Home Blog Page 14

Top 7 trung tâm du học Nhật Bản tại Hà Nội uy tín nhất

0

Các trung tâm du học Nhật Bản tại Hà Nội tốt nhất đang dành được sự quan tâm của nhiều người. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc các trung tâm du học chất lượng ở Hà Nội để bạn tìm hiểu và tham khảo. Đây đều là những công ty đã hoạt động nhiều năm, đã thành công trong việc đưa người Việt sang du học tại Nhật, có đủ điều kiện, giấy phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du học.

Kinh nghiệm lựa chọn trung tâm du học Nhật Bản chất lượng

  • Công ty phải có giấy phép kinh doanh và chứng chỉ chuyên môn: Đây được xem là cơ sở để đảm bảo quyền lợi cho học viên, đây cũng là yếu tố đầu tiên mà bạn nên chú tâm để tránh bị lừa đảo nhé.
  • Có thông tin rõ ràng: Nên chọn trung tâm có trụ sở rõ ràng, có thông tin liên lạc, điều này khẳng định độ uy tín. Bạn có thể sử dụng thông tin này để tham khảo người quen, bạn bè hoặc xem đánh giá từ học viên đã từng đăng ký tại đây.
  • Trung tâm tư vấn có chương trình đào tạo tiếng Nhật: Việc học tiếng Nhật trước khi đi du học là điều hết sức quan trọng. Bạn phải có chứng chỉ, đủ các điều kiện phụ thì mới được sang Nhật. Do đó, chất lượng đào tạo của trung tâm sẽ giúp quá trình học tiếng Nhật của bạn dễ dàng hơn.
  • Chi phí minh bạch, cụ thể: Một số công ty không đưa ra chi phí cụ thể nên đã có nhiều trường hợp phát sinh chi phí không rõ ràng. Việc chọn trung tâm có chi phí minh bạch và cam kết rõ ràng là điều hết sức cần thiết.
  • Cơ sở vật chất hiện đại – nguồn nhân lực chuyên môn cao: Trung tâm có cơ sở vật chất chất lượng, đảm bảo cho quá trình học tập được hiệu quả nhất. Hơn nữa, đội ngũ đào tạo chất lượng sẽ giúp cho bạn đẩy nhanh tiến độ học tập, trang bị kiến thức vững vàng trước khi sang Nhật.

Danh sách các trung tâm du học Nhật Bản tại Hà Nội tốt nhất

1. Du học Nhật Bản Yoko

Yoko chính thức được thành lập vào năm 2014, đơn vị hoạt  động trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ và tư vấn du học. Nếu đăng ký du học tại trung tâm sẽ được miễn phí hồ sơ dịch vụ, tỉ lệ đỗ visa cao, hỗ trợ toàn diện cho học viên trong suốt quá trình học tập tại Nhật. Đây là một trong số các trung tâm du học Nhật Bản uy tín mà bạn có thể tham khảo.

Du học Nhật Bản Yoko
Du học Nhật Bản Yoko

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Tầng 1 – Số 7/1160 – Đường Láng – Quận Đống Đa – TP. Hà Nội – Việt Nam
  • Điện thoại: 024.3760.6609 | 0977.156.461
  • Website: yoko.edu.vn
  • Facebook: Du học Nhật Bản YOKO

2. Du học Nhật Gotojapan

Gotojapan là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn du học Nhật bản uy tín tại Hà Nội. Với sứ mệnh giúp các bạn trẻ tại Việt Nam tự tin chinh phục những thử thách và hoàn thành giấc mơ du học của mình. Gotojapan có thế mạnh là các chương trình đào tạo học viên chuẩn, thời gian hoàn thành thủ tục du học nhanh chóng và tiết kiệm.

Du học Nhật Gotojapan
Du học Nhật Gotojapan

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ văn phòng: Số 8G – Ngõ 121 – Khu vực Chùa Láng – Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa – TP. Hà Nội – Việt Nam
  • Điện thoại: 02462765022
  • Website: gotojapan.vn
  • Fanpage: Gotojapan – Du học Nhật và Nhật ngữ

3. Công ty du học Nhật Yuki Center

Yuki Center chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho ai đang tìm công ty tư vấn du học Nhật Bản chất lượng tại Hà Nội. Các thủ tục như xử lý hồ sơ, xin thư mời được xử lý một cách gọn lẹ. Đội ngũ nhân viên tư vấn và giảng viên rất nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc để mang đến sự lựa chọn tốt nhất cho học viên. Trung tâm sẽ luôn hỗ trợ du học sinh trong quá trình học tập và làm việc tại Nhật nên bạn hãy cứ yên tâm nhé.

Công ty du học Nhật Yuki Center
Công ty du học Nhật Yuki Center

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Tầng 5 – Tòa nhà 101A – Số 101A Phố Nguyễn Khuyến – Phường Văn Miếu – Quận Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 02462800455 | 0973308809
  • Website: yukicenter.com
  • Fanpage: Yuki Center

4. Tư vấn du học Nhật Bản Việt – SSE

Việt SSE là trung tâm tư vấn du học Nhật Bản chất lượng ở Hà Nội đã giúp hàng nghìn học viên được sang Nhật học tập và làm việc. Cùng với độ uy tín, chuyên nghiệp trong cách làm việc, chuyên môn cao và có liên kết với nhiều trường ở Nhật. Vậy nên, trong những năm qua visa sang Nhật tại Việt SSE có tỷ lệ học viên đỗ cao.

Tư vấn du học Nhật Bản Việt - SSE
Tư vấn du học Nhật Bản Việt – SSE

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Số 39 Đốc Ngữ – Quận Ba Đình – TP. Hà Nội
  • Điện thoại: 0962244426
  • Website: duhoc.viet-sse.vn
  • Fanpage: VIET SSE – Du Học Nhật Bản Uy Tín

5. Trung tâm du học Nhật Bản tại Hà Nội – Momiji

Momiji tiền thân là một trung tâm đào tạo tiếng Nhật. Hiện nay, Momiji cung cấp thêm dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản. Trung tâm sở hữu đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, làm việc chuyên nghiệp và giúp đỡ tận tình các bạn học viên sang Nhật học tập và làm việc thành công.

Trung tâm du học Nhật Bản tại Hà Nội – Momiji
Trung tâm du học Nhật Bản tại Hà Nội – Momiji

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Số 02 – Tầng 02, 21B6 Green Star KĐT TP Giao Lưu – Số 234 Phạm Văn Đồng – Phường Cổ Nhuế 1 – Quận Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 02462930689 | 0976415689
  • Website: momiji.edu.vn
  • Fanpage: Du học Nhật Bản Momiji

6. Du học Mặt Trời Mọc

Trung tâm Mặt Trời Mọc là nơi chắp cánh và cũng là cầu nối giúp các bạn học viên có thể thực hiện ước mơ sang Nhật du học. Với tôn chỉ tiết kiệm là trên hết, nên mỗi học viên tại đây được nhận chất lượng đào tạo tốt nhất, chi phí phù hợp và học viên được các trợ giảng có chuyên môn cao đào tạo, định hướng kỹ càng trước khi sang Nhật.

Du học Mặt Trời Mọc
Du học Mặt Trời Mọc

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ văn phòng: Số 24/59 – Ngõ 221 – Đường Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 0979057977 | 0973758810
  • Website: www.duhocmattroimoc.vn
  • Fanpage: Công ty CP Tư Vấn Du Học Mặt Trời Mọc-Ngôi Nhà Chung

7. Trung tâm du học Sunny

Sunny là một trong số các trung tâm du học Nhật Bản chất lượng tại Hà Nội. Theo học tại đây bạn có thể săn được nhiều xuất học bổng trị giá đến từ các trường tại Nhật. Sau hơn 7 năm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực du học, trung tâm đã giúp cho hàng nghìn du học sinh có thể sang Nhật để thực hiện ước mơ của mình.

Lý do nên chọn trung tâm Sunny:

  • Tỷ lệ đỗ visa cao, trên 90%
  • Liên kết với nhiều trường đại học tại Nhật như Tokyo, Hiroshima, Osaka, Kanagawa, Fukuoka, Okayama, Chiba,…
  • Tư vấn miễn phí việc chọn trường đúng định hướng của bản thân
  • Chi phí công khai minh bạch, không phát sinh chi phí phụ
  • Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp có trình độ cao từ N2 trở lên
  • Cơ sở vật chất hiện đại phục vụ nhu cầu học tập đầy đủ
  • Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm thêm trong quá trình học tập
  • Thời gian làm thủ tục giấy tờ nhanh chóng, tiết kiệm
Trung tâm du học Sunny
Trung tâm du học Sunny

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Số 32, ngách 12, ngõ 376 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • Hotline: 024.7777.1990 | 098.480.3302
  • Email: info@duhocsunny.edu.vn
  • Website: duhocsunny.edu.vn
  • Fanpage: Tư vấn du học Nhật Bản Sunny

Trên đây là bài viết tổng hợp các trung tâm du học Nhật Bản tại Hà Nội tốt nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ giúp bạn chọn cho mình được trung tâm uy tín nhất.

>>> Đọc thêm: Top 15 công ty tư vấn du học Nhật Bản ở Việt Nam uy tín nhất

Nên đi du học vùng nào ở Nhật Bản tốt nhất?

0

Nên đi du học vùng nào ở Nhật Bản là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Nơi xứ sở rộng lớn như vậy thật khó để bạn lựa chọn nơi để học tập và sinh sống, bởi mỗi nơi đều có một nét độc đáo riêng. Hãy để chúng tôi dẫn lối bạn tìm đúng nơi mình muốn đi du học nhé!

1. Nên đi du học vùng nào ở Nhật Bản? Thủ đô Tokyo sầm uất

Ngoài là thủ đô, trung tâm kinh tế lớn, chính trị của nước Nhật Bản, Tokyo còn là một trong những thành phố lớn nhất thế giới. Nơi đây có những địa điểm mà nhắc đến tên thôi hầu hết ai cũng biết đó là Akihabara, Shibuya, Harajuku… Cuộc sống tại Tokyo hết sức nhộn nhịp với nét hiện đại của công nghệ cao tòa nhà hòa cùng những nét đẹp truyền thống, bạn có thể tìm thấy thứ gì mà mình muốn tại đây.

Hơn nữa, Tokyo còn được biết đến là “kinh đô thời trang” với các cửa hiệu thời trang sành điệu, nhà hàng ăn uống phục vụ 24/24. Tuy nhiên, cũng chính vì sự sầm uất này mà khiến cho mức sống tại đây rất đắt đỏ từ giá thuê nhà, chi phí sinh hoạt cho đến ăn uống, đây được xem là hạn chế của thành phố này.

Tokyo là một trong những thành phố lớn nhất thế giới
Tokyo là một trong những thành phố lớn nhất thế giới

Ưu điểm:

  • Đem đến cho bạn nhiều cơ hội khác nhau để lựa chọn
  • Có những trải nghiệm sống độc nhất vô nhị
  • Bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội việc làm thêm tại Tokyo
  • Mức lương cho việc làm thêm tại Tokyo cao hơn so với các tỉnh khác

Nhược điểm:

  • Mật độ dân số đông
  • Giá cả sinh hoạt cực kỳ đắt đỏ
  • Cạnh tranh trong việc làm rất cao

2. Osaka – Thành phố đáng sống

Thành phố Osaka xếp vị trí thứ ba về mức độ nổi tiếng. Được nhận xét là thành phố có người dân hiếu khách và thân thiện nhất tại Nhật Bản. Bạn sẽ có cơ hội khám phá và trải nghiệm nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Nhật ở thành phố Osaka qua những ngôi chùa nổi tiếng, cùng với những món ăn ngon hết nấc.

Osaka là thành phố hiếu khách, thân thiện
Osaka là thành phố hiếu khách, thân thiện

Ưu điểm:

  • Người dân thân thiện và cực kỳ hiếu khách
  • Gần các thành phố lớn khác thuận tiện trong việc đi lại
  • Chi phí du học và sinh hoạt rẻ hơn Tokyo lên đến 30%
  • Là trung tâm của vùng Kansai với thiên đường mua sắm giải trí hết sức đa dạng

Nhược điểm:

  • Điều kiện không được tốt như Tokyo
  • Tiếng địa phương vùng Kansai nên bạn sẽ hơi khó nghe lúc đâu
  • Cơ hội việc làm ít hơn so với Tokyo

3. Nagasaki – Chi phí sinh hoạt thấp

Nagasaki cũng là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho ai đang thắc mắc nên đi du học vùng nào ở Nhật Bản. Nằm ở phía Tây của đảo lớn Kyushu với trung tâm hành chính là thành phố Nagasaki. Hiện nay, Nagasaki đã phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều và trở thành biểu tượng cho sức mạnh và ý chí kiên cường của người dân Nhật Bản. Kinh tế nơi đây phát triển nhờ vào thương mại biển và kinh doanh hàng hải nhờ vào vị trí giáp biển và nhiều cảng.

Có nhiều trường đại học nổi tiếng tại Nagasaki đó là Đại học Ngoại Ngữ Nagasaki, Đại học Nagasaki, Đại học quốc tế Nagasaki… Với môi trường học tập năng động và thu hút nhiều du học sinh đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới đến học tập mỗi năm. Nhờ vào môi trường học tập hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ, đội ngũ giảng viên chất lượng mà có hơn 90% sinh viên tốt nghiệp tại Nagasaki đều có việc làm đúng với ngành học và có nguồn thu nhập ổn định.

Nagasaki
Nagasaki là nơi hội tụ nhiều trường đại học nổi tiếng

Ưu điểm nổi bật:

  • Chi phí sinh hoạt thấp hơn các nơi khác
  • Các trường nơi đây có nhiều chính sách hỗ trợ cho du học sinh
  • Có nhiều trường để lựa chọn.

Nhược điểm:

Thu nhập thấp hơn so với các thành phố trung tâm

Trường học chưa được đánh giá cao về bề dày lịch sử giáo dục so với Tokyo hay Osaka

4. Yokohama – Nơi hội tụ văn hoá Đông Tây

Để trả lời cho câu hỏi nên đi du học vùng nào ở Nhật Bản thì Yokohama chính là câu trả lời cho câu hỏi này. Kanagawa giáp ranh thủ đô Tokyo, cảng Yokohama nổi tiếng với những con phố Tây hiện đại sầm uất bên cạnh phố Hoa kiều náo nhiệt với những hoạt động thể thao độc đáo. Từ ga chính của nội thành Tokyo, bạn chỉ mất tầm 30 – 40 phút là đã đến Yokohama, thật dễ dàng đúng không nào.

Nếu xét về độ nổi tiếng thì Yokohama chỉ đứng sau Tokyo. Thành phố được nhận xét là nơi tuyệt vời để học tập và trải nghiệm cuộc sống tại Nhật. Một trong những ưu điểm mà nhiều người thích Yokohama hơn so với Tokyo chính là giá cả, chi phí sinh hoạt rẻ hơn, dân số ít hơn và có chút tĩnh lặng hơn một chút so với Tokyo.

Yokohama
Yokohama là nơi hội tụ văn hóa Đông Tây

Ưu điểm nổi bật:

  • Chi phí sinh hoạt rẻ hơn so với Tokyo 30%
  • Gần biển, có những công trình kiến trúc nổi tiếng
  • Không gian rộng và thoáng hơn so với Tokyo,
  • Chỉ mất 20 phút đi tàu điện ngầm là có thể đến Tokyo.

Nhược điểm: Ít cơ hội việc làm hơn so với Tokyo.

5. Hokkaido – Thiên đường những cảnh đẹp

Hokkaido là tỉnh có diện tích lớn nhất Nhật Bản, nằm tại phía Bắc của quần đảo Nhật Bản. Hokkaido có tỉ trọng đất trồng trọt cao nhất Nhật Bản. Được biết, 1/4 tổng diện tích đất trồng trọt của xứ sở hoa Anh Đào tập trung ở tỉnh này. Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng đã làm cho Hokkaido trở thành điểm đến tuyệt vời dành cho các bạn du học sinh. Nếu bạn là người yêu thích thiên nhiên và cảnh quan thì Hokkaido chính là nơi dành cho bạn đó.

Hokkaido
Hokkaido có nhiều cảnh đẹp tuyệt trần

Ưu điểm:

  • Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp
  • Đây là nơi lý tưởng để khám phá, thư giãn và nghỉ ngơi
  • Chi phí sinh hoạt phải chăng
  • Có nhiều trường để lựa chọn

Nhược điểm:

  • Mùa đông có tuyết nên rất lạnh
  • Thường xuyên có động đất vừa và nhỏ xảy ra.

6. Bên đi du học vùng nào ở Nhật Bản? Thành phố Saitama dễ hòa nhập, yên bình

Thành phố Saitama nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc đồ sộ, bí ẩn đã trở thành đến đến du học hấp dẫn được nhiều bạn trẻ yêu thích. Nếu bạn lưỡng lự không biết đi du học Nhật Bản nên chọn vùng nào thì Saitama là nơi đáng để bạn cân nhắc.

Không kém cạnh Kobe, Saitama cũng là thành phố dễ sống, dễ thở với thiên nhiên trong lành và an yên. Người dân nơi đây thân thiện, hòa đồng, chi phí sinh hoạt rẻ. Đây chính là thiên đường để bạn đến học tập và trải nghiệm.

Thành phố Saitama
Thành phố Saitama nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc

Ưu điểm:

  • Có nhiều danh lam thắng cảnh
  • Người dân hoà đồng, thân thiện
  • Chi phí sinh hoạt khá rẻ
  • Không khí trong lành, dễ chịu

Nhược điểm: Không có nhiều cơ hội việc làm giống như Tokyo.

7. Kobe – Châu Âu thu nhỏ của Nhật Bản

Kobe là nơi có nhiều biển nên khí hậu rất dễ chịu, con người nơi đây thân thiện, hài hòa,… tạo nên nét đặc trưng riêng cho khu vực này. Kobe cũng có nhiều người nước ngoài sinh sống, họ bị thu hút bởi vẻ đẹp của cảnh quan nơi đây, nhất là cảnh bãi biển.

Chi phí sinh hoạt tại Kobe cũng khá rẻ. Nếu từ Kobe đi đến các thành phố nổi tiếng khác như Osaka hay Tokyo cũng không mất quá nhiều thời gian, chỉ từ 20 – 60 phút. Nhưng lại không được nhiều bạn trẻ biết đến điều này nên họ ít lựa chọn Kobe để đi du học. Nếu bạn là một người thích sự yên bình, sống cởi mở thì hãy đến đây du học nhé.

THÀNH PHỐ KOBE NHẬT BẢN
Thành phố Kobe Nhật Bản được ví như Châu Âu thu nhỏ

Ưu điểm:

  • Khí hậu nơi đây dễ chịu
  • Người dân thân thiện, hiếu khách cực kỳ
  • Ở gần các thành phố nổi tiếng

Nhược điểm:

  • Không có nhiều cơ hội việc làm như ở Thủ đô Tokyo,
  • Ít du học sinh hơn so với các nơi khác.

8. Fukuoka – Điểm đến yêu thích của du học sinh

Fukuoka là thành phố lớn phía nam Nhật Bản, nằm tại khu vực đảo Kyushuu. Fukuoka có nhiều nơi để bạn vui chơi, mua sắm nổi tiếng như Hiroshima, Beppu. Đây chính là thiên đường dành cho những ai yêu thích ăn mì, món mì nổi tiếng tại đây là mì xương hầm. Có một điều thú vị ở Fukuoka đó là bạn chỉ mất 3 tiếng để đi phà là đã có thể tới Busan – Hàn Quốc rồi.

Fukuoka
Fukuoka là điểm đến yêu thích của du học sinh

Ưu điểm:

  • Gần với Hàn Quốc
  • Ít xảy ra động đất
  • Có nhiều bờ biển
  • Chi phí rẻ hơn nhiều so với Tokyo

Nhược điểm:

  • Không có nhiều cơ hội việc làm như ở Tokyo,
  • Có nhiều mưa hơn các khu vực khác.

Trên đây là bài viết nên đi du học vùng nào ở Nhật Bản mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Với chất lượng giáo dục được quốc tế công nhận đã thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên quốc tế. Chúc bạn sớm tìm được địa điểm du học mà mình mong muốn nhé

Những câu chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật hay, ý nghĩa nhất

Sinh nhật chính là cột mốc quan trọng của mỗi người. Nó sẽ trở nên hạnh phúc hơn khi bạn có thể gửi tặng những câu chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất. Hãy cùng chúng tôi khám phá những câu chúc qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Những câu chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật Bản

  • おめでとう /omedetou/: Chúc mừng
  • お誕生日: Sinh nhật
  • おめでとうございます /omedetougozaimasu/: Chúc mừng (thể lịch sự)
  • お誕生日おめでとう /otanjyobi omedetou/: Chúc mừng sinh nhật

Những câu chúc sinh nhật hay và ý nghĩa nhất bằng tiếng Nhật

1. このプレゼント、意味がないものだが、俺の心を込めて、君に贈くりたい記念品だよ。お誕生日おめでとう!: Món quà không có ý nghĩa gì đặc biệt cả, nhưng đó là vật kỉ niệm anh muốn gửi tặng em với tất cả những tình cảm thiết tha nhất. Sinh nhật vui vẻ em nhé.

2. 君の誕生日に幸運を祈って。君の日々が幸せで満たされますように!: Chúc em một sinh nhật thật nhiều ý nghĩa và tràn ngập hạnh phúc. Cầu mong mọi điều may mắn sẽ đến với em.

3. あなたの将来(しょうらい)に幸(さいわい)あることを心(こころ)から祈(いの)ってます!: Tận sâu trong đáy lòng, cầu chúc những điều hạnh phúc sẽ đến với bạn trong tương lai nhé.

4. たくさんの幸せが訪れますように。誕生日おめでとう: Chúc mọi điều ước của bạn đều trở thành hiện thực! Sinh nhật vui vẻ nhé!

あなたの誕生日が素敵な日になりますように
あなたの誕生日が素敵な日になりますように

5. あなたの誕生日が素敵な日になりますように: Chúc bạn có một sinh nhật thật vui vẻ và tuyệt vời

6. しんゆうのあなたにおたんじょうびおめでとう.
親友のあなたに,お誕生日おめでとう: Chúc mừng sinh nhật nhé, bạn thân!

7. すばらしいいちねんになりますように.
素晴らしい一年になりますように : Chúc bạn thêm tuổi mới thật tuyệt vời!

8. あいするあ なたにおたんじょうびおめでとう.
愛するあなたに, お誕生日おめでとう : Chúc mừng sinh nhật nhé, tình yêu của anh!

9. なんて言えばいいか上手くまとめれないけど、とにかく大好きだよ。これからはずっと一緒だよ。絶対離さない。お誕生日おめでとう: Nên chúc gì nhân dịp đặc biệt này em không thể thốt nên lời, nhưng tóm lại là em rất yêu anh. Từ nay chúng mình sẽ luôn bên nhau và không bao giờ rời xa nhé. Chúc mừng sinh nhật anh.

10. これからも幸せにすごしてね (これからも しあわせに すごしてね): Chúc bạn từ nay về sau nữa luôn sống trong hạnh phúc nhé.

これからも幸せにすごしてね (これからも しあわせに すごしてね)
これからも幸せにすごしてね (これからも しあわせに すごしてね)

11. 私にとって、君が大切な人だよって言いたくて。君のお誕生日を心からお祝いします: Mình rất muốn nói với bạn rằng bạn là người đặc biệt đối với mình, chúc bạn tất cả những gì tuyệt vời nhất trong ngày sinh nhật.

12. あなたのすばらしい生活に深いお祝いを置いてください。来年の健康を祈り、元気で仕事ができることを願いものであります: Hãy để những lời chúc mừng sâu lắng của mình luôn hiện hữu trong cuộc sống tuyệt vời của bạn. Hy vọng trong năm tới bạn luôn khỏe mạnh và thuận buồm xuôi gió trong công việc nhé!

13. 家庭別れでも幸せなお誕生日、おめでとうございます。楽しい時がずっと続きますようにね。: Chúc em một sinh nhật xa nhà nhưng vẫn hạnh phúc . Mong em luôn có những chuỗi tháng ngày vui vẻ nhé.

14. 今日(きょう)が、太陽(たいよう)の光(ひかり)と笑顔(えがお)と笑(わら)いと愛(あい)に満(み)ちた日(ひ)となりますように。: Chúc bạn ngày hôm nay luôn ngập tràn trong ánh nắng, nụ cười và tình yêu thương.

15. お誕生日(たんじょうび)おめでとう。あなたにとってこの1年(ねん)が健康(けんこう)で幸(しあわ)せに満(み)ちた年(とし)でありますように。: Chúc mừng sinh nhật bạn. Hi vọng trong năm đến bạn sẽ có thật nhiều sức khỏe và tràn ngập niềm vui.

16. 一年経つと、君がもっともっと好きになっていくよ。お誕生日おめでとう!: Cứ mỗi năm trôi qua anh lại yêu em nhiều hơn. Chúc mừng sinh nhật em yêu!

17. 家庭別れでも幸せなお誕生日、おめでとうございます。楽しい時がずっと続きますようにね。: Chúc em một sinh nhật xa nhà nhưng vẫn tràn đầy hạnh phúc. Mong em luôn có những chuỗi tháng ngày thật vui vẻ nhé.

18. お誕生日おめでとうございます。ご健康で幸多き一年となられますようお祈り申し上げます。: Chúc mừng sinh nhật. Chúc anh/chị có một năm thật nhiều sức khỏe và may mắn.

一年経つと、君がもっともっと好きになっていくよ。お誕生日おめでとう!
一年経つと、君がもっともっと好きになっていくよ。お誕生日おめでとう!

Trên đây là bài viết những câu chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật hay và chất chứa nhiều ý nghĩa mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Chúc bạn sớm tìm được câu chúc phù hợp nhé!

Tìm hiểu nghệ thuật giao tiếp bằng mắt của người Nhật

0

Ở một số hội nghị có sự tham gia của người Nhật thì việc giao tiếp bằng mắt là không có, nếu có thì so với phương Tây chắc chắn là có chừng có mực. Tại Nhật, người ta cho rằng nhìn thẳng vào mắt đối phương là thiếu lịch sự. Hãy cùng chúng tôi khám phá nghệ thuật giao tiếp bằng mắt của người Nhật trong bài viết này nhé.

Nghệ thuật giao tiếp bằng mắt của người Nhật

Nền văn hóa Nhật Bản bám rễ và và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con người nơi đây. Từ thời Edo, Việc nhìn thẳng vào mắt của người khác được xem là thất lễ. CHo đến giờ, vẫn hóa này vẫn còn giữa vững và nhiều người Nhật cảm thấy khó nhìn mắt đối phương để nói chuyện.

Tuy có thể việc không nhìn thẳng vào mắt của đối phương khi nói chuyện là một nét văn hóa không tốt nhưng không thể thay đổi điều này vì đây là văn hóa đặc trưng. Thay vào đó, trong lúc nói chuyện, người Nhật có xu hướng nhìn vào các vật trung gian như cà vạt, bình hoa, cuốn sổ hay cúi nhẹ nhàng hoặc nhìn sang một bên.

Khi nói chuyện người Nhật không nhin vào mắt nhau
Khi nói chuyện người Nhật không nhin vào mắt nhau

Theo thống kê chỉ ra, tỷ lệ thời gian giao tiếp bằng mắt khi người Nhật gặp gỡ người đối diện chỉ đạt mức 10%. Đối với những người quen biết vô tình gặp nhau, dường như rất nhiều trường hợp người Nhật sẽ đưa mắt xuống một chút và thường không nhìn thẳng vào mắt đối phương. Trong khi đó, tại phương Tây, họ cho rằng thái độ như vậy là thất lễ, coi thường người khác.

Người Nhật thường có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tấm đến hành động nhiều hơn. Họ dùng sự im lặng như cách thức để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn thay vì nói quá nhiều. Trong những buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường là người kiệm lời nhất và những gì người ta nói chỉ là đưa ra quyết định sau cùng, sự im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

Nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện được xem là hành vi thiếu lịch sự, thô lỗ
Nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện được xem là hành vi thiếu lịch sự, thô lỗ

Đối với phụ nữ tại Nhật, khi nói chuyện với người không quen biết nhiều thì họ im lặng và nhìn đi chỗ khác. Đây được xem là hành vi đức hạnh, đánh giá là người phụ nữ có phẩm hạnh. Còn nếu như nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu phẩm chất đức hạnh bởi vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn đến sự thân mật.

Trên đây là bài viết nghệ thuật giao tiếp bằng mắt của Nhật mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Nếu bạn có ý định sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật thì hãy dành thời gian tìm hiểu để có thể hòa nhập tốt hơn.

Cách chia thể bị động sai khiến trong tiếng Nhật đúng nhất

Thể sai khiến hay còn gọi là 使役形(しえきけい)là thể được ứng dụng nhiều trong tiếng Nhật. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc tất tần tật về thể bị động sai khiến trong tiếng Nhật. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé.

Cách chia động từ sang thể sai khiến

Động từ nhóm 1

Đối với động từ thuộc nhóm 1 sẽ chuyển âm cuối từ cột 「い」sang cột「あ」 rồi thêm 「せ」。

Ví dụ minh họa:

  • きります (cắt) =>きらせます
  • ききます (nghe, hỏi) =>きかせます
  • とります(chụp, lấy) =>とらせます
Cách chia động từ nhóm 1
Cách chia động từ nhóm 1

Chú ý: Chữ chuyển thành rồi thêm

  • いいます (nói) =>いわせます
  • うたいます (hát) =>うたわせます

Động từ nhóm 2

Đối với động từ thuộc nhóm 2 thì sẽ thêm 「させ 」vào trước「ます 」

Cách chia động từ nhóm 2
Cách chia động từ nhóm 2

Ví dụ minh họa:

  • たべます (ăn) =>たべさせます
  • ほめます (khen) =>ほめさせます
  • むかえます (đón) =>むかえさせます
  • おしえます (dạy) =>おしえさせます
  • あつめます (sưu tầm) =>あつめさせます

Động từ nhóm 3

Đối với động từ thuộc nhóm 3 (thuộc nhóm động từ bất quy tắc) thì chia như sau:

  • します (làm) => させます
  • きます(đến) => こさせます
Cách chia động từ nhóm 3
Cách chia động từ nhóm 3

Động từ sau khi chia sang thể sai khiến sẽ có một chút thay đổi nhỏ:

  • Về mặt ý nghĩa: làm V => Sai, bắt, ép, cho phép ai làm gì
  • Về mặt ngữ pháp: Các V khi chia sang thể sai khiến sẽ chuyển thành động từ nhóm 2.

Cách dùng thể sai khiến

Thể sai khiến dạng : AはB(に・を)~させる。

Với nghĩa: A sai/ bắt/ ép/ cho B làm V. Được sử dụng với hai cách dunfh chính là bắt ép và cho phép.

Trong đó: A là người sai khiến và đưa ra yêu cầu bắt buộc, còn B la người bị sai, tức là người thực hiện hành động V.

B được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」hoặc「を」

Thường thì B là đối tượng bị tác động sai khiến nên sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「を」. Tuy nhiên, nếu trường hợp động từ đã có trợ từ 「を」 thì B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」 nhằm tránh lặp hai trợ từ 「に」。

Do vậy, người ta sẽ chia như sau:

  • Tha động từ: Bに~させる
  • Tự động từ: Bを~させる

Nhưng nếu động từ có xuất hiện trợ từ 「を」 thì B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」.

Ví dụ minh họa:

  • 子供を走らせました。: Tôi bắt con chạy
  • 子供に池の周りを走らせました。: Tôi bắt con mình chạy quanh hồ

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn như「待つ」là tha động từ nhưng B lại được bổ nghĩa bởi trợ từ 「を」.

Ngoài 2 cách sử dụng chính dùng để diễn tả sự cưỡng ép và cho phép, thì thể sai khiến còn được sử dụng trong nhiều tình huống khác như:

Yêu cầu: A yêu cầu/ bảo/ ra lệnh cho B làm gì đó

Yêu cầu: A yêu cầu/ bảo/ ra lệnh cho B làm gì đó
Yêu cầu: A yêu cầu/ bảo/ ra lệnh cho B làm gì đó
  • 犬を座らせる時は、「おすわり!」と言います。: Khi nói con chó ngồi xuống thì tôi sẽ nói “osuwari”.
  • 他人に作文をさせる学生は、日本語が上手になりませんよ。: Những học sinh nhờ người khác viết văn hộ thì tiếng Nhật không bao giờ giỏi lên đâu.
  • 社長は山田さんに10ページのレポートを書かせました。: Giám đốc yêu cầu anh Yamaha viết 10 trang báo cáo.

Cho phép: A cho phép/cho B làm gì đó

Cho phép: A cho phép/cho B làm gì đó
Cho phép: A cho phép/cho B làm gì đó
  • その仕事は、私にさせてください。: Xin hãy cho phép tôi làm công việc đó ạ.
  • この犬がかわいいですねー、ちょっと触らせてください。: Ôi, con chó này thiệt dễ thương. Cho tôi sờ nó một chút nhé.
  • 子供がやりたいと言ったことはやらせてあげたい。だから、私は来年から子供にピアノを習わせる。: Tôi muốn cho con tôi làm những điều mà nó thích. Vậy nên, từ năm sau tôi sẽ cho con mình học đàn piano.

Nguyên nhân: A khiến/ làm gì cho B ( trở thành trạng thái ) V

Nguyên nhân: A khiến/ làm gì cho B ( trở thành trạng thái ) V
Nguyên nhân: A khiến/ làm gì cho B ( trở thành trạng thái ) V
  • ちょっとした不注意で子供に怪我をさせてしまった。: Vì một chút bất cẩn mà tôi làm cho con tôi bị thương mất.
  • 子どもは母親を心配させました。: Con cái khiến cho bố mẹ lo lắng.
  • 彼は彼女をびっくりさせました。: Anh ấy đã làm cho cô ấy giật mình.
  • 彼はいつも面白い話を言って、みんなを笑わせます。: Anh ấy lúc nào cũng nói những câu chuyện hài hước để làm mọi người cười.
  • たった15分でも昼寝するだけで頭をすっきりさせることができる。: Dù ngủ trưa chỉ có 15 phút thôi nhưng có thể khiến cho đầu óc tỉnh táo.

Để nguyên, không tác động: A để cho/ để kệ B làm gì đó

Để nguyên, không tác động: A để cho/ để kệ B làm gì đó
Để nguyên, không tác động: A để cho/ để kệ B làm gì đó
  • 昨日息子が徹夜で試験勉強したから、11時まで寝させました。: Hôm qua con trai tôi đã thức trắng đêm ôn thi nên tôi để cho nó ngủ đến 11h00.
  • 忘れて食べないので、パンにカビを生えさせてしまった。: Tôi quên không ăn nên để bánh mỳ bị mốc.
  • 長期間貯金を眠らせておくことはもったいないので、定期預金にしようと思っている。: Vì để nguyên tiền tích lũy trong 1 thời gian dài thì lãng phí nên tôi định sẽ gửi tiết kiệm theo định kì.

Bắt ép: A bắt/sai/ép B làm gì đó

Bắt ép: A bắt/sai/ép B làm gì đó
Bắt ép: A bắt/sai/ép B làm gì đó
  • 先輩が彼に無理やりビールを飲ませたので彼は酔っぱらってしまった。: Cấp trên ép anh ấy uống quá nhiều rượu nên anh ấy mới say mèm.
  • 先生は学生たちに英語で日記を書かせました。: Thầy giáo bắt học sinh viết nhật ký bằng tiếng Anh.
  • 父は週末息子に部屋を掃除させています。: Bố sai con trai dọn dẹp phòng vào cuối tuần.

Chăm sóc: A cho B làm gì đó

Chăm sóc: A cho B làm gì đó
Chăm sóc: A cho B làm gì đó
  • 病気になった子供に薬を飲ませた。: Tôi cho con đang ốm uống thuốc.
  • 右手にけがをしている祖父にご飯を食べさせてあげた。: Tôi cho người ông đang bị thương ở tay ăn cơm.

Trên đây là bài viết cách chia thể bị động sai khiến trong tiếng Nhật và cách dùng. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu hơn về thể sai khiến trong tiếng Nhật. Chúc bạn thành công trên con đường học tiếng Nhật nhé.

[Giải Đáp] Người mới bắt đầu học tiếng Nhật N4 mất bao lâu?

Tiếng Nhật N4 là được xem là yếu tố cơ bản để bạn thực hiện ước mơ du học Nhật Bản. Tuy nhiên, đây cũng là cấp độ khá khó đối với một số người. Vậy học tiếng Nhật N4 mất bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Khát quát về tiếng Nhật N4

N4 là cấp độ tiếp theo sau khi bạn đã hoàn thành trình độ tiếng Nhật N5. Đối với các  cao nhân học tiếng Nhật, đây là mức độ khá dễ đối với những người mới bắt đầu thì cần phải mất một thời gian dài mới đạt được. Hơn nữa, N4 cũng là yếu tố quyết định việc bạn có thể đi du học, làm việc tại Nhật Bản hay tiếp tục học các bậc cao hơn.

Tiếng Nhật N4 học những gì?

So với cấp bậc N5, thì ở N4 các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, hội thoại có mức độ khó hơn đòi hỏi người học cần phải siêng năng và nỗ lực hơn rất nhiều. Cụ thể như sau:

Từ vựng ở cấp N4 thuộc 25 chương cuối của bộ Minna no Nihongo (đây là bộ giáo trình chuẩn nhất và được sử dụng nhiều nhất), gồm 1500 từ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đọc thêm những giáo trình khác. Việc sắp xếp nội dung một cách khoa học sẽ giúp bạn tieps thu được lượng kiến thức lớn.

Về kiến thức Kanji cần khoảng 300 từ, tương đương với việc bạn phải đọc hết quyển Basic Kanji. Với cách sắp xếp có tính logic của cuốn sách, phần nào giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức.

Tiếng Nhật N4 học những gì
Tiếng Nhật N4 học những gì?

Đối với phần ngữ pháp tiếng Nhật N4, bạn sẽ được học cách sử dụng các mẫu câu mà người Nhật thường hay sử dụng để diễn đạt. Chẳng hạn như: nên/không nên, mặc dù, động từ thể khả năng, động từ thể ý chí, tự động từ và tha động từ…

Kết luận lại, để chinh phục được tiếng Nhật N4, bạn cần nắm chắc ngữ pháp 25 bài của giáo trình Minna no Nihongo, học thuộc 1500 từ vựng và hơn 300 từ Kanji hay xuất hiện trong đề thi JLPT, đọc hiểu và nghe hiểu được những đoạn hội thoại cơ bản. Bạn cũng nên tăng khả năng phản xạ và giao tiếp thuần thục ở cấp bậc này.

Cấu trúc đề thi tiếng Nhật N4 trong kỳ thi JLPT

Cấu trúc bài thi gồm có 3 phần:

  • Chữ Hán – Từ vựng: 30 phút
  • Đọc – hiểu: 60 phút
  • Nghe – hiểu: 35 phút

Tổng điểm cho 3 phần là 180 điểm, nếu đạt 90/180 và không bị điểm liệt thì bạn sẽ đậu N4.

Học tiếng Nhật N4 mất bao lâu?

Để lấy được chứng chỉ tiếng Nhật N4, trung bình bạn cần phảo học 300 giờ, tức mỗi ngày bạn phải học khoảng 2 tiếng, khoảng từ 5 – 6 tháng để đọc và hiểu được 1500 từ vựng và 300 từ Kanji.

Tuy nhiên, việc học nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Để muốn nhanh chóng đạt được kết quả, trước hết bạn phải vững toàn bộ các kiến thức N5, rồi mới đi học đến học các kiến thức chuyên sâu N4. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu các giáo trình, tài liệu, website, các phần mềm luyện thi N4 để nâng cao năng lực của mình.

Học tiếng Nhật N4 mất khoảng bao lâu
Học tiếng Nhật N4 mất khoảng bao lâu?

Bạn cũng biết đấy, học tiếng Nhật cần có ý chí và kiên nhẫn. Hơn hết, các bạn cần giữ vững tinh thần thép, không được nản chí, cố gắng từng ngày để trình độ tiếng Nhật của mình được nâng cao. Cùng với đó là xây dựng chiến lược học tập sao cho hiệu quả, phân chia thời gian sao cho hợp lý và không quá áp lực đến vấn đề thời gian lên bản thân quá nhiều. Hãy luôn ghi nhớ “chậm mà chắc” còn hơn “cưỡi ngựa xem hoa”.

Trên đây là bài viết học tiếng Nhật N4 mất bao lâu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ trên phần nào giải đáp cho bạn biết được học tiếng Nhật N4 cần bao nhiêu thời gian. Mất bao lâu không quan trọng, điều quan trọng là ý chí của mình.

Mẹo học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả, nhanh chóng

Mẹo học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả, nhanh chóng là điều mà ai mới học tiếng Nhật cũng muốn. Đây được xem là bước đi khó khăn và đầy thách thức của nhiều bạn đam mê tiếng Nhật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bí quyết học bảng chữ cái qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana

Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana cơ bản gồm có 46 chữ cái được chia thành 5 hàng u, e, o, a, i. Bảng chữ cái này bắt buộc bạn phải thuộc lòng, vì nếu không thuộc Kanji bạn vẫn có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật bình thường. Nếu không nhớ bảng chữ cái Hiragana, chắc chắn bạn sẽ không thể học được tiếng Nhật.

Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
Học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana

Cách thứ 1: Học bảng chữ cái bằng Flash Card, đây là cách học thông dụng nhất. Bạn sử dụng tấm bìa cứng cắt ra thành từng ô vuông nhỏ. Mặt trước ghi bằng chữ cái Hiragana, mặt sau ghi cách đọc bằng Romaji (loại chữ phiên âm cách đọc) . Sau đó hãy trộn tất cả các tấm bì lại với nhau, học từng tấm bìa một. Chữ nào chưa nhớ hoặc khó nhớ thì bạn có thể để riêng ra một chỗ và luyện tập lại.

Cách thứ 2: Sau khi tải hai bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và in ra giấy, bạn có thể luyện viết đè lên chữ để ghi nhớ. Bạn được hướng dẫn thứ tự các nét, điều này giúp bạn vừa học thuộc bảng chữ cái vừa ghi nhớ được cách viết.

Học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana

Khi đã học thuộc bảng chữ cái Hiragana thì chúng ta chuyển sang bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana. Hai bảng chữ cái này có cách đọc giống nhau nên chúng ta chỉ việc nhớ mặt chữ. Cách học cũng khá đơn giản, bạn hãy viết chữ cái Katakana ở mặt trên tấm bìa, phía mặt sau là chữ Hiragana tương ứng. Như vậy, bạn có thể học được chữ cái Katakana và có thể học được chữ cái Hiragana đúng không nào. Điều này cũng giúp bạn tránh nhầm lẫn giữa hai bảng chữ cái tiếng Nhật với nhau trước khi học thuộc hết chúng.

Học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
Học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana

Luyện viết thật nhiều

Cách học ở trên giúp bạn ghi nhớ được mặt chữ, hơn hết bạn cũng phả ghi nhớ cách viết nữa. Mỗi ngày, bạn nên dành thời gian ít nhất từ 30 – 45 phút để luyện viết 20% lượng chữ trong một bảng chữ cái tiếng Nhật. Hãy viết các chữ cái này trên giấy có kẻ ô để nét lên chuẩn hơn. Khi viết bạn nên đọc to để có thể luyện phát âm và ghi nhớ lâu hơn.

Luyện viết bảng chữ cái thật nhiều
Luyện viết bảng chữ cái thật nhiều

Học mọi lúc mọi nơi

Thêm một mẹo học bảng chữ cái tiếng Nhật nữa dành cho bạn đó là học mọi lúc mọi nơi. Mọi thứ đều được đền đáp xứng đáng nếu bạn kiên trì với nó. Hãy chăm chỉ và chịu khó học lúc nào rảnh rổi. Sự rèn luyện thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh ghi nhớ trong việc học bảng chữ cái.

Học bảng chữ cái tiếng Nhật mọi lúc mọi nơi
Học bảng chữ cái tiếng Nhật mọi lúc mọi nơi

Với lại, với thời đại công nghệ 4.0 như hiện tại, việc học bảng chữ cái trở nên dễ dàng hơn nhiều chỉ với chiếc smartphone hay máy tính bảng. Bạn có thể học trên xe buýt, ngồi tại quán coffee, hay ngồi tại ghế đá trên đường,…

Học cùng với một người bạn

Cách học bảng chữ cái tiếng nhật hiệu quả chính là học cùng với một người bạn nữa. Cách học này không hề tồi khi bạn tìm một người ban cùng nhau học tiếng Nhật, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học, giúp đỡ nhau tiến bộ từng ngày. Học cùng với bạn bè tạo cảm giác thoải mái, tinh thần sảng khoái và có thể giúp bạn nhìn nhận ra những khuyết điểm mình còn thiếu.

Học tiếng Nhật theo nhóm
Học tiếng Nhật theo nhóm

Trên đây là bài viết mẹo học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp bạn học được bảng chữ cái nhanh chóng.

Tổng hợp cách chia các thể trong tiếng Nhật N5 chi tiết nhất

Cách chia thể trong tiếng Nhật N5 là một trong những kiến thức đầu tiên mà dân học tiếng Nhật phải nhớ. Dù đã học tiếng Nhật lâu năm hay mới bắt đầu thì việc chia thể không phải ai cũng đúng hoàn toàn. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Thế nào là thể?

Nếu trong tiếng Anh chúng ta có “thì” là tên chỉ sự chia động từ theo thời gian như thì hiện tại, quá khứ, tương lai, tương lai đơn,… Trong tiếng Nhật, “thể” là tên gọi chỉ nhóm động từ được chia theo quy tắc nhất định và có ý nghĩa và cách dùng khác nhau.

Các động từ một dựa vào quy tắc của thể mà có sự biến đổi nhất định và kèm theo sự khác biệt về ý nghĩa của động từ. Nhưng cũng có thể mang tính chất dùng để nối từ với từ làm câu văn rõ nghĩa và mạch lạc. Ngoài ra, còn có một thể không chỉ áp dụng cho mỗi động từ mà còn biến đổi Tính từ và Danh từ, chẳng hạn như thể điều kiện.

1. Chia động từ thể る

Chia động từ thể る
Chia động từ thể る

Nhóm 1: Trước ます là hàng 「い」

V(い)ますー> V(う)

例;買いますー>買う(mua)

話しますー>話す (nói)

Nhóm 2: Trước ます là hàng 「え」

V(え)ますー>V(え) + る

例;食べますー>食べる (ăn)

起きますー>起きる (thức dậy)

Nhóm 3:

しますー>する

来ますー>来る

例;結婚しますー>結婚する (kết hôn)

勉強しますー>勉強する (học)

2. Cách chia động từ thể て

Cách chia động từ thể て
Cách chia động từ thể て

Nhóm 1: Trước ます là hàng 「い」

  • しー>して
  • きー>いて
  • ぎー>いで
  • い、ち、りー>って
  • み、に、びー>んで

Đặc biệt: いきますー>いって (hãy đi)

例: 飲みますー>飲んで (hãy uống)

書きますー>書いて (hãy uống)

Nhóm 2: Trước ます là hàng 「え」

V(え)ますー>V(え) + て

例: 食べますー>食べて (hãy ăn)

Nhóm 3:

しますー>して

来ますー>来て (hãy đến)

例: 勉強しますー>勉強して (hãy học)

3. Chia động từ thể た

Chia động từ thể た
Chia động từ thể た

Nhóm 1: Trước ます là hàng 「い」

  • しー>した
  • きー>いた
  • ぎー>いだ
  • い、ち、りー>った
  • み、に、びー>んだ

Đặc biệt: いきますー>いった (đã đi)

例: 飲みますー>飲んだ (đã uống)

書きますー>書いた (đã viết)

Nhóm 2: Trước ます là hàng 「え」

V(え)ますー>V(え) + た

例: 食べますー>食べた (đã ăn)

Nhóm 3:

しますー>した

来ますー>来た

例: 勉強しますー>勉強した (đã học)

4. Chia động từ thể ない

Chia động từ thể ない
Chia động từ thể ない

Nhóm 1: Trước ます là hàng 「い」

V(い)ますー> V(あ)ない

Đặc biệt いー>わ

例: 飲みますー>飲まない (không uống)

書きますー>書かない (không biết)

買いますー>買わない (không mua)

Nhóm 2: Trước ます là hàng 「え」

V(え)ますー>V(え) + ない

例: 食べますー>食べない (không ăn)

Nhóm 3:

しますー>しない

来ますー>来ない

例: 運転しますー>運転しない (không vận động)

勉強しますー>勉強しない (không học)

Trên đây là bài viết cách chia các thể trong tiếng Nhật N5 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với các bạn. Để đạt kết quả cao cho kỳ thi, bạn có thể làm thêm bài tập và luyện thi các đề thi của những năm trước nhé!

Tổng hợp từ vựng điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Nhật

Khi tuyển dụng xin việc làm tại công ty Nhật, bạn sẽ không tránh khỏi câu hỏi liên quan đến điểm mạnh và điểm yếu. Do đó, việc thuộc các từ vựng liên quan đến điểm mạnh và điểm yếu là điều hết sức cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu danh sách các từ vựng điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Nhật trong bài viết này nhé!

Các từ vựng điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Nhật

Điểm mạnh (長所) Điểm yếu (短所)
Cẩn thận, có kế hoạch tốt (慎重に進められる、計画性がある) Hay lo lắng (心配性)
Có nguyên tắc (こだわりやポリシーがある) Bướng bỉnh (頑固)
Có năng lực tự chủ, hành động nhanh (スピード感がある、行動力がある) Nóng nảy (せっかち)
Dễ thích nghi với môi trường xung quanh (柔軟性がある、周囲に配慮できる) Lưỡng lự (優柔不断)
Có động lực, mục tiêu cao (目標達成意欲が高い、向上心が強い) Hiếu thắng (負けず嫌い)
Giao tiếp tốt (コミュニケーションが得意) Nói nhiều (世話焼き)
Có khả năng lãnh đạo (リーダーシップがある、主体的である) Tính tự chủ cao (自己主張が強い)
Cẩn thận (几帳面) Lo lắng, hồi hộp (神経質)
Khả năng tư duy logic (論理的である) 理屈っぽい (tính lý thuyết cao)
Khả năng tự chủ hành động và suy nghĩ (自分で考えて行動ができる) マイペース (nguyên tắc, quy củ)

Cách diễn đạt từ vựng điểm yếu trong tiếng Nhật

1. Thiếu quyết đoán

Điểm yếu: 優柔不断 /Yuujuufudan/

Cách diễn đạt lại:

  • 思慮深い /shiryobukai/: Suy nghĩ một cách thận trọng
  • 多角的に検討できる /takaku teki ni kentou dekiru/: Có khả năng cân nhắc theo nhiều khía cạnh
  • 慎重に物事を観察できる /shinchou ni monogoto wo kansatsu dekiru/: Có khả năng quan sát kỹ càng
Thiếu quyết đoán
Thiếu quyết đoán

2. Ghét sự thất bại

Điểm yếu: 負けず嫌い /makezugirai/

Cách diễn đạt lại:

  • 努力を惜しまない (doryoku wo oshimanai): Luôn nỗ lực không ngừng
  • 責任感が強い (Sekinin kan ga tsuyoi): Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

3. Nhanh nản

Điểm yếu: 飽きっぽい (Akippoi)

Cách diễn đạt lại:

  • 前向き /maemuki/: Luôn sẵn sàng tiến về phía trước
  • 好奇心旺盛 /koukishin ousei/: Giàu tính tò mò
  • 柔軟性が高い /jūnansei ga takai/: Có tính linh hoạt cao
  • 幅広いことに興味を持てる /Habahiroi koto ni kyoumi wo moteru/: có quan tâm đến nhiều thứ

4. Ngoan cố

Điểm yếu: 頑固 (Ganko)

Cách diễn đạt lại:

  • 意志が強い/ishi ga tsuyoi/: Kiên quyết
  • 芯が強い /shin ga tsuyoi/: Kiên cường
  • 粘り強い /nebaridzuyoi/: Kiên trì cho đến cùng
  • 自分の意見を持っている /jibun no iken wo motteiru/: Có chính kiến

5. Hay lo lắng

Điểm yếu: 心配性 /shinpai shou/

Cách diễn đạt lại:

  • 慎重 /shinchou/: Thận trọng (trong việc gì đó)
  • 計画性がある /Keikakusei ga aru/: Có tính kế hoạch
  • リスクに敏感 /risuku ni binkan/: Luôn nhạy cảm với rủi ro
Hay lo lắng
Hay lo lắng

6. Tiêu cực

Điểm yếu: 消極的 /Shoukyokuteki/

Cách diễn đạt lại:

  • 控えめ /Hikaeme/: Điều độ
  • 慎重 /shinchou/: Thận trọng
  • 堅実 /kenjitsu/: Chắc chắn

7. Dễ bị cuốn theo đám đông

Điểm yếu: 流されやすい /Nagasare yasui/

Cách diễn đạt lại:

  • 柔軟性がある /juunansei ga aru/: Có tính linh hoạt
  • 協調性がある /Kyouchousei ga aru/: Luôn có tinh thần hợp tác

8. Nóng vội

Điểm yếu: せっかち /sekkachi/

Cách diễn đạt lại:

  • スピード感がある /supidokan ga aru/: có tốc độ
  • 実行力がある /jikkou ryoku ga aru/: có khả năng hành động
  • 決断力がある /ketsudan ryoku ga aru/: có khả năng quyết đoán

9. Thích nổi bật

Điểm yếu: 目立ちたがり /Medachitagari/

Cách diễn đạt lại:

  • 明るい (akarui): Vui vẻ
  • 前向き (maemuki): Luôn hướng đến phía trước
  • 積極性がある /sekkyokusei ga aru/: Có tính tích cực cao
  • 自分主張ができる /jibun shuchō ga dekiru/: Có chủ trương riêng cho bản thân
  • リーダータイプ /īdataipu/: Thuộc tuýp người lãnh đạo

10. Nhạy cảm quá mức

Điểm yếu: 神経質 /shinkeishitsu/

Cách diễn đạt lại:

  • 感受性が強い /kanjusei ga tsuyoi/: Có khả năng cảm thụ mãnh liệt
  • 細かいことにも気を配れる /komakai koto ni mo ki wo kubareru/: Luôn quan tâm đến những điều nhỏ nhặt
Nhạy cảm quá mức
Nhạy cảm quá mức

11. Rụt rè

Điểm yếu: 引っ込み思案 /hikkomijian/

Cách diễn đạt lại:

  • 相手の気持ちを尊重できる /aite no kimochi wo sonchou dekiru/: Luôn xem trọng cảm xúc của đối phương

12. Thích làm theo ý mình

Điểm yếu: マイペース (mai pesu)

Cách diễn đạt lại:

  • 主体性がある /shutaisei ga aru/: Là người có cá tính
  • 周囲に流されない /shuui ni nagasarenai/: Không bị đám đông làm lung lay

13. Nóng nảy

Điểm yếu: 短気 (tanki)

Cách diễn đạt lại:

  • 熱い心を持っている /kokoro wo motteiru/: Cháy bỏng
  • 情熱的 /jounetsuteki/: Nhiệt tình
Nóng nảy
Nóng nảy

14. Qua loa

Điểm yếu: 大雑把 /oozappa/

Cách diễn đạt lại:

  • おおらか /ooraka/: Tính thoáng
  • 自然体で動じない /shizentai de doujinai/: Luôn giữ vững lập trường
  • 効率よくポイントを押さえられる。/kouritsu yoku pointo wo osaerareru/: Có khả năng rút ra điểm chính hiệu quả nhất

15. Lăng xăng

Điểm yếu: お節介 /osekkai/

Cách diễn đạt lại:

  • 面倒見が良い /mendoumi ga yoi/: Luôn biết cách quan tâm
  • 気が利く/kigakiku/: lanh lợi

16. Ba phải, xu nịnh

Điểm yếu: 八方美人 /happoubijin/

Cách diễn đạt lại:

  • 調整力がある /Chouseiryoku ga aru/: Có khả năng điều chỉnh
  • 協調性がある /kyouchousei ga aru/: Luôn có tinh thần hợp tác
  • 相手の良いところを見つける事ができる /aite no yoi tokoro wo mitsukeru koto ga dekiru/: Có khả năng nhìn ra điểm tốt từ người khác

17. Suy nghĩ nhiều

Điểm yếu: 考えすぎる /kangaesugiru/

Cách diễn đạt lại:

  • 思慮深い /shiryobukai/: Chu đáo
  • 責任感が強い /sekininkan ga tsuyoi/: Có tinh thần trách nhiệm cao (trong công việc)

18. Nghiêm túc quá mức

Điểm yếu: 生真面目

Cách diễn đạt lại:

  • 誠実 /seijitsu/: Chân thành
  • 礼儀正しい /reigi tadashii/: Chuẩn mực
  • 間違った事をしない /machigatta koto wo shinai/: Không làm điều sai trái

19. Lo sợ

Điểm yếu: 臆病 /Okubyou/

Cách diễn đạt lại:

  • 堅実 /kenjitsu/: Chắc chắn
  • 人の気持ちを考えられる /hito no kimochi wo kangaerareru/: Thận trọng đến suy nghĩ của người khác
  • 優しい /yasashii/: Thân thiện, hiền lành
  • 大きな失敗がない /ookina shippai ga nai/: Không gây ra tổn hại lớn
Lo sợ
Lo sợ

20. Bận tâm đến những thứ xung quanh

Điểm yếu: 周りを気にする /mawari wo kinisuru/

Cách diễn đạt lại:

  • 自分よりも相手を優先できる /Jibun yori mo aite wo yuusen dekiru/: Đặt sự ưu tiên đối phương hơn bản thân
  • 相手の考えを察する事ができる /aite no kangae wo sassuru koto ga dekiru/: Có thể cảm nhận được suy nghĩ từ người khác

Sở trường sở đoản tiếng Nhật

Sở trường của bản thân

1. Năng lực giao tiếp (コミュニケーション力)

Giao tiếp là yếu tố cần thiết cho mọi công việc, nhưng nếu chỉ nói năng lực giao tiếp thì quá chung chung, bạn cần phải dẫn dắt một cách trực tiếp. Ví dụ như có kỹ năng giải thích, thuyết phục khách hàng, kỹ năng phản biện,…

Giao tiếp là yếu tố cần thiết cho mọi công việc
Giao tiếp là yếu tố cần thiết cho mọi công việc

Ví dụ: Điểm mạnh của tôi là có khả năng giải thích cho khách hàng nhanh hiểu. Trước đây, khi làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, tôi đã nhiều lần làm việc với khách hàng. Có nhiều khách hàng khen ngợi tôi về khả năng diễn thuyết dễ hiểu.

私の長所は、顧客に対して専門的な内容をわかりやすく噛み砕いて説明する力です。『今まで聞いた中で一番わかりやすかった』との感想を頂きました.

2. Có tinh thần trách nhiệm (責任感)

Có tinh thần trách nhiệm cũng là lợi thế khi bắt đầu công việc. Nhưng nếu tự nhận bản thân mình có tinh thần trách nhiệm thì có vẻ hơi thiếu khách quan một chút xíu. Ví dụ như bạn sẽ không về sớm nếu chưa hoàn thành công việc của ngày hôm ấy, chịu trách nhiệm tốt hoàn thành công việc được giao. Phải luôn củng cố lòng tin người nghe rằng, đây chắc chắn là một người có tinh thần trách nhiệm công việc cao.

Có tinh thần trách nhiệm (責任感)
Có tinh thần trách nhiệm (責任感)

Ví dụ: Điểm mạnh của tôi là không bao giờ bỏ cuộc cho dù công việc có khó khăn. Ngay cả khi khách hàng phàn nàn do những thiếu sót, tôi sẽ đối mặt với khách hàng với tư cách là một người bán hàng, chịu trách nhiệm lỗi sai và không đỗ lỗi cho người khác.

私の長所は、困難な問題があっても決して投げ出さないことです。他部署の不手際でクライアントからクレームが入った時も、人のせいにすることなく営業担当者としてお客様と向き合い

3. Nghiêm túc (真面目)

Có nhiều yếu tố khác nhau để có thể xem xét trường hợp này. Chẳng hạn như nghiêm túc, quy tắc đúng giờ giao hàng, có thể làm việc chăm chỉ, tăng ca cho đến khi hoàn thành chất lượng công việc mới được nghỉ.

Ví dụ: Điểm mạnh của tôi là giữ đúng tiến độ bàn giao công việc. Ngay cả khi deadline bị rút ngắn do những vấn đề từ phía khách hàng nhưng tôi vẫn có thể điều chỉnh để có thể bàn giao công việc đúng hẹn.

私の長所は、納期を絶対に守ることです。クライアントの都合で納期が短縮された時も、関係各所とスケジュールを調整して間に合わせました.

Sở đoản của bản thân

1. Hay lo lắng (心配性)

Hay lo lắng cũng là được xem là một điểm mạnh vì nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người cẩn thận, có thể đưa ra quyết định cẩn thận sau khi xác nhận sự việc một cách kĩ lưỡng.

Ví dụ: Điểm yếu của tôi là hay lo lắng. Đặc biệt là làm việc gì đó mà tôi chưa từng làm trước đó, tôi kiểm tra mọi thứ cho đến khi hài lòng mới thôi. Vì vậy, tôi sẽ hoàn thành công việc sớm và kiểm tra để không bị chậm tiến độ.

私の短所は、心配性なところです。特に前例のないことに取り掛かる時は、自分が納得行くまで物事を確認しないと行動できないことがあります。ですから仕事が遅れないように、早めに確認作業に着手したり、自分とは反対に積極的に行動するタイプの人の意見を聞いたりします

2. Nóng nảy (せっかち)

Về điều này bạn cần đưa ra nguyên nhân và cách khắc phục cho tính nóng nảy và vội vã của mình.

Ví dụ: Điểm yếu của tôi là thiếu kiên nhẫn. Đặc biệt là sắp tới deadline, trước đó tôi quá vội vã mà phạm phải sai lầm do không xác nhận lại công việc. Do đó, hiện tại tôi có thói quen xem lại lịch trình và khối lượng công việc một lần/tuần.

私の短所は、せっかちなところです。特に納期直前はつい行動を急いでしまい、過去には確認不足でミスをしたこともあります.ですから今は週に一度、スケジュールと業務量を見直す習慣をつけて、時間に余裕を持った段取りを組むようにしています

3. Bướng bỉnh (頑固)

Nếu như một người cứng đầu chắc chắn sẽ là người có suy nghĩ kiên định. Nhưng đây sẽ là nhược điểm khi tham gia công việc có tinh thần đồng đội. Vậy nên hãy cân nhắc về điểm này với nhà tuyển dụng.

Bướng bỉnh (頑固)
Bướng bỉnh (頑固)

Ví dụ: Điểm yếu của tôi là khi không hài lòng với ý kiến của người khác, tôi sẽ trở nên cứng đầu và thiết lập lại suy nghĩ của mình. Nhưng tôi cũng khá vui vì bản thân có thể nêu lên ý kiến một cách cởi mở. Tôi đang cố gắng khắc phục điểm yếu này bằng cách lắng nghe những người xung quanh nhiều hơn và cần phải hiểu tại sao mọi người lại suy nghĩ khác với mình

私の短所は、相手の意見に納得が行かない時に、つい頑固になって自分の考えを主張してしまうことです。でもある時、上司に『意見を堂々と主張できるのがあなたの良さだが、もう少し周囲の意見にも耳を傾けてほしい』と言われてからは、まず相手の言葉をしっかり聞いて、『この人はなぜそう考えるのか』という背景を理解するように努めています

Trên đây là bài viết tổng hợp các từ vựng điểm mạnh điểm yếu tiếng Nhật cùng những ví dụ liên quan. Hy vọng với những chia sẻ này phần nào giúp bạn có thể lĩnh hội được một số kiến thức quan trọng.

Thể Nai trong tiếng Nhật là gì? Cách chia động từ đúng nhất

0

Thể Nai trong tiếng Nhật là gì là câu hỏi dành được sự quan tâm của nhiều người đang học tiếng Nhật. Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết được thể nai và cách chia động từ thể Nai đúng nhất nhé.

Thể Nai trong tiếng Nhật là gì?

Thể Nai (ない) trong tiếng Nhật là những động từ kết thúc bằng Nai. Ngữ pháp chung là: Thể phủ định của động từ thể Nai: có nghĩa là không làm gì đó.

Động từ Nai nhóm 1

Đối với các động từ thuộc nhóm 1, loại bỏ 「ます 」, chuyển âm cuối từ hàng 「い」sang hàng「あ」, rồi thêm ない

Cách chia động từ thể nai nhóm 1
Cách chia động từ thể nai nhóm 1

Ví dụ minh họa:

  • いきます(đi) =>いかない
  • よびます(gọi) =>よばない
  • たちます(đứng) =>たたない
  • とります(chụp,lấy) =>とらない
  • ききます(nghe, hỏi) =>きかない
  • きります(cắt) =>きらない
  • いそぎます(vội, khẩn trương) =>いそがない
  • はなします(nói chuyện) =>はなさない
  • よみます(đọc) =>よまない

Chú ý:

  1. Trong trường hợp đặc biệt như: あります(có)     => ない

2. Nếu Động từ đó đứng trước đuôi 「ます 」 là chữ thì phải chuyển thành rồi sau đó thêm ない vào.

Lấy ví dụ:

  • うたいます (hát) =>うたわない
  • いいます (nói) =>いわない

Cách chia động từ thể Nai nhóm 2

Đối với những Động từ thuộc nhóm 2, chỉ cần bỏ ます và thêm ない là xong.

Cách chia động từ thể nai nhóm 2
Cách chia động từ thể nai nhóm 2

Ví dụ minh họa:

  • たべます(ăn) =>たべない
  • おしえます(dạy) =>おしえない
  • むかえます(đón) =>むかえない
  • あつめます(sưu tầm) =>あつめない
  • ほめます(khen) =>ほめない

Ở một số trường hợp đặc biệt, dù động từ kết thúc là 「い」trước 「ます 」nhưng nó vẫn thuộc động từ nhóm 2.

Ví dụ minh họa:

  • みます ( nhìn) =>みない
  • おちます (đánh rơi, rụng) =>おちない
  • あびます ( tắm) =>あびない
  • できます (có thể) =>できない
  • います (ở) =>いない
  • しんじます (tin tưởng) =>しんじない
  • たります (đầy đủ) =>たりない
  • きます (mặc) =>きない
  • おきます (thức dậy) =>おきない
  • おります ( xuống xe) =>おりない
  • かります (mượn) =>かりない

Cách chia động từ thể Nai nhóm 3

Cách chia động từ thể nai nhóm 3
Cách chia động từ thể nai nhóm 3

Nếu động từ thuộc nhóm 3 thì cần chuyển sang như sau:

  • します (làm) =>しない
  • きます đến)  =>こない
  • さんぽします (đi dạo) =>さんぽしない
  • そうじする (dọn dẹp) => そうじしない
  • せんたくします(giặt giũ) => せんたくしない

Tổng kết

Động từ nhóm 1:

〇います かいます かわない
〇ちます まちます またない
〇ります つくります つくらない

Chú ý: Động từ đặc biệt : あります=>ない

Động từ nhóm 2:

〇ます おきます おきない
たべます たべない

Động từ nhóm 3:

します しない
きます こない

Ví dụ minh họa có sử dụng thể ない:

  1. 一人で大丈夫だから手伝わなくてもいいです。: Một mình tôi vẫn được nên không cần phải giúp gì đâu.
  2. 寒いから、窓を開けないでください。: Ngoài trời đang lạnh nên đừng mở cửa sổ nhé.
  3. うちに入る前に、靴をぬがなければなりません。: Trước khi bước vào nhà thì phải cởi giày.
  4. ここは図書館ですから、大きな声で話さないでください。: Vì là thư viện nên nói chuyện lớn tiếng.
  5. 外国へ旅行に行くとき、パスポートを見せなければなりません。: Khi đi du lịch nước ngoài phải cho xem hộ chiếu.
  6. 明日は大切なテストがありますから、遅れないでください。: Vì ngày mai có bài kiểm tra nghiêm trọng nên đừng đến trễ nhé.
  7. 病気はまだ治りませんから、あした来なくてもいいです。: Vì bệnh vẫn chưa khỏi hẳn nên ngày mai cầu không cần phải đến đâu.
  8. 明日は9時の新幹線に乗りますから、7時までに駅に着かなければいけません。: Vì ngay mai tôi sẽ lên chuyến tàu shinkansen lúc 9h00 nên tôi phải ra nhà ga trễ nhất lúc 7h00.

Trên đây là bài viết thể Nai trong tiếng Nhật là gì và cách chia động từ thể Nai đúng nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những kiến thức về động từ Nai phía trên phần nào giúp bạn nắm rõ thêm điểm ngữ pháp tiếng Nhật.