Tổng hợp các kiến thức về Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ

0
269
Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ
Các kiến thức về Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ

Nếu bạn học tiếng Nhật được một thời gian rồi mà chưa biết cách sử dụng về tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ sao cho đúng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về cách dùng của tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ nhé.

Kính ngữ là gì? Những trường hợp cần sử dụng kính ngữ

Kính ngữ là loại ngữ pháp phổ biến trong tiếng Nhật, giúp thể hiện sự kính trọng hay thể hiện sự tôn trọng dành cho vị trí hay cấp bậc khi đề cập đến người nào đó.

Tương tự với tiếng Việt, cách nói chuyện trong tiếng Nhật sẽ khác nhau tùy vào từng đối tượng giao tiếp. Khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc cấp trên sẽ có kính ngữ.

  • Đối với tình huống thể hiện sự trang trọng, lịch sự ở mức cao nhất, bạn có thể nói: よろしくお願いいたします。 hoặc どうぞよろしくお願いいたします。 どうぞよろしくお願い申(も)し上(あ)げます。
  • Đối với bạn bè thân thiết, bạn có thể nói: よろしく!hoặc よろしくね!(Rất hân hạnh được gặp bạn/Tôi mong rằng chúng ta sẽ có mối quan hệ tốt).
  • Đối với người mới gặp, chưa thân thiết, bạn có thể nói: よろしくお願(ねが)いします hoặc どうぞよろしくお願いします.

Với các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy cách dùng từ khác nhau sẽ thể hiện được mối quan hệ khác nhau giữa người nói và người nghe. Người Nhật đặc biệt chú trọng đến việc giao tiếp và ăn nói đúng mực. Do đó, sử dụng kính ngữ khi cần thiết được xem là điều không thể thiếu khi học tiếng Nhật.

kính ngữ trong tiếng nhật
Trong kính ngữ tiếng Nhật có ba mức độ lịch sự khác nhau

3 mức độ lịch sự khác nhau trong kính ngữ tiếng Nhật

Mức độ 1: Thân thiết

Nếu ha người thân thiết với nhau, chúng ta sẽ dùng thể ngắn. Thể thức này được áp dụng trong các mối quan hệ như sau:

  • Người trên nói với người dưới (Giám đốc nói với nhân viên, thầy cô nói với học sinh,…).
  • Sử dụng trong gia đình (Ba mẹ nói với con cái, anh chị em trò chuyện với nhau).
  • Đồng nghiệp cùng công ty hoặc bạn bè giao tiếp với nhau.

Mức độ 2: Lịch sự vừa phải

Đối với mức độ này chúng ta sẽ dùng thể ~masu (丁寧語 – Teineigo) trong các mối quan hệ sau:

  • Sử dụng với người có chút quen biết. Nhưng quan hệ ở mức bình thường, không quá thân thiết, địa vị ngang bằng nhau (ví dụ: nhân viên tại quán ăn, người đưa thư, người thu ngân siêu thị).
  • Người dưới nói chuyện với người trên, áp dụng trong trường hợp thân thiết (ví dụ: Kouhai – senpai, học sinh với giáo viên).

Mức độ 2: Lịch sự, trang trọng nhất

  • Dùng để nói với nhà phỏng vấn khi đi xin việc.
  • Khi bạn là học sinh và sử dụng nói với giáo viên, hiệu trưởng.
  • Nhân viên sử dụng với khách hàng, với sếp hay đối tác kinh doanh.
  • Khi muốn tỏ thái độ tôn kính với người nghe. Chẳng hạn như với người lớn tuổi hơn, người già,..
  • Trong những trường hợp cần sự trang trọng khác.

Tôn kính ngữ – 尊敬語

Trong các dạng kính ngữ tiếng Nhật, tôn kính ngữ được dùng để nói về hành động hay trạng thái của người trên mình. Chẳng hạn như nói về hành động hay trạng thái của thầy cô giáo hoặc cấp trên thì bạn phải dùng tôn kính ngữ.

Tôn kính ngữ
Tôn kính ngữ

Cách chia động từ về tôn kính ngữ có quy tắc

Cách 1: お + động từ thể ます(bỏ ます) + になります。

Chú ý: Mẫu câu này không áp dụng đối với động từ nhóm 3 và những động từ nhóm 2 chỉ có 1 âm tiết phía trước đuôi 「る」 như 「いる」、「出る(でる)」、「着る(きる)」

Cách 2: Chia động từ về thể bị động~れます/~られます

Đối với phương pháp nay, bạn có thể dùng tất cả động từ không có dạng chia đặc biệt.

  • Nhóm 1: ききます→ きかれます  はなします→ はなされます よみます→ よまれます.
  • Nhóm 2: でます→ でられます  おきます→ おきられます  きます→ きられます.
  • Nhóm 3: します → されます   きます → こられます.

Ví dụ minh họa:

1. 社長は アメリカへ 出張 (しゅっちょう)されました。(Giám đốc đã đi công tác ở Mỹ rồi)

2. 山田先生は さっき でかけられました。(Thầy Yamada vừa ra ngoài)

Cách 3: Yêu cầu, đề nghị lịch sự

Đối với những động từ có dạng kính ngữ đặc biệt thì khi chuyển mẫu câu sang yêu cầu, đề nghị lịch sự. Chúng ta chia theo thể: て + ください cho các động từ kính ngữ đó.

Ví dụ minh họa:

  1. 召し上がってください。Xin mời anh/chị dùng.

2. おっしゃってください。Xin mời anh/chị nói.

Những động từ còn lại:

  • Động từ nhóm 1 & 2: お + động từ thể ます (bỏ ます) + ください。
  • Động từ nhóm 3: Kanji + します”: ご + kanji + ください。

Ví dụ minh họa:

  • ここに お名前を お書き ください。: Xin vui lòng viết tên vào đây.
  • お名前を ご確認 ください。: Xin vui lòng kiểm tra lại tên (確認する: かくにんする: kiểm tra, xác nhận)

Cách 4: Tôn kính ngữ của danh từ, tính từ hay phó từ

Người ta thường thêm tiền tố 「お」hoặc 「ご」vào trước Danh từ, Tính từ hoặc Phó từ để biểu đạt sự tôn trọng.

  • Đối với những từ thuần Nhật, người ta sẽ thêm tiền tố  「お」trước từ đó.

Ví dụ minh họa: お国、お名前、お元気、お忙しい….

  • Đối với những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán sẽ được thêm tiền tố  「ご」.

Ví dụ minh họa: ご家族、ご意見、ご心配…..

Cách chia động từ về tôn kính ngữ dạng đặc biệt

Động từ (V-ます) Tôn kính ngữ (尊敬語)
います行きます来ます いらっしゃいます おいでになります
くれます くださいます
します なさいます
知っています ご存(ぞん)じです
死(し)にます お亡(な)くなりになります
食べます飲みます 召(め)し上(あ)がります
見ます ご覧(らん)になります
言います おっしゃいます

Khiêm nhường ngữ – 謙譲語

Trong khiêm nhường ngữ, Chủ ngữ (chủ thể hành động) là bản thân người nói. Khiêm nhường ngữ thường sử dụng trong trường hợp bày tỏ sự kính trọng đối với người đối diện.

Khiêm nhường ngữ
Khiêm nhường ngữ

Cách chia động từ về khiêm nhường ngữ ở dạng đặc biệt

Động từ (V-ます) Khiêm nhường ngữ (謙譲語)
~ です ~でございます
会います お目(め)にかかります
あげます 差(さ)し上(あ)げます
あります ございます
います おります
言います 申(もう)します 申(もう)し上(あ)げます
行きます 来ます 参(まい)ります 伺(うかが)います
聞きます 伺(うかが)います
します いたします
知っています 存(ぞん)じています 存(ぞん)じしております
知りません 存(ぞん)じません
食べます 飲みます いただきます
尋(たず)ねます 伺(うかが)います お邪魔(じゃま)します
見ます 拝見(はいけん)します
もらいます いただきます

Cách chia động từ về khiêm nhường ngữ theo quy tắc

  • Động từ nhóm I và II: お + V-ます(bỏ ます) + します/いたします
  • Động từ nhóm III (Danh động từ + します): ご + Danh động từ + します/いたします

Ví dụ minh họa:

  1. Tôi xin gửi lịch trình của tuần tới: 来週のスケジュールを お送りします。

2. Tôi xin giải thích về cách sử dụng của cái máy này: この機械(きかい)の使い方を ご説明いたします。

Trên đây là bài viết về tổng hợp tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hi vọng với những kiến thức trên đây phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here