Chiết tự chữ Hán PDF 700 từ cơ bản

0
1337
Chiết tự chữ Hán
Chiết tự chữ Hán

Chiết tự chữ Hán là gì? Làm thế nào để ghi nhớ được hết các chiết tự chữ Hán? Đây là nỗi trăn trở mà nhiều người học Tiếng Trung đang gặp phải. Cũng dễ hiểu thôi, vì cấu tạo chữ Tiếng Trung là chữ tượng hình gồm có nhiều nét nên rất phức tạp. Nếu người học không có phương pháp học hiệu quả, dù có qua bao nhiêu “mùa hoa phượng nở” cũng không thể thuộc hết được. Sau đây tieng-nhat.com xin gửi đến bạn học bài viết “Chiết tự chữ Hán PDF 700 từ cơ bản” để tìm ra cho mình phương pháp học hiệu quả nhé!

Giới thiệu về chiết tự chữ Hán

Chiết tự (Tên Tiếng Anh: To decompose the elements of a Chinese character) là phân tách một chữ Nho ra làm nhiều thành phần nhỏ, rồi giải thích nghĩa toàn phần. Trong chiết tự, từ Chiết có nghĩa là “bẻ gãy” từ Tự có nghĩa là “chữ, chữ được phân tích ra”.

Chiết tự được hình thành trên cơ sở nhận thức về tượng hình trong chữ Hán, cách ghép các bộ thủ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên một phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán đơn thuần mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử thách trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.

Ví dụ thứ nhất: Chiết tự chữ 好 /Hǎo/: Hay, ngon, tốt, đẹp….

Chữ 好 gồm có: Bộ Nữ 女 nói về con gái, phụ nữ và bộ Tử 子 nói về người con, con trai.

Người phụ nữ sinh được đứa con là điều hết sức tốt đẹp, nên chữ này mang nhiều nghĩa hay và tốt đẹp như hay, ngon, đẹp, tốt….

Ví dụ thứ 2: Chiết tự chữ 大 /dà/: To, lớn

Chữ 大 gồm có bộ Nhân 人 nghĩa là người và bộ Nhất 一. Khi đứng trước biển cả to lớn mênh mông, mọi người thường dang rộng hai tay ra.

Chữ 大 giống hình ảnh một người đang đứng thẳng dang rộng tay ra nghĩa là to, lớn.

Chiết tự trong chữ Hán
Chiết tự trong chữ Hán

Phương pháp học nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự từ

Học chiết tự thông qua thơ

Thơ ca luôn là thứ dễ ngấm vào người nhất, hay nói cách khác là thứ khiến ta dễ thuộc và nhớ rất lâu. Do đó, khi nhớ chữ Hán thông qua chiết tự, thì người ta thường để chiết tự đi cùng với những vần thơ dễ nhớ, dễ thuộc bằng cách mô tả lại thành phần trong chữ Hán.

Nhờ vậy, rất nhiều câu thơ hay đã được ra đời và trở nên kinh điển đối với những người học Tiếng Trung. Hãy cùng tieng-nhat.com tìm hiểu một số câu thơ dưới đây:

Ví dụ 1: Chiết tự chữ 德 Dé (chữ Đức)

Bộ 彳 Xích, hay còn gọi là bộ chim chích
Bộ thập 十:số 10
Bộ tứ 四:số 4
Bộ nhất 一:số 1
Bộ tâm nằm 心:Tim, lòng

Chúng ta có thể nhớ chữ 德 /Dé/ (chữ Đức) qua vần thơ:

Chim chích mà đậu cành tre (彳)
Thập trên Tứ dưới, Nhất đè chữ Tâm

Ví dụ 2: Chữ Hiếu 孝

Đất thì là đất bùn ao,
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.
Con ai mà đứng ở đây,
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.

Chữ Hiếu (孝) nghĩa là hiếu thảo. Câu thơ “Đất thì là đất bùn ao” để chỉ trong chữ Hiếu 孝 có bộ Thổ 土 liên quan tới đất bùn.

Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay: Ý chỉ nét phẩy nghiêng được viết bên cạnh bộ Thổ. Câu thơ “Con ai mà đứng ở đây” chỉ bộ Tử 子 được viết ở phía dưới bộ Thổ 土, bộ Tử 子 có ý nghĩa chỉ đứa bé, đứa trẻ, bộ Tử 子 được viết sát với nét phẩy được ví như cây sào, nên mới có câu thơ “Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào”.

Chiết tự chữ Hiếu
Chiết tự chữ Hiếu

Ví dụ 3: Chữ Mỹ 美

Con dê ăn cỏ đầu non,
Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi.

Chữ Mỹ (美) có nghĩa là đẹp, bao gồm bộ Dương (羊) chỉ con dê và chữ Đại (大) phía dưới. Để chữ viết được gọn, bộ 羊 Dương, mất phần đuôi phía dưới, nên mới có câu thơ “Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi” dùng để miêu tả chữ này.

Ví dụ 4: Chữ Phu 夫

Thương em, anh muốn nên duyên
E sợ em có chữ thiên trồi đầu

Chữ Phu (夫) nhìn gần giống chữ Thiên (天), nhưng nét phẩy nhô cao lên trên, nên câu thơ có ý nghĩa là thương em anh muốn nên duyên nhưng e sợ em có chữ Thiên trồi đầu nghĩa là sợ em đã là gái đã có chồng rồi.

Chiết tự chữ Phu
Chiết tự chữ Phu

Ví dụ 5: Chữ Dũng 勇

Khen cho thằng nhỏ có tài,
Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm.

Chữ Dũng (勇) nghĩa là dũng cảm, gan dạ, phía trên chữ 甬 nhìn giống như hình chiếc mũ, phía dưới là bộ Lực (力) để chỉ sức mạnh, sức lực. Nhìn cả chữ giống hình ảnh một cậu bé đội chiếc mũ, dáng đứng tràn đầy dũng khí, sức mạnh.

Học chiết tự qua bộ thủ

Tổng quan về học chiết tự chữ Hán qua bộ thủ

Trong chữ Hán có 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ lại mang một ý nghĩa riêng biệt. Việc học các bộ thủ có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp người học viết được chữ, tra từ điển cũng như làm các công việc liên quan đến dịch thuật,…

Trong 214 bộ này chủ yếu là chữ tượng hình, hầu như dùng làm bộ phận biểu nghĩa, một phần nhỏ được dùng để biểu âm. Dựa vào bộ thủ này để phán đoán nghĩa và âm đọc cho từng chữ Hán.

Ví dụ biểu nghĩa:

  • Những chữ có bộ Mộc (木) thường liên quan đến cây cối, gỗ như: 树 cây,林 rừng,桥 cây cầu…
  • Những chữ có bộ Thuỷ (水) thì thường liên quan đến nước, sông, hồ như: 江 sông,河 sông,海 biển…

Ví dụ biểu âm:

  • Những chữ có bộ 青 như 清, 请, 情, 晴 đều mang cùng thanh mẫu vận mẫu “qing”, chỉ khác nhau thanh điệu.
  • Những chữ có bộ 生 như 牲, 笙, 栍, 泩, 苼, 狌 đều được đọc là “shēng”.

Bạn không nhất thiệt phải học thuộc 214 bộ thủ, mà chỉ cần ghi nhớ các bộ thủ cơ bản thường gặp. Đối với những bạn mới bắt đầu học chữ Hán, sai lầm thường hay mắc phải đó là học thuộc hết tất cả 214 bộ thủ đó, mặc dù học hết là điều hết sức tuyệt vời nhưng mà dễ quên.

Để việc học trở nên hiệu quả hơn thì bạn nên học qua việc phân tích chữ Hán. Khi gặp một chữ Hán mới, đừng chăm chú luyện viết một cách vô thức, bạn cần tra cứu xem có những nét gì, bộ thủ gì, bộ thủ đó mang ý như thế nào, có liên quan gì đến nghĩa và âm đọc của chữ Hán đó hay không.

Chiết tự chữ Hán bộ Mộc
Chiết tự chữ Hán bộ Mộc

Một số ví dụ học chiết tự chữ Hán qua bộ thủ

Ví dụ 1: 大学 /dàxué/ – Đại học

  • 大: Chữ 大 hãy tưởng tượng giống 1 người, dang tay, dang chân, rất là to lớn, có nghĩa là đại – to lớn.
  • 学: Bao gồm bộ: 3 chấm thủy + bộ Mịch (冖dải lụa) + bộ Tử (子trẻ con)

Suy ra, thằng trẻ con trùm khăn lụa vã cả mồ hôi ra để đi học

Ví dụ 2: 房间 /fángjiān/ – Phòng

  • 房: Bộ Hộ (户 hộ gia đình) + phương (方 phương hướng). Có nghĩa là căn phòng của các hộ gia đình ở tứ phương.
  • 间 Gian: Phòng có cửa (门) và ánh sáng (日) chiếu vào.
房间 /fángjiān/ – Phòng
房间 /fángjiān/ – Phòng

Ví dụ 3: 楼 /lóu/ – Tầng, nhà lầu

  • Chữ 楼 gồm có bộ Mộc (木 gỗ) + bộ Mễ (米 gạo) + bộ Nữ (女 phụ nữ).
  • Khi ba bộ này ghép lại với nhau sẽ được nghĩa tòa nhà làm bằng gỗ (木) phải có gạo (米) để ăn và người phụ nữ (女) chăm lo cho gia đình.

Ví dụ 4: 家 /jiā/ – Nhà

  • Chữ 家 gồm có bộ Miên (宀 mái nhà) + bộ Thỉ (豕 con lợn)
  • Khi hai bộ này kết hợp lại với nhau sẽ mang nghĩa phía trên người sống, dưới lợn ở tạo ra nhà.

Link download chiết tự chữ Hán PDF 700 từ cơ bản

https://drive.google.com/drive/folders/10OSsb6eepQ-qAAVWhAxlBKS0xBntcXhX

⭐️⭐️⭐️ Chú ý: File có mã giải nén, mình có tạo ra mã giải nén và cách lấy mã giải nén siêu nhanh chỉ với 3 phút, các bạn vui lòng làm theo các bước bên dưới, xem như góp chút công sức cho người tạo ra bài viết và file download. Quá trình lấy mã giải nén hoàn toàn an toàn và không ảnh hưởng gì tới bảo mật hay virus nên các bạn hoàn toàn yên tâm. Nếu file download có vấn đề gì các bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Fanpage: https://www.facebook.com/jes.edu.vn. Cám ơn các bạn rất nhiều!

Hướng dẫn cách lấy mã giải nén file:

  • Bước 1: Truy cập vào công cụ tìm kiếm? google.com.vn
  • Bước 2: Tìm kiếm cụm từ: cung ứng lao động tphcm kienvang247
  • Bước 3: Vào trang Web như hình bên dưới:

  • Bước 4: Lướt chậm từ trên xuống dưới rồi ấn vào nút “Xem thêm” ở cuối trang. Mã giải nén sẽ hiện sau 60 – 120 giây.
  • Chú ý: Xem chi tiết video hướng dẫn cách lấy mã giải nên bên dưới nếu bạn vẫn chưa hiểu.

Trên đây là bài viết “Chiết tự chữ Hán PDF 700 từ cơ bản” của tieng-nhat.com. Thông qua nội dung này, hy vọng bạn học sẽ luyện tập thật tốt và nắm vững 214 bộ thủ trong chữ Hán. Mặc dù trong tiếng Hán có rất nhiều nét chữ khó thuộc, nhưng nếu bạn biết cách học và hiểu chúng thì rất là thú vị đấy. Chúc bạn tải file chiết tự chữ Hán PDF thành công!

>> Có thể bạn quan tâm:

Câu Hỏi Thường Gặp:

Chiết tự chữ Hán có cách viết như thế nào?

Hiện có rất nhiều cách chiết tự, tùy thuộc vào cấu tạo của chữ, xem chữ được hình thành bằng cách nào: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Chuyển chú, Giả tá. Tuy nhiên hai dạng Chuyển chú và Giả tá rất ít gặp trong thực tế.

Tải file download có chứa nội dung quảng cáo không?

File download Google Drive nên không chứa bất kì nội dung quảng cáo nào.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here