Home Blog Page 8

Tổng hợp các đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật đầy đủ nhất

0

Tiếng Nhật cũng tương tự với tiếng Việt có các đại từ nhân xưng. Mặc dù không nhiều như trong tiếng Việt nhưng số lượng cũng đáng kể. Các đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật được sử dụng tùy thuộc vào tình huống, vị trí của người nói và mối quan hệ giữa những người tham gia cuộc trò chuyện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để rõ hơn nhé!

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ nhất chính là người nói. Trong tiếng Nhật, từ để biểu thị ngôi thứ nhất là: 私、わたくし、あたし、僕、俺。

Ngôi thứ nhất
Ngôi thứ nhất

(watashi) là thông dụng và phổ biến nhất. Mang ý nghĩa lịch sự, được sử dụng khi nói chuyện với người mới quen, người lớn tuổi, cấp trên.

わたくし (watakushi) có cùng chữ Hán là 私. Nhung đây là thể lịch sự hơn, được dùng trong phát biểu hoặc trong các buổi lễ trang trọng và trong công việc.

あたし (atashi) là biến thể của 私. Đây là cách xưng hô của phụ nữ trẻ và bé gái đối với những người thân thiết.

(boku) và (ore) là cách xưng hô dành riêng cho nam giới. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng và ý nghĩa lại khác nhau.

Boku” được dùng trong trường hợp nói chuyện với người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết. Boku mang nghĩa thân mật nhưng không hề số sàng, nhưng nên tránh sử dụng trong trường hợp trang trọng.

Ore” có nghĩa giống với Boku nhưng cho chút cởi mở hơn hoặc có thể dùng như kiểu “tao” trong “mày tao”. Thường thì nam giới Nhật Bản dùng Ore khi cấp trên nói chuyện với cấp dưới nhỏ tuổi hoặc đồng nghiệp thân thiết. Tuy Ore không lịch sự nhưng không đồng nghĩa với việc đối phương coi thường bạn. Ngoài ra, giữa các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể dùng.

Ngôi thứ hai

Ngôi thứ hai chính là người nghe. Trong tiếng Nhật, các từ biểu thị ngôi thứ hai gồm: あなた、君、お前、手前

Ngôi thứ hai
Ngôi thứ hai

あなた (anata) dùng để gọi đối phương khi mới quen, chưa thân thiết. Khi viết, あなた có 2 chữ Hán. 貴方 được sử dụng cho nam giới, 貴女 được sử dụng cho nữ giới.

きみ (kimi) được dùng khi gọi người nhỏ tuổi hơn hoặc trong mối quan hệ thân thiết. Chẳng hạn như thầy cô gọi học sinh, bạn trai gọi bạn gái, người lớn tuổi gọi người nhỏ tuổi hơn.

お前 (omae) là cách gọi đối phương không phải dạng trang trọng. Có thể hiểu là mày thường gọi bạn bè thân thiết, đồng nghiệp thân thiết bằng tuổi dùng để gọi nhau.

Lưu ý: 手前 nếu đọc là “temae” mang ý chỉ tôi hoặc cái ở trước mắt tôi. Nhưng nếu gọi đối phương là “teme” mang ý khinh thường.

Các hậu tố khi gọi tên người

Trong tiếng Nhật, mỗi khi gọi tên người khác ngoài các từ như あなた、君、お前、手前. Chúng ta có thể gọi bằng cách gọi tên họ kèm theo hậu tố. Hậu tố này gồm: さん、ちゃん、くん、様、どの. Việc thêm hậu tố phía sau tên nhằm thể hiện tính lịch sự đối với người được gọi, thể hiện sự thân mật.

Hậu tố khi gọi tên người
Hậu tố khi gọi tên người

さん (san): Dùng khi nói chuyện lịch sự với những người chưa thân, đồng nghiệp, cấp trên, người lớn tuổi hơn.

ちゃん (chan) và くん (kun): Dùng để gọi bạn bè thân thiết hoặc nhỏ tuổi hơn, ちゃん dùng để gọi con gái, くん dùng để gọi con trai.

様 (sama): Hậu tố thể hiện tính lịch sự cao nhất, dùng để gọi khách hàng hoặc dùng trong văn bản, email.

どの (dono): Hậu tố thể hiện tính lịch sự cao, được dùng trong thư từ và email làm việc.

Cấu tạo số nhiều

Bên cạnh các từ như “tôi”, “bạn” thì trong giao tiếp đôi lúc cũng có sử dụng “chúng tôi”, “các bạn”. Để tạo nên từ số nhiều, bạn chỉ cần thêm hậu tố:

  • がた (gata)
  • ら (ra)
  • たち (tachi)

Tuy nhiên, có một số cụm từ được quy định sẵn như:

  • 彼 (kare: anh ấy) -> 彼ら (karera: họ)
  • 彼女 (kanojo: cô ấy) -> 彼女たち (kanojotachi: họ)
  • 私 (watashi: tôi) -> 私たち (watashitachi: chúng tôi)
  • あなた (anata: bạn) -> あなたたち (anatatachi: các bạn)

Chú ý cách dùng của . Do có nhiều trường hợp mang ý không lịch sự và không nên dùng như 手前ら (temera) và お前ら (omaera)。

Để chuyển thành số nhiều lịch sự hơn thì có các hậu tố sau:

  • 方 (gata)
  • 方々 (katagata)
  • の方々 (no katagata)

Trên đây là bài viết tổng hợp các đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật đầy đủ nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những thông tin này phần nào giúp bạn hiểu và chia ngôi đúng nhất.

10 phương pháp học tiếng Nhật tốt nhất dành cho bạn

0

Học tiếng Nhật không yêu cầu bạn cần phải có năng khiếu hay thông minh, điều quan trọng là có mục tiêu và kiên trì theo đuổi đến cuối cùng. Vậy bạn đã biết phương pháp học tiếng Nhật tốt nhất hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

1. Phương pháp học

Từ vựng

  • Bạn có thể học theo băng ghi âm, các phần mềm nghe, đọc hiểu, vừa nghe vừa cố ghi nhớ những từ mà bạn nghe được.
  • Lắng nghe giáo viên phát âm, luyện phát âm kết hợp với viết ra giấy
  • Liên hệ những điều xảy ra trong cuộc sống bằng tiếng Nhật

Ngữ pháp

  • Nắm vững nghĩa và cách dùng của mẫu câu
  • Phân biệt được những câu dễ gây nhầm lẫn

Hệ thống chữ viết

Trong hệ thống tiếng Nhật có 4 bảng chữ cái với các chữ năng khác nhau:

  • Hiragana gồm những âm tiết trong tiếng Nhật, hệ thống âm tiết tại nên chữ viết. Đây là kiểu chữ được sử dụng phổ biến ở Nhật hiện nay.
  • Katakana gồm những âm tiết, hầu hết chúng được sủ dụng để phiên âm cho những từ có nguồn gốc từ nước ngoài.
  • Kanji là những từ vay mượn có nguồn gốc từ Trung Quốc được sử dụng như tiếng Nhật.
  • Romaji là hệ thống chữ cái Latinh được sử dụng để viết tắt, viết tên công ty.
Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái Katakana
Bảng chữ cái Katakana

Bạn có thể học phát âm bằng cách đọc các chữ cái trong bảng chữ Hiragana và Katakana. Bạn nên tập trung vào phần ngữ điệu khi phát âm vì khi đó biến thể của âm thanh sẽ thay đổi nghĩa của những lời bạn nói.

2. Thời gian học

Việc duy trì học đều đặn mỗi ngày để bạn không phải chờ đợi thời gian quá lâu, để tìm xem mình đã quên từ gì và sai từ nào.

Thời lượng học bài hiệu quả
Thời lượng học bài hiệu quả

Trong khi học, bạn cũng nên dành một chút thời gian để giải lao để cho não nghĩ ngơi, đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào cùng một lúc. Vì sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ của bạn sẽ giảm, gây cảm giác chán nản. Hãy đứng lên, đi quanh phòng của mình, nghe thêm một bài nhạc nhẹ, nghỉ ngơi tầm 10 – 15 phút. Sau đó, trở lại bài học sẽ giúp bạn dễ nhớ bài mà đầu óc cũng minh mẫn hơn nữa.

Hãy lên kế hoạch học tập từng ngày, phân chia thời gian hợp lý để cho việc học và ôn có hiệu quả hơn.

3. Nghe và lặp lại

Nếu bạn muốn nhớ một từ ngữ, con số hay thông tin nào đó thì mình nên nghe trước. Nếu một từ lặp đi lặp lại nhiều lần và bạn nghe có ý thức bạn sẽ ghi nhớ nhanh và lâu hơn so với viết hoặc chỉ nhìn đơn thuần.

Luyện nghe lặp lại nhiều lần
Luyện nghe lặp lại nhiều lần

Tuy lúc đầu nghe thì có thể bạn không hiểu nhưng dần dần sẽ định hình được từ ngữ và có thể ghi nhớ chúng nhanh, đơn giản hơn. Phương pháp này được xem là đi vào trí nhớ nhanh nhất khi học ngoại ngữ. Cứ mỗi lần nghe một câu hoặc một từ tiếng Nhật bạn hãy tạm ngưng và nhắc lại chúng thật nhanh.

4. Đọc, hiểu

  • Đọc hội thoại và đoạn văn để nắm vững cấu trúc bài
  • Tra nghĩa và dịch lại những từ mà bạn thấy không hiểu
  • Bạn có thể đọc những cuốn sách kèm hình ảnh thêm sinh động, giúp cho việc học trở nên hứng thú hơn.

5. Chữ Hán (Kanji)

Hán tự (Kanji)
Hán tự (Kanji)
  • Đầu tiên, bạn nên in các bộ, chữ Hán theo dạng Flashcard
  • Bạn nên học cách nhớ mặt chữ trước khi học cách viết
  • Khi nhớ được mặt chữ rồi thì học viết
  • Viết theo thứ tự và theo bộ chữ Hán
  • Thường xuyên kiểm tra lại để không bị quên

6. Học tại trường hoặc trung tâm

Tự học là tốt nhưng không phải cách tốt nhất để bắt đầu hành trình học ngoại ngữ.

Khi bạn có giáo viên hướng dẫn sẽ giúp bạn có kiến thức vững chắc hơn về mặt ngữ pháp. Đảm bảo bạn học đúng hướng và sử dụng thời gian học có hiệu quả.

Tham gia học nhóm, thảo luận trên lớp, giơ tay phát biểu giúp bạn biết được lỗi sai của mình và sửa chữa kịp thời.

Chăm chú nghe thầy cô giảng bài và hỏi ngay nếu bạn chưa hiểu ở chỗ nào. Từ đó thầy cô biết cách khắc phục điểm yếu của bạn.

7. Tìm giáo trình học phù hợp

Hiện nay, có 3 giáo trình học tiếng Nhật được sử dụng phổ biến và được nhiều người tìm học đó là Minna no Nihongo, Shin Nihongo, Genki,…

Giáo trình Minna no Nihongo
Giáo trình Minna no Nihongo

Đối với Minna no Nihongo, Shin Nihongo thì bạn có thể tìm mua cuốn bài dịch và ngữ pháp bằng tiếng Việt hay tiếng Anh.

Còn giáo trình Genki phù hợp với những bạn có trình độ tiếng Anh loại khá và muốn bắt đầu học tiếng Nhật.

8. Kết bạn với người Nhật – giao tiếp một cách thực tế

Giao tiếp là chìa khóa để bạn tiến đến sự thành công học ngoại ngữ. Khi bạn đã kết bạn với người Nhật họ sẽ giúp bạn nói tiếng Nhật, điều chỉnh những sai sót về cách phát âm cho bạn. Những thông tin, hội thoại mà bạn có thể trao đổi như:

  • Chào hỏi, ăn uống
  • Gia đình và bạn bè
  • Kinh doanh, công việc
  • Du lịch, cuộc sống
  • Văn hóa, nghệ thuật
Phương pháp học tiếng Nhật tốt nhất
Kết bạn giao tiếp cũng là phương pháp học tiếng Nhật tốt nhất bạn nên áp dụng

Với việc làm này sẽ giúp bạn học được cách lắng nghe, nói và hiểu tiếng Nhật mốt cách nhanh chóng. Đây là phương pháp học tập phổ biến được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả cao.

9. Ôn lại bài học thường xuyên

Trước khi đi vào bài học mới, bạn hãy bỏ ra một ít thời gian để xem lại bài cũ đã học. Điều này giúp bạn không bị lãng quên bài học trước và giúp bạn củng cố lại phần kiến thức đã được học.

10. Sử dụng từ điển, kim từ điển Việt – Nhật, Nhật – Việt

Việc sử dụng từ điển, kim từ điển Việt – Nhật, Nhật – Việt giúp bạn có thể ghi nhớ từ mọi lúc mọi nơi và giúp cho việc học trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.

Từ điển Nhật - Việt, Việt - Nhật
Từ điển Nhật – Việt, Việt – Nhật

Trên đây là bài viết các phương pháp học tiếng Nhật tốt nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Thông qua những chia sẻ này phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

[Giải Đáp] Thi chứng chỉ tiếng Nhật ở đâu Việt Nam?

0

Nhiều bạn vẫn còn thắc mắc thi chứng chỉ tiếng ở đâu Việt Nam. Những ai học tiếng Nhật đều mong muốn có một tấm bằng ngoại ngữ để tiện cho việc đi làm. Nhằm giúp bạn đọc tìm được địa điểm gần nhất chúng tôi đã liệt kê ra những địa chỉ tổ chức thi JLPT cho bạn tham khảo.

Chứng chỉ JLPT là gì?

Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ (日本語能力試験), tiếng Anh là Japanese Language Proficiency Test (JLPT). Đây là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật uy tín nhất hiện nay trên thế giới. JLPT được tổ chức bởi Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản (国際交流基金) – Japan Foundation và Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (日本国際教育協会) – Japan Educational Exchanges and Services (JEES) từ năm 1984. Mặc dù kỳ thi đã trải qua nhiều thay đổi, nhưng giờ chúng ta chỉ nói đến những thông tin mới nhất và được áp dụng ở thời diểm hiện tại thôi nhé. Chứng chỉ JLPT được công nhận tại các trường học, doanh nghiệp, tổ chức,…

Chứng chỉ JLPT là gì
Chứng chỉ JLPT là gì?

Đối tượng tham gia

Đối tượng được tham gia thi JLPT dành cho những ai không có tiếng mẹ đẻ là tiếng Nhật đều được phép tham gia kì thi Năng lực Nhật ngữ.

Các cấp độ của kỳ thi

Hiện nay, kỳ thi JLPT được chia thành 5 cấp độ chứng chỉ, từ thấp đến cao là N5, N4, N3, N2, N1 tương ứng với khả năng ngôn ngữ mà người thi đỗ. Trong đó, yêu cầu các cấp độ của kỳ thi lấy chứng chỉ JLPT như sau:

Trình độ tiếng Nhật Tiêu chí
N5 Tổng: 80 điểm trở lên (tối đa: 180 điểm)

Kiến thức (chữ, từ vựng, ngữ pháp) và Đọc hiểu: trên 38 điểm (tối đa: 120 điểm)

Nghe hiểu: Trên 19 điểm (tối đa: 60 điểm)

N4 Tổng: 95 điểm trở lên (tối đa: 180 điểm)

Kiến thức ngôn ngữ (chữ, từ vựng, ngữ pháp) và Đọc hiểu: trên 38 điểm (tối đa: 120 điểm)

Nghe hiểu: Trên 19 điểm (tối đa: 60 điểm)

N3 Tổng: 90 điểm trở lên (tối đa: 180 điểm)

Kiến thức ngôn ngữ (chữ, từ vựng, ngữ pháp): trên 19 điểm (tối đa: 60 điểm)

Đọc hiểu: Trên 19 điểm (tối đa: 60 điểm)

Nghe: Trên 19 điểm (tối đa: 60 điểm)

N2 Tổng: 95 điểm trở lên (tối đa: 180 điểm)

Kiến thức ngôn ngữ (chữ, từ vựng, ngữ pháp): trên 19 điểm (tối đa: 60 điểm)

Đọc hiểu: Trên 19 điểm (tối đa: 60 điểm)

Nghe: Trên 19 điểm (tối đa: 60 điểm)

N1 Tổng: 100 điểm trở lên (tối đa: 180 điểm)

Kiến thức ngôn ngữ (chữ, từ vựng, ngữ pháp): trên 19 điểm (tối đa: 60 điểm)

Đọc hiểu: Trên 19 điểm (tối đa: 60 điểm)

Nghe: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

Thi chứng chỉ tiếng Nhật ở đâu Việt Nam?

1. Hà Nội

  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà nội (số 1, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy).
  • Đại học Hà Nội (Nguyễn Trãi, Văn Quán, Hà Đông)

2. Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1)

3. Đà Nẵng

Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng (131 Lương Nhữ Hộc, Cẩm Lệ)

4. Huế

Đại học Ngoại ngữ Huế (57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, Tp. Huế)

Trên đây là bài viết thi chứng chỉ tiếng Nhật ở đâu mà chúng tôi đã giải đáp cho độc giả. Hy vọng với thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm địa điểm thi tiếng Nhật phù hợp.

Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji đúng nét

0

Nhiều bạn đang tìm cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji đúng nét để việc học tiếng Nhật trở nên nhanh và thuận tiện hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách viết bảng chữ cái Kanji chuẩn nét, nhanh thuộc để việc học dễ dàng hơn nhé!

Khái quát lịch sử hình thành bảng chữ cái Kanji

Bảng chữ cái Kanji nằm trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật được hình thành vào thế kỷ thứ 5 và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hệ thống chữ Kanji được du nhập vào Nhật Bản và được biến đổi thành chữ Kanji như bây giờ.

Khi mới du nhập vào Nhật Bản, chữ Hán nhận được sự đón nhận của người học. Đặc biệt là các nhà sư và sau đó nó được sử dụng rộng rãi.

Bảng chữ cái Kanji
Bảng chữ cái Kanji được hình thành vào thế kỷ thứ 5

Khi hệ thống chữ viết tiếng Nhật được nâng cao và mở rộng, chữ Kanji được dùng để viết một số thành phần trong câu, chẳng hạn như danh từ, tính từ và động từ. Còn chữ Hiragana được dùng để viết đuôi cho các động từ, từ chỉ có ở tiếng Nhật và từ khó đọc hay nhớ bằng chữ Kanji.

Hiện nay, hệ thống bảng chữ cái Kanji được sử dụng rộng rãi hơn. Và cũng là bảng chữ cái phổ biến nhất hiện nay.

Tổng quan về chữ Hán (Kanji)

Phần bộ

Phần Bộ thường được viết phía bên trái giống như bộ Nhân đứng イ trong chữ trú 住, hoặc ở phía bên phải như bộ Dao刂 trong chữ phẫu 剖 (dùng để giải phẫu). Hay phía trên như bộ Thảo 艹 ở trong chữ 薬 dược (do những cây thuốc ngày xưa được làm từ cây cỏ), phía dưới bộ Tâm 心 ở trong chữ 感 cảm (cảm nhận con tim).

Phần chỉ âm

Kế phần bộ là phần âm chữ. Cách đọc của phần âm trong Kanji dựa theo căn cứ vào phát âm chuẩn đọc của người Hoa. Khi chuyển sang âm Việt thì cách đọc nay có chút thay đổi và không còn được chuẩn xác nữa. Vì vậy, cần có một số quy tắc nhận biết cách đọc trong một vài trường hợp.

Cách nhớ mặt chữ Kanji

Ngoài phương pháp nhớ chữ Hán bằng cách tách từng chữ thành nhiều bộ phận rồi ghi nhớ từng phần, đánh vần ghép lại. Chúng ta còn có thể ghi nhớ nhanh mặt chữ Kanji bằng cách:

  • Luyện tập thường xuyên, xem đi xem lại một chữ từ 4-5 lần trong một ngày, ghi nhớ nét viết từng chữ. Đồng thời phân biệt các chữ có nét giống nhau.
  • Học chữ Kanji liên tưởng đến hình ảnh, bởi vì mỗi chữ Hán sẽ hình tượng như mô phỏng một sự vật, đồ vật, con vật trong cuộc sống. Bằng việc liên tưởng đến hình ảnh sẽ giúp bạn ghi nhớ được lâu và nhanh chóng hơn dù đó là chữ nhiều nét viết.

Cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji

Cách viết chữ Kanji
Cách viết chữ Kanji

Chữ Hán (chữ Kanji) được viết theo thứ tự: trái trước, phải sau, phía trên trước, ở dưới sau, ngang trước, sổ sau.

Để học tốt bảng chữ cái Kanji, chúng ta cần kết hợp 3 phương pháp sau: luyện viết chữ, liên tưởng mặt chữ và luyện đọc. Nhưng bản chất của chữ Kanji là có nhiều nét vẽ, có thể giai đoạn đầu bạn mới học, bạn sẽ cảm nhận thật khó khăn muôn trùng và cảm thấy chán nản. Nhưng nếu tập tính kiên trì, ôn luyện thường xuyên và lặp đi lặp lại thường xuyên. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể tăng tốc và rút ngắn thời gian học chữ Hán hơn.

Trên đây là bài viết cách viết bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji chuẩn nét mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hãy học thật chăm chỉ để chinh phục Kanji, chinh phục tiếng Nhật bạn nhé.

Cách chia thể khả năng trong tiếng Nhật đúng nhất

0

Nhiều bạn vẫn đang loay hoay tìm cách chia thể khả năng trong tiếng Nhật sao cho đúng với ngữ pháp và ngữ cảnh trong câu. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chia thể khả năng trong tiếng Nhật sao cho chuẩn nhất nhé!

Động từ nhóm I: Hàng “い”→”え”

Động từ nhóm I
Động từ nhóm I

Động từ nhóm I là các động từ có vần [i] đứng trước ます. Để chuyển sang động từ thể khả năng thì chỉ cần chuyển [i] thành [e].

  • およぎます→ およげます
  • よみます→ よめます
  • 持ちます→ もてます
  • あいます→ あえます
  • かきます→ かけます

Động từ nhóm II: Động từ bỏ ます→V+られます

Động từ nhóm II
Động từ nhóm II
  • かります→ かりられます
  • みます→ みられます
  • たべます→ たべられます
  • おぼえます→ おぼえます

Động từ nhóm III: Động từ bất quy tắc

Động từ nhóm III
Động từ nhóm III
  • きます→ こられます
  • します→ できます

Chú ý: Toàn bộ động từ sau khi chuyển sang thể khả năng trong tiếng Nhật đều trở thành động từ nhóm 2.

Ý nghĩa: Thể hiện năng lực, khả năng làm việc gì đó (các động từ khi đổi sang thể khả năng sẽ mất đi nghĩa gốc của nó, thay vào đó là từ “có thể”)

Cách sử dụng: Cũng tương tụ như cách dùng của Vることができます. Trong câu, trợ từ [を] được chuyển thành [が], còn các trợ từ khác vẫn giữ nguyên.

Ví dụ minh họa: 日本語が話せます。: Tôi có thể nói tiếng Nhật.

Cấu trúc

  • Thể khẳng định: S は N が V khả năng ます
  • Thể phủ định: S は Nが V khả năng ません
  • Thể nghi vấn: Sは  Nが V khả năng+か

→ はい、Vkhả năng ます

→ いいえ、Vkhả năng ません

Cấu trúc câu
Cấu trúc các dạng trong câu

Ví dụ minh họa:

Khẳng định: わたしは漢字が読めます (tôi có thể đọc được chữ Hán)

Phủ định: わたしは漢字が読めません (tôi không thể đọc được chữ Hán)

Nghi vấn: あなたは漢字が読めますか?(bạn có đọc được chữ Hán không?)

→はい、読めます (có, tôi đọc được chữ Hán)

→いいえ、読めません (không, tôi không đọc được chữ Hán)

Ngữ pháp 1: S1 は Vkhả năng ますが、S2 は Vkhả năngません : Có thể làm được cái này nhưng cái kia thì không, thể hiện sự trái ngược.

Ví dụ minh họa:

  1. ベトナム料理は作れますが、日本料理が作れません。: Tôi có thể nấu được món ăn Việt Nam nhưng không thể nấu được món ăn Nhật.
  2. 英語は話せますが、日本語は話せません。: Tiếng Anh thì tôi có thể nói được nhưng tiếng Nhật thì không.

Ngữ pháp 2: Phân biệt 見えます#見られます

          聞こえます#聞けます

Đều mang ý nghĩa khả có thể nhìn, nghe được. Tuy nhiên:

見えます và 聞こえます chỉ khả năng nghe, nhìn một sự vật, hiện tượng nào đó mà bất cứ ai cũng có thể nghe, thấy được.

見られます và 聞けますchỉ khả năng nhìn, nghe của bản thân mình

Nが聞こえます

Nが見えます

Ví dụ minh họa:

  1. かどから山が見えます: Từ cửa sổ nhìn ra có thể thấy ngọn núi
  2. ここから波(なみ)の音(おと)が 聞(き)こえます。: Từ đây bạn có thể nghe được tiếng sóng biển

Ngữ pháp 3: Nが/に できます・できました。: Thể hiện sự hoàn thành, sắp hoàn thiện, trở thành,…

Ví dụ minh họa:

  1. ともだちができました。: Kết bạn
  2. 料理ができました。: Món ăn đã được nấu chính
  3. 大阪 (おおさか) に 新 (あたら) しい 空港 (くうこう) が できました。: Ở Osaka có một sân bay mới đã được thi công hoàn thành.

Trên đây là bài viết cách chia thể khả năng trong tiếng Nhật mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hi vọng với những chia sẻ này phần nào giúp bạn hiểu và biết được cách chia thể khả năng đúng nhất.

10 bí quyết dạy con của người Nhật cực hay cho các ba mẹ

0

Nuôi dạy con từ lúc nhỏ là điều mà các bậc phụ huynh tại Nhật đặc biệt quan tâm. Bí quyết dạy con của người Nhật là hướng đến cho con mình tự lập sớm, lễ phép và thông minh. Hãy cùng nhau tìm hiểu nghệ thuật dạy con của người Nhật Bản để tham khảo và áp dụng ngay nhé!

Nghệ thuật dạy con của người Nhật Bản cực hay

Những ai tiếp xúc với người Nhật nhiều đều biết họ có tính kỷ luật cao. Để tạo nên truyền thống có tính kỷ luật cao, người Nhật nói chung và nền giáo dục Nhật nói riêng đặc biệt chú ý đến cách dạy trẻ ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức.

Bí quyết dạy con của người Nhật hướng đến việc rèn luyện tính tự lập, nền giáo dục của người Nhật phối hợp với gia đình làm tốt điều này và đem đến hiệu quả cao.

1. Học cách biết ơn

Học cách biết ơn
Học cách biết ơn những người sinh ra mình, giúp đỡ mình

Bí quyết dạy con của người Nhật là học cách biết ơn. Ba mẹ chính là người cho con cái cuộc sống của họ. Do đó, trước tiên họ phải học cách cảm ơn đấng sinh thành của mình, hiểu những khó khăn mà ba mẹ đã trải qua và trả lại cho ba mẹ mình bằng tình yêu thương. Cảm ơn ba mẹ đã nuôi dạy và giáo dục minh. Phụ huynh Nhật cũng dạy con bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ mình.

2. Cha mẹ là tấm gương điển hình

Nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ liên quan đến các bà mẹ người Nhật và người Châu Âu. Đề bài được đặt ra là hãy xây dụng một kim tự tháp.

Bố mẹ là tấm gương phản chiếu
Bố mẹ là tấm gương phản chiếu

Các bà mẹ Nhật tự mình xây kim tự tháp sau đó đưa cho con mình xem và làm lại. Nếu thành công thì quá tuyệt, nếu thất bại thì sẽ được các bà mẹ động viên lắp ráp lại từ đầu.

Đối với các bè mẹ châu Âu, họ sẽ giải thích cách lắp ráp kim tự tháp sau đó gợi ý cho con mình hoàn thành kim tự tháp.

3. Gia đình là mái ấm quan trọng nhất

Người Nhật vẫn luôn nghĩ rằng trẻ con không nên gửi đến trường Mẫu giáo trước khi chúng tròn 3 tuổi. Vả lại, bố mẹ không nhờ ông bà hoặc thuê người trông trẻ mà tự mình chăm sóc con.

Gia đình là mái ấm quan trọng nhất
Gia đình là mái ấm quan trọng nhất

Nhưng, trẻ vẫn được dành nhiều thời gian ở với ông bà cùng những người thân khác trong gia đình. Do vậy chúng ta thường thấy mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rất khăng khít. Mọi người vân luôn hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau. Đây cũng là nghệ thuật dạy con của người Nhật Bản đáng để chúng ta học hỏi.

4. Học cách rèn luyện nhân cách cho con

Theo quan niệm của người Nhật, con họ không cần phải quá thông minh như thần đồng. Nếu một đứa trẻ sinh ra đã “ấn định” thông minh sẵn là điều tốt nhưng không phải là yếu tố quyết định. Điều quan trọng là rèn luyện con mình có nhân cách thật tốt. Người Nhật thường không bắt con cái phải nghe rắp rắp lời ba mẹ mà để cho con mình có thể sáng tạo, tự mình tìm tòi trong quá trình học và chơi.

5. Luôn nghĩ cho người khác

Tất cả các bậc phụ huynh tại Nhật đều dạy con mình ngay từ khi còn non dại, bắt đầu có ý thức rằng không nên làm phiền người khác, luôn giữ thái độ hòa nhã, hành động có chừng mực. Điều này thể hiện rõ ở những nơi công cộng, không được làm ồn hay gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

6. Không nói về những đứa con của mình

Nếu ở Mỹ các bà mẹ cởi mở trong việc chia sẻ về con cái, thì phụ nữ ở Nhật có xu hướng giữ sự riêng tư cá nhân, chỉ chia sẻ cho ai thân thiết hoặc thân cận. Những gì họ quan tâm là con của mình đang chơi trong đội bóng đá nào, tham gia câu lạc bộ nào, có hòa đồng với mọi người xung quanh hay không.

Họ chẳng bao giờ khoe mẽ về con mình. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc áp lực việc học, tài năng của con mình là không có. Nhưng điều này không có nghĩa là áp lực việc học, tài năng của con cái là không có. Việc nuôi dạy con cái ở Nhật rất cạnh tranh để có thể vào được các trường hàng đầu.

7. Không nói dối

Nói dối được xem là phẩm chất rất tồi tệ mà bất kỳ bố mẹ nào cũng không muốn con mình mắc phải dù là nhỏ nhất. Do đó, khi còn nhỏ, bố mẹ có thể kể cho con mình nghe những câu chuyện ngụ ngôn về nói dối, điển hình như “Pinocchio”. Điều này giúp trẻ thấm nhuần những tệ nạn dối trá và quyết tâm sửa sai khi phạm phải lỗi lầm, thậm chí trừng phạt nếu tái phạm. Đây cũng là cách dạy con của người Nhật hay mà bố mẹ có thể áp dụng.

Không nói dối
Không nói dối

8. Trân quý thức ăn

Người Nhật thường có thói quen nắm tay nhau trước khi ăn, đũa kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ. Sau đó, khẽ cúi đầu và nói: い た だ き (tôi đang di chuyển) để gửi lời cảm ơn về nguyên liệu và người nấu. Người Nhật thường chọn cách thể hiện trực tiếp. Điều này sẽ dạy cho trẻ em biết cách quý trọng thức ăn và không làm lãng phí đồ ăn.

Biết trân quý thức ăn
Biết trân quý thức ăn

9. Quan tâm đến cảm xúc trẻ nhỏ

Nhằm giúp con trẻ hòa nhập tốt với xã hội, biết cách nhìn thấy và tôn trọng những cảm xúc hoặc sở thích khác nhau. Các bậc phụ huynh Nhật luôn tôn trọng cảm xúc con cái, không ép buộc hay bắt con làm những thứ không thích. Họ muốn con hiểu được cảm xúc của người khác, hay những thứ vô tri khác.

Ví dụ, nếu một đứa trẻ đang phá chiếc xe ô tô, thay vì nạt con thì các bà mẹ Nhật sẽ nói “chiếc xe tội nghiệp, nó sẽ khóc mất”. Trong khi đó, những bà mẹ ở châu Âu có thể sẽ quở trách “Con yêu. Dừng lại ngay. Hư quá”.

10. Đề cao những chuyến đi gia đình

Đề cai những chuyến đi gia đình cũng nằm trong khuôn khổ nghệ thuật dạy con của người Nhật Bản, thường là các hoạt động có đầy đủ thành viên trong gia đình cùng tham gia. Những chuyến dã ngoại vào cuối tuần như ngắm hoa anh đào vào mùa xuân, đi dạo và vui chơi tại công viên. Nơi có không gian để cho trẻ có thể tự mình hòa mình vào thiên nhiên, tự do nô đùa, chạy nhảy khắp nhau.

Đề cao những chuyến đi gia đình
Đề cao những chuyến đi gia đình

Trên đây là bài viết Bí quyết dạy con của người Nhật hay, thực tế mà bạn có thể tham khảo. Với những chia sẻ này phần nào giúp bạn có thêm nhiều phương pháp nuôi dạy trẻ từ lúc con non dại để trẻ được phát triển toàn diện.

[PDF] Sách Minna No Nihongo 2 luyện thi N4

Bạn đang tìm sách Minna no Nihongo N4 để học và luyện thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) nhưng không biết tải sách ở đâu. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc cuốn Minna No Nihongo 2 luyện thi N4 PDF để tải về học tập nhé!

Giới thiệu về giáo trình tiếng Nhật Minna no Nihongo N4

Minna no Nihongo là cuốn giáo trình được sử dụng nhiều nhất tại các trường học và trung tâm dạy tiếng Nhật tại Việt Nam. Giáo trình bày gồm có các bộ sách từ Sơ cấp đến Trung cấp, được biên soạn theo chuẩn giáo trình đào tạo tiếng Nhật chuẩn quốc tế.

Minna no Nihongo (みんなの日本語) gồm hai tập sách được viết hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Đối với những ai mới bắt đầu học tiếng Nhật thì thực sự là khá khó khăn. Do được dùng làm giáo trình chính thức để giảng dạy, nên các bài học trong sách được hướng dẫn và giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt có độ am hiểu kiến thức sâu rộng. Chỉ cần làm quen bài đầu tiên thật kỹ là bạn có thể hiểu được kiến thức sơ khai và học theo một cách dễ dàng rồi.

Sách Minna No Nihongo 2 luyện thi N4
Sách Minna No Nihongo 2 luyện thi N4

Sách Minna no Nihongo sơ cấp cung cấp gần 2200 từ vựng, trong đó có nhiều từ vựng rất hữu hiệu trong đời sống thường nhật. Đối với phần ngữ pháp, giáo trình đề cập đến nhiều mẫu ngữ pháp sử dụng trong đời sống hằng ngày, đồng thời giới thiệu cách dùng nâng cao của chính những mẫu ngữ pháp đó.

Về phần bài tập, thông thường trong sách giáo trình chỉ mang tính chất ôn tập, để người học có thể hiểu và ứng dụng kiến thức đã được học vào làm bài. Dễ thấy, ở các bài học thường gặp 1 dạng lặp đi lặp lại nhiều lần vì nhiều bài tập sử dụng những biến thể ngữ pháp hiếm gặp hơn.

Link download sách Minna No Nihongo 2 luyện thi N4

https://drive.google.com/file/d/16C2uBrcjqJ2rCQMtJMeFWM7WM-Kbq2KV/
Mã giải nén: https://docs.google.com/document/d/1Z3rzykWDAS__ccn-T-WS23kWVjW0DqQT3t89GcfN7Fk/edit
Trên đây là bài viết giới thiệu và download sách Minna No Nihongo 2 luyện thi N4 mà chúng tôi muốn gửi đến với bạn đọc. Chúc bạn đạt được kết quả như mong muốn.

Từ vựng Bài 50 Minna no Nihongo

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau từ vựng Minna no Nihongo bài 50 khép lại chặng đường cuốn II của giáo trình Minna. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!

Tổng hợp từ vựng Minna no Nihongo Bài 50

STT Từ vựng Kanji Nghĩa
1 まいります 参ります Đi, đến (dạng khiêm tốn của きます、いきます)
2 おります Có (dạng khiêm tốn của います)
3 いただきます Ăn, uống, nhận (dạng khiêm tốn của たべます)
4 もうします 申します nói (dạng khiêm tốn của いいます)
5 いたします Làm (dạng khiêm tốn của します)
6 はいけんします 拝見します Xem (dạng khiêm tốn của もます)
7 ぞんじます 存じます Biết (dạng khiêm tốn của しります)
8 うかがいます 伺います Hỏi, nghe, hỏi thăm (thể khiêm tốn của ききますいきます)
9 おめにかかります  お目にかかります Gặp (dạng khiêm tốn của あいます)
10 ございます Có (dạng lịch sự của あります)
11 ~でございます Là (dạng lịch sự của ~ です)
12 わたくし Tôi (dạng khiêm tốn của わたし)
13 ガイド Hướng dẫn viên
14 おたく お宅 Nhà (của người khác)
15 こうがい 郊外 Ngoại ô
16 アルバム Album, tập ảnh
17 さらいしゅう 再来週 Tuần tới nữa
18 さらいげつ 再来月 Tháng tới nữa
19 さらいねん 再来年 Năm tới nữa
20 はんとし 半年 Nửa năm
21 さいしょに 最初に Trước hết
22 さいごに 最後に Cuối cùng
23 ただいま ただ今 Tôi đã về !
24 きんちょうします 緊張します Căng thẳng
25 ほうそうします 放送します Phát hình, phát thanh
26 とります 撮ります Thâu (băng hình)
27 しょうきん 賞金 Tiền thưởng
28 しぜん 自然 Thiên nhiên
28 きりん Hươu cao cổ
30 ぞう Con voi
31 ころ Lần, ngày
32 かないます (giấc mơ) trở thành hiện thực, linh ứng
33 ひとことよろしいでしょうか Cho tôi nói một lời
34 きょうりょくします 協力します Hiệp lực, cộng tác
35 こころから 心から Từ đáy lòng, thật lòng
36 かんしゃします 感謝します Cảm tạ, biết ơn
37 はいけい 拝啓 Thưa ~ (được viết từ đầu thư)
38 うつくしい 美しい Đẹp
39 おげんきでいらっしゃいますか? Anh/chị có khỏe không ạ?(cách nói tôn kính của おげんきですか。)
40 めいわくをかけます 迷惑をかけます Làm phiền
41 いかします 生かします Vận dụng, ứng dụng
42 [お]しろ [お] 城 Thành trì
43 けいぐ 敬具 Kính thư (viết cuối thư)
44 ミュンヘン Munchen (thành phố lớn của nước Đức)

Trên đây là tổng hợp các từ vựng Minna no Nihongo bài 50 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Đây cũng là bài cuối cùng trong giáo trình tiếng Nhật sơ cấp. Chúc bạn đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Từ vựng Bài 49 Minna no Nihongo

Trong phần từ vựng Minna no Nihongo bài 49 bạn sẽ được học nhiều chủ đề khác nhau. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhanh những từ vựng này nhé!

Danh sách các từ vựng Minna no Nihongo Bài 49

STT Từ vựng Kanji Nghĩa
1 つとめます [かいしゃに~] 勤めます「会社に~」 Làm việc (công ty ~)
2 やすみます 休みます Nghỉ ngơi
3 かけます 掛けます Ngồi xuống (ghế)
4 すごします 過ごします Trải qua (thời gian)
5 よります [ぎんこうに~] 寄ります「銀行に~」 Ghé vào (ngân hàng )
6 いらっしゃいます Kính ngữ của います、いきます、きます
7 めしあがります 召し上がります Ăn, uống (kính ngữ)
8 おっしゃいます Nói (kính ngữ)
9 なさいます Làm (kính ngữ)
10 ごらんになります ご覧になります Xem (kính ngữ)
11 あいさつ Lời chào hỏi (~ をします: chào hỏi)
12 はいざら 灰皿 Gạt tàn thuốc
13 りょかん 旅館 Nhà trọ, nhà nghỉ
14 かいじょう 会場 Hội trường
15 バスてい Trạm dừng xe bus
16 ぼうえき 貿易 Mậu dịch, thương mại
17 ~さま ~様 Ngài ~ (dạng tôn kính của ~ さん)
18 かえりに 帰りに Trên đường về, ở lượt về
19 たまに Thi thoảng, đôi khi
20 ちっとも Một chút cũng không (dùng với thể phủ định)
21 えんりょなく 遠慮なく Xin đừng ngại ngùng
22 ~ねん~(1ねん3くみ) ~年~(1年3組) Tên lớp (ví dụ như lớp 1­3)
23 では Vậy thì (dạng lịch sự của じゃ)
24 たします(ねつを~) 出します(熱を~) Phát sốt
25 よろしくおつたえください  よろしくお伝えください Cho tôi gửi lời hỏi thăm
26 しつれいいたします  失礼いたします Xin chào (dạng khiêm tốn của しつれいします)
27 こうし 講師 Giảng viên, báo cáo viên
28 おおくの~ 多くの~ Nhiều ~
28 さくひん 作品 Tác phẩm
30 じゅしょうします 受賞します Được giải thưởng
31 せかいてきに 世界的に Toàn cầu, mang tính chất thế giới
32 さっか 作家 Tác giả
33 ~でございます。 Là (dạng tôn kính của です)
34 ちょうなん 長男 Trưởng nam
35 しょうがい  障害 Khiếm khuyết, yếu điểm
36 おもちです お持ちです Có (cách nói tôn kính của もっています)
37 さっきょく 作曲 Viết (sáng tác) nhạc, viết lời bài hát
38 かつどう 活動 Hoạt động
39 それでは Thế thì ( chỉ sự bắt đầu hay kết thúc )
40 とうきょうだいがく  東京大学 Đại học Tokyo
41 ノーベルぶんがくしょう ノーベル文学賞 Giải Nobel văn học

Trên đây là tổng hợp các từ vựng Minna no Nihongo bài 49 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hãy nhanh chóng học thuộc những từ vựng trên để bắt tay vào luyện tập giao tiếp nhé.

Từ vựng Bài 48 Minna no Nihongo

Nếu bạn muốn thành thạo ngoại ngữ thì bạn cần phải học hỏi thường xuyên, trau dồi và bổ sung thêm vốn từ vựng cho mình. Hãy cùng chúng tôi khám phá kho từ vựng Minna no Nihongo bài 48 ngay nhé!

Danh sách từ vựng Minna no Nihongo Bài 48

STT Từ vựng Kanji Nghĩa
1 おろします 降ろします、下ろします Hạ xuống, cho xuống
2 とどけます 届けます Gửi đến, chuyển đến
3 せわをします 世話をします Chăm sóc
4 いや[な] Không thích, ngán ngẫm
5 きびしい 厳しい Nghiêm khắc, nghiêm ngặt
6 じゅく  塾 Cơ sở học thêm
7 スケジュール Thời khóa biểu, lịch trình
8 せいと  生徒 Học trò
9 もの Người (khi đề cập tới người thân hay cấp dưới )
10 にゅうかん 入館 Sở nhập cảnh
11 さいにゅうこくビザ 再入国ビザ Visa tái nhập cảnh
12 じゆうに 自由に Một cách tự do
13 ~かん ~間 Trong ~ (nói về thời lượng)
14 いいことですね。 Hay nhỉ/ được đó chứ
15 おいそがしいですか。 お忙しいですか Anh/chị đang bận phải không?
16 ひさしぶり 久しぶり Sau một khoảng thời gian dài
17 えいぎょう 営業 Kinh doanh
18 それまでに Đến trước lúc đó
19 かまいません Không sao, được rồi, không có gì đâu
20 たのしみます 楽しみます Vui thích
21 もともと Vốn dĩ
22 ーせいき ー世紀 Thế kỷ thứ ­ー
23 かわりをします 代わりをします Thay thế
24 スピード Tốc độ
25 きょうそうします 競走します Chạy đua
26 サーカス Xiếc
27 げい Trò diễn, tiết mục, tài năng
28 うつくしい 美しい Đẹp
28 すがた 姿 Tư thế, dáng hình
30 こころ Trái tim, tâm hồn
31 とらえます Giành được
32 ~にとって Đối với ~

Trên đây là tổng hợp các từ vựng Minna no Nihongo bài 48 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Đừng quên luyện tập từ vựng mỗi ngày để đạt được kết quả cao nhất nhé!