dấu ” chuyển âm. Vậy nên họ chọn dùng dấu 「」 là dấu ngoặc đơn.

Dấu ngoặc đơn 「」trong tiếng Nhật
Dấu ngoặc đơn 「」trong tiếng Nhật

Bước 3: Luyện tập viết bảng chữ cái mỗi ngày

Viết được và ghi nhớ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Vậy nên, để viết và ghi nhớ thuần thục thì bạn phải luyện tập chăm chỉ. Đặc biệt, Kanji (Hán tự) rất khó nếu bạn không chịu khó luyện tập mỗi ngày chắc chắn bạn sẽ quên rất nhanh và nhanh trôi chữ nữa.

Luyện tập viết bảng chữ cái mỗi ngày
Luyện tập viết bảng chữ cái mỗi ngày

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật đúng nét mà chúng tôi giới thiệu đến với bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ này phần nào giúp bạn đọc có thể luyện viết tiếng Nhật nhanh và chuẩn nét.